7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. tài gia đình trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng
mạng tháng Tám năm 1945
Đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam được tiếp xúc ngày một rộng rãi, sâu sắc
với tư tưởng văn hóa, văn học phương Tây hiện đại (chủ yếu của Pháp) để bước vào thời kỳ hiện đại hóa. Một trong những biểu hiện của sự hiện đại hóa văn học chính là việc mở rộng đề tài, trong đó, gia đình là một đề tài lớn mà người cầm bút hướng tới, khám phá. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà Thơ mới và các nhà văn Tự lực văn đoàn đã khai thác thành công nguồn cảm hứng này. Ngòi bút của họ quan tâm đến vấn đề con người với nhu cầu về tự do và phát huy bản ngã. Ta bắt gặp ở đó tiếng nói đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, đòi tự do hôn nhân, phê phán xã hội đã ngăn trở tình yêu, hạnh phúc của con người.
Tinh thần ấy, ta có thể thấy rõ trong các tác phẩm văn xuôi của nhóm Tự
lực văn đoàn. Với tiểu thuyết Lạnh lùng, nhà văn Nhất Linh tập trung phản ánh
những khổ đau của người phụ nữ sống không có tình yêu, nhưng phải kéo dài cuộc hôn nhân bất hạnh do thành kiến xã hội. Tác phẩm là niềm cảm thương cho thân phân phận Nhung - một phụ nữ trẻ đẹp rơi vào cảnh goá bụa mà lòng vẫn cháy bỏng ngọn lửa khát khao yêu đương. Lễ giáo phong kiến, danh dự của bản thân và tiếng thơm của gia đình…đã trở thành rào cản ngăn trở cô không được đi bước nữa. Song niềm khát khao được yêu thương, sẻ chia đã khiến cô gặp và yêu một anh thầy giáo (tên Nghĩa). Hai người đã định trốn đi xây tổ uyên ương vì sợ gia đình không cho phép lấy nhau: “Mình muốn tốt mà thành ra xấu. Chỉ vì
muốn giữ cái tiếng tốt hão ấy mà mình đâm ra xảo quyệt gian trá” [48, 230].Từ
về phía người phụ nữ, chủ trương giải phóng họ ra khỏi quan niệm phong kiến hẹp hòi, bảo thủ, phản động.
Trong xã hội phong kiến, việc “môn đăng hộ đối” trong hôn nhân cũng đã đẩy biết bao con người vào bi kịch gia đình. Điều đó đã được phản ánh chân thực trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng. Chỉ vì hai gia đình không “môn
đăng hộ đối” mà nhân vật bà Án đã kiên quyết ngăn cản Lộc cưới Mai. Bà cấm
đoán quyết liệt chuyện tình cảm của đứa con trai, tìm cách lợi dụng tính đa nghi của con trai để đuổi Mai đi trong khi nàng đã mang trong mình giọt máu của gia tộc bà. Có thể thấy, tác phẩm đã phản ánh cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ về vấn đề tự do kết hôn. Thông qua câu chuyện tình yêu giữa Mai - Lộc, Khái Hưng đưa ra quan điểm mới về hôn nhân tự do, đồng tình với những khát khao hạnh phúc của con người.
Tinh thần “phản phong” ấy được thể hiện rõ hơn qua nhân vật Loan trong
Đoạn tuyệt. Loan là cô gái có học thức, nhưng theo sự sắp đặt của cha mẹ, Loan buộc nhắm mắt đưa chân về làm vợ một người mình không yêu: “Việc nhân
duyên của nàng chỉ là việc mua bán” [46, 59]. Gia đình Thân lấy cô về để có
người hầu hạ, phục vụ chứ không cần một nàng dâu: “Chính Thân cũng có ngỏ ý
rằng chàng cưới Loan về để hầu mẹ” [46, 54]. Vì vậy, ở nhà chồng, Loan được
dạy bảo như một con ở. Nàng vẫn tự hỏi “Cái gì bắt ta phải đau đớn, khổ nhục
mãi mãi?” [46, 98]. Khi mẹ chồng đánh đập chửi bới quá nhiều, cô đã thẳng
thắn nói: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi (…). Bà cũng
là người, tôi cũng là người, không ai hơn ai kém ai” [46, 104]. Cuối tác phẩm
nhà văn đã mượn lời nhân vật trạng sư để nói lên tư tưởng của mình: “Giữ lấy
gia đình! Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với giữ lại nô lệ” [46, 110]. Về
phương diện này, Đoạn tuyệt là áng văn tiêu biểu và có ý nghĩa xã hội sâu sắc nhất trong việc công khai phủ nhận khá triệt để những cổ hủ của luân lý Nho giáo trong tình yêu và hôn nhân con người. Vì thế tác phẩm đã đạt được những giá trị đẹp đẽ của nhân văn và nhân đạo.
