Ứng xử trong quan hệ bố mẹ con cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 61 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Ứng xử trong quan hệ bố mẹ con cái

Để đánh giá về một gia đình văn hóa, trước hết chúng ta thường nhìn vào mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái. Trong mối quan hệ này, nhà văn đã cho chúng ta thấy, cha mẹ không chỉ sinh thành, dưỡng dục con cái mà còn là những người sống mẫu mực, trách nhiệm và như tấm gương để các con soi vào. Còn con cái được yêu thương, quan tâm, rèn cặp để biết tiếp nối những thế hệ đi trước trong cách ăn ở, ứng xử nhân văn nhân từ. “Mỗi gia đình có một nền nếp

riêng, một kiểu cách quan hệ riêng” [32, 260] nhưng “trên dưới tôn kính”, “cha

con chí hiếu” là mục tiêu mà tất cả các gia đình Việt Nam thường hướng tới.

Trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, nhà văn dành nhiều sự ưu ái khi viết về gia đình ông Bằng. Đó là “một gia đình có cái bề dày lịch sử trong một

xã hội tốt đẹp” [32, 86]. Trong gia đình ấy, kể sao hết được tình cha mẹ mà ông

bà đã dành cho các con. Để lo ăn lo học cho đàn con thơ, vợ chồng ông đã từng mở quán cà phê, giải khát, có lúc phải xay lúa giã gạo thuê. Dù cuộc sống có lúc lâm vào cảnh thiếu thốn khó khăn, nhưng vợ chồng ông Bằng luôn nỗ lực trong việc vun đắp một gia đình nền nếp. Lối ứng xử giữa các thành viên trong gia đình rất chuẩn mực. Ông bà dạy các con từ những chuyện rất nhỏ như chuyện ăn, chuyện ngủ: “Cầm bát phải thanh tao. Gắp thức ăn mà đút tỏm vào mồm là thô lỗ. Hết cơm, ôm cái bát không chờ mẹ và xong, ngước lên, nhỏ nhẻ với vẻ

van nài: “Con xin mẹ bát cơm ạ”. Và khi đưa cả hai bàn tay kính cẩn nhận bát

cơm thì không được quên: “Con cám ơn mẹ ạ”” [32, 261]. Và “Cơm trưa xong,

nhất thiết phải đi ngủ trưa” [32, 136]. Rõ ràng, đó không phải chỉ là chuyện ăn,

chuyện ngủ thông thường, nó còn là biểu hiện của lối sống văn hóa, văn minh trong việc ứng xử. Sau này, chính Cừ trên bước đường tha hương, bế tắc nơi xứ người mới nhận ra: “Con đã được sống trong cái nền nếp đó với tất cả những sung sướng và phiền hà do nó gây ra, cũng như con được hưởng tình thương

yêu và sự hà khắc - yêu cho roi cho vọt - của ba mẹ” [32, 261]. Anh cảm nhận:

Tất cả đều thành quy phạm. Nhất là trong các mối quan hệ. Trên bảo sao, dưới

những cái quy định gia đình ấy là nền nếp văn hóa…Con đã thấy ba cố gắng duy trì cái nề nếp có trăm ngàn điều nhỏ nhặt ấy mà cốt lõi là xây dựng một gia đình hòa thuận, trên kính dưới nhường, trọng nghĩa khinh tài, hướng về sự phát

triển đạo đức tinh thần là chủ yếu” [32, 260].

Quan tâm, thương yêu các con, ông Bằng luôn dõi theo các con để tự hào trước sự trưởng thành và đớn đau trước sự mất mát, sa ngã của con cái. Anh cả Tường hi sinh năm nào, Đông cưới vợ, lên chức, đẻ thằng Dư năm nào…, ông Bằng đều khắc ghi trong cuốn bút ký gia đình. Với ông Bằng, “Các con, đó là

hình hài, máu huyết ông, là chính cuộc sống phân thân của ông” [32, 351]. Vì

vậy người cha ấy hiểu và nắm rõ tính cách cũng như nỗi niềm của từng đứa để có cách ứng xử hợp lý. Cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình, trước khi trái tim ngừng đập, ông vẫn có cảm giác rõ rệt về các con, về niềm hạnh phúc gia đình: “Vắng mặt Tường nhưng ông vẫn nhớ như in Tường, đứa con cả, điềm đạm, nghiêm túc, chỉn chu nhất. Ông nhìn Đông, nhớ rõ Đông ngay từ nhỏ đã là đứa hảo tâm, lành hiền, thiên tư không rõ. Luận có lẽ là đứa con thông minh nhất, tư duy khúc chiết, tâm hồn sáng sủa, trong khi Cần lại có thiên hướng thực hành. Khi đuôi mắt ông khép lại, ép ra hai giọt nước mắt, ông nhớ tới thằng Cừ. Thằng Cừ, cái gai đâm lòng ông. Con dại cái mang. Mang suốt đời” [32, 352]. Nghe tiếng các con gọi, ông nhìn họ và bỗng nhiên thấy “thương các con và tin yêu các con quá. Các con, mỗi con một vẻ nhưng vẫn chung cội

nguồn với ông” [32, 358]. Và lời cuối ông dặn dò, trăng trối lại với các con của

mình là phải gìn giữ những phép tắc ứng xử trong gia đình, phải “yêu thương

nhau và mọi người. Thằng Cừ, lá rụng về cội, thương xót vong linh nó” [32,

360]. Trong chúc thư ông để lại cùng những dặn dò chan chứa yêu thương: “Ba mong các con yêu thương nhau, lấy cái chính ngăn cái tà, theo gương ông cha

gìn giữ và bồi bổ tinh hoa, truyền thống dân tộc, phục vụ nhân dân và Tổ quốc

[32, 360].

Được sinh ra, lớn lên và được dưỡng dục trong môi trường gia đình như vậy, các con cháu của ông Bằng đều cảm nhận được tình yêu thương và ý nghĩa

của mái ấm gia đình. Họ biết sống có trước có sau, có trên có dưới. Không chỉ các con trai mà con dâu của ông đều dành cho cha tình yêu, sự kính trọng. Trước khi chia tay để trở về gia đình mình, chị Hoài