Tài gia đình trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 39 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. tài gia đình trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm

năm 1945 đến 1975

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc chiến tranh vệ quốc, bị chi phối bởi những quy luật bất thường. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là âm hưởng chủ đạo của giai đoạn văn học này. Mục tiêu thống nhất đất nước, lợi ích của cộng đồng, dân tộc được đặt lên trên hết; các quan hệ gia đình, những tâm tư tình cảm của mỗi cá nhân dồn nén lại, được đặt xuống hàng thứ yếu. Nếu viết về tình cảm gia đình, các tác giả cũng hướng ngòi bút của mình tới việc ca ngợi những chiến công của các thành viên trong gia đình với đất nước, ca ngợi những vẻ đẹp tâm hồn, sự thống nhất riêng - chung, lý tưởng và tình cảm…

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Đất nước bước vào giai đoạn lịch sử mới với những nhiệm vụ chiến lược chung nhưng mỗi miền cũng có những nhiệm vụ riêng, khác biệt. Trong tình hình ấy, đề tài gia đình cũng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn xuôi. Nội dung văn hóa gia đình có những yêu cầu và biểu hiện mới phù hợp với nhiệm vụ chính trị của cách mạng, ở từng chặng đường. Nó có những định hướng tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ mang sắc màu khác biệt. Có thể lấy truyện ngắn Mùa lạc làm một ví dụ tiêu biểu cho đề tài văn hóa gia đình trong chặng đường văn học này. Ở một nơi, đất đai vừa hoang hóa, còn in những những dấu vết cày xới, lở loét và nóng bỏng của bom đạn, đã mọc lên những nông trường trồng lạc, nhà cửa san sát. Những cặp đôi như Huân - Duệ, Dịu - Đào…tiến lên nông trường Điện Biên lúc đầu mỗi người một lý do, cảnh ngộ và mơ ước. Hạnh phúc gia đình đối với Đào lúc bấy giờ chỉ là những kỷ niệm buồn, đau xót. Số phận về thời loạn đã giật phăng và cướp trắng của Đào niềm hạnh phúc gia đình, khiến cô trở thành một người chua chát vừa tủi phận vừa hận đời. Sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Khải là đã hé mở cho bạn đọc thấy đằng sau cách sống có vẻ táo tợn bất cần đời của một người như Đào vẫn ẩn dấu niềm mơ ước thầm kín về một tổ ấm gia đình:

Có ngày ốm đau, nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng, nhìn ngọn đèn

dầu lại sực nhớ trước đây mình cũng có một gia đình” [36, 254]. Cuộc sống ở

nông trường Điện Biên như một môi trường có sức cảm hóa kỳ diệu đã khiến tâm hồn Đào mềm dịu, tươi mới trở lại. Những quan niệm và những giá trị mới đầy tính nhân văn không chỉ làm hồi sinh mà còn xác lập những con người. Đào và Dịu là hai mảng đời đã trải qua những xót đau, mất mát đổ vỡ trong cuộc sống gia đình. Khát vọng lứa đôi là một trong những nhân tố giúp Đào tìm lại được chính mình, phát huy được sức khỏe trời cho, sự thông minh sắc sảo, lòng say mê lao động và nhất là lòng vị tha trong quan hệ và trong hạnh phúc gia đình. Văn hóa gia đình trong thời đại mới cần phải vươn tới những giá trị nhân văn như thế. Vẻ đẹp của văn hóa gia đình trong chế độ xã hội mới được tiếp thu, phát huy và hồi sinh trong cuộc hồi sinh vĩ đại của cả dân tộc.

Đến những năm của thập kỷ 70, với các tác phẩm như Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa của Nguyễn Khải, đời sống nông thôn ở miền Bắc nước ta dường như lại đặt ra một câu hỏi lớn khác. Đó là dừng lại hay tiếp tục tiến lên Xã hội chủ nghĩa? Công cuộc xây dựng hợp tác xã và cuộc sống mới, con người mới không thể phủ nhận là đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng đây cũng là giai đoạn gia đình với những đòi hỏi tư hữu khiến cho không ít cán bộ tìm mọi cách trục lợi, tư lợi, tham ô của chung thành của riêng. Đây đó đã có những biểu hiện “vinh

thân phì gia”. Nhân vật Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải là một

điển hình. Những tư lợi đã làm cho ông Phó chủ nhiệm Hợp tác xã nhìn vào đâu cũng thấy chút lợi lộc. Văn hóa gia đình ở đây là phải giữ sao cho công tư rành mạch, rõ ràng. Muốn đi xa hơn nữa trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, phải có “tầm nhìn xa”, đừng để những vấn đề kinh tế gia đình chi phối con người đến mức vi phạm đạo đức và pháp luật.