Trong văn học Việt Nam 1930 -1945, nhiều cây bút của trào lưu văn học hiện thực phê phán cũng rất quan tâm tới vấn đề hôn nhân - gia đình. Các tác giả như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…bắt đầu quan tâm sâu sắc đến đời sống cá nhân của con người - điều mà trước đây ít được văn học chú ý. Các tác phẩm của họ đã đề cập đến vấn đề gia đình của những người nông dân và trí thức trong sự quay quắt, phũ phàng của hoàn cảnh thực tại đã gây nên bất hòa, sóng gió trong gia đình.
Trong số các nhà văn hiện thực phê phán, có lẽ Nam Cao là cây bút viết nhiều về vấn đề của con người hơn cả. Trước cách mạng tháng Tám, ông tập trung vào hai mảng đề tài chính là người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài người nông dân, Nam Cao cũng cho chúng ta thấy trong hầu hết gia đình ở nông thôn, nỗi lo cơm áo gạo tiền dẫn đến tình trạng con người vật lộn, giành giật từng bữa ăn, con cái nheo nhóc, vợ chồng lục đục cãi cọ nhau, thậm chí tư cách người bị bóp méo. Ở đề tài người trí thức, Nam Cao có nhiều tác phẩm viết về cuộc sống gia đính như: Trăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Sống mòn…Nhà văn đã phản ánh một thực tế: ngay với các trí thức, gánh nặng vật chất “áo cơm ghì sát đất” là nguyên nhân nảy sinh những bất hòa, đau khổ, tổ ấm đảo điên. Những rạn nứt trong gia đình cứ thế hình thành và lớn dần từ những điều tủn mủn, nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày. Đến với truyện ngắn
Đời thừa, người đọc sẽ không khỏi xót xa trước tấn bi kịch tinh thần của Hộ - một nhà văn nghèo, có ý thức sâu sắc về sự sống, từng ôm ấp một hoài bão, một giấc mộng văn chương lớn lao, đẹp đẽ. Với Hộ “đói rét không có nghĩa lí gì”,
hắn “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” [6, 152]. Từ khi ghép đời Từ vào
cuộc đời của mình, với một bầy con thơ nhiều sài, nhiều đẹn, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc, Hộ đã rơi vào tấn bi kịch ghê gớm. Hắn phải gánh trên đôi vai của mình gánh nặng vợ con, bao thì giờ bị ngốn vào những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí. Trước những lo lắng liên miên về vật chất, hắn mới thấm hiểu “giá trị của đồng tiền”, thấm hiểu nỗi đau khổ của một người chồng khi thấy vợ mình đói rách.
Bên cạnh các tác phẩm của Nam Cao, ta phải kể đến sáng tác viết về vấn đề thân phận con người, về đề tài gia đình của Nguyên Hồng...Có thể nhận thấy văn của Nguyên Hồng thường mang một nỗi xót thương lớn lao. Với trái tim đồng cảm và yêu thương cao cả, nhà văn đã viết nên những trang sách thấm đẫm nước mắt về số phận của những con người nghèo khổ sống dưới đáy cùng của xã hội. Nhưng họ cũng là những người dám sống vì hạnh phúc của mình, dám vượt qua rào cản của gia đình mà đi bước nữa. Mợ Du của Nguyên Hồng cũng là câu chuyện phản ánh số phận bi đát của một người mẹ và tình mẫu tử sâu thẳm, thiêng liêng. Người phụ nữ ấy đã “phạm tội” tày trời không thể tha thứ: “Mợ Du bỏ chồng! Mợ Du phải bỏ chồng vì bị mẹ chồng và em chồng bắt được quả tang
tình tự với anh thợ may trai trẻ, có duyên, làm cho nhà mợ!” [18, 234]. Nhưng
tình cảm với con trai - bé Dũng đã thôi thúc mợ trở về. Những lần gặp đứa con trai bé bỏng là những lần mợ phải lén lút như có tội. Những cuộc gặp gỡ ấy đầy nước mắt đau thương và ê chề như xoáy sâu vào tâm can người đọc. Từ cuộc đời đau khổ bất hạnh của người mẹ ấy, Nguyên Hồng cho thấy một quan niệm mới của ông về gia đình: gia đình không có nghĩa là khuôn khổ bó buộc cá nhân, gia đình là nơi để con người tìm được tình yêu, hạnh phúc và sự bình an. Tác phẩm không chỉ có giá trị hiện thực mà còn góp phần thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo trong ngòi bút của Nguyên Hồng.
Có thể thấy, gia đình là một đề tài có sức hấp dẫn đối với các cây bút văn học hiện đại giai đoạn 1930 - 1945, cả trong văn học lãng mạn lẫn hiện thực. Viết về đề tài này, các tác giả không chỉ ca ngợi, khẳng định khát vọng tình yêu tự do, trong sáng, thủy chung của con người, mà còn lên án sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình bởi sự chi phối của hoàn cảnh sống. Đồng thời, thông qua đó, người nghệ sỹ cũng lên tiếng tố cáo chế độ xã hội với những quan niệm, tư tưởng cổ hủ, bất công đã đè nén mọi ước mơ, khát vọng của con người. Đó là tư tưởng Nho giáo chi phối tự do cá nhân, tình yêu và các mối quan hệ gia đình trong suốt một thời gian dài của lịch sử.