Trong chiến tranh cách mạng chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đề tài gia đình cũng vẫn được tập trung khám phá và khắc họa ở những khía cạnh và giá trị cao đẹp. Dù viết ở miền Nam hay miền Bắc, nhất là khi cả hai miền cùng

chung chiến hào đánh Mỹ thì nhiều tác phẩm văn xuôi đã tập trung diễn tả nỗi thương đau, mất mát trong mỗi gia đình để khơi gợi lòng căm thù và khát khao đền nợ nước, trả thù nhà, khát vọng lên đường đánh giặc lập công. Thận phận con người hòa chung và đồng hành với vận mệnh đất nước khiến họ nhiều khi phải thầm lặng hi sinh cái Tôi riêng để vì cái Ta chung.

Người vợ của chính ủy Trung đoàn Kinh trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu cũng như biết bao người vợ Việt Nam khác lúc bấy giờ, phải chịu nhiều hi sinh, thiệt thòi. Những ngày vợ chồng ăn ở với nhau đếm chưa đến trên đầu ngón tay. Ông chưa một lần chứng kiến, chăm sóc người vợ khi sinh đẻ, chưa một lần được tự tay nuôi dưỡng hai cậu con trai (trong đó có Lữ, giờ là đồng đội cùng ông “đã thành đồng chí chung câu quân hành”, gặp nhau trên đất Trường Sơn mà ông không biết mặt). Mọi gánh vác gian lao đều dồn vào vai người vợ. Người phụ nữ nhẫn nhịn, cam chịu hy sinh cho chồng, con và cũng là hy sinh cho đất nước, gạt tình riêng cho nghĩa chung. Cái chất nhân văn của lòng vị tha cao cả đó trong văn hóa gia đình giai đoạn này quả là đã bừng sáng trong những thử thách nghiệt ngã và thương đau. Vậy là đức hy sinh, phẩm hạnh của một người con, người vợ, người mẹ, người chị trong các mối quan hệ gia đình không được phép đặt lên trên quyền lợi của cách mạng, lợi ích của nhân dân và tư cách người chiến sĩ ngoan cường trước đòn roi và họng súng của quân thù.

Cũng với tinh thần ấy, Nguyễn Thi đi sâu khai thác nhiều giá trị văn hóa gia đình qua truyện Những đứa con trong gia đình. Đây là câu chuyện gia đình của một anh giải phóng quân tên Việt. Câu chuyện về một gia đình nông dân Nam Bộ trong hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ như một hiện tượng lịch sử: sự chuyển giao thế hệ của một gia đình, rộng hơn là của một dân tộc trong cuộc vệ quốc vĩ đại. Tình huống truyện được triển khai thành phả hệ của một gia đình trong đó có nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cuốn sổ gia đình mà chú Năm đã ghi chép và lưu giữ. Qua dòng hồi

ức của Việt, hình ảnh các thành viên trong gia đình như ông bà, ba má, chú Năm, chị Chiến, chị Hai, Út em lần lượt hiện về với sự gắn bó sâu sắc của gia đình, quê hương. Đạo đức và nghĩa tình gia đình của con cháu đối với tiên tổ, cha mẹ, chú bác và chị em ruột thịt thật gắn bó và đẹp đẽ. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã khắc họa thành công một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước cho đến lớp người đi sau. Qua câu chuyện gia đình của Việt, nhà văn muốn khẳng định: chính tình yêu gia đình, quê hương đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp Việt vượt qua cái chết để bám trụ cùng đồng đội. Đó cũng là nguồn gốc sức mạnh đã đem lại chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ.

Rõ ràng, trong bối cảnh đất nước hai miền Bắc - Nam chia cách, con người cá nhân đôi khi phải hy sinh hạnh phúc, ước muốn cá nhân, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Mọi riêng tư được đặt và hòa trong cộng đồng rộng lớn. Tình yêu, hôn nhân gia đình lúc này luôn gắn liền với lợi ích của cách mạng, gắn với tình đồng bào, đồng chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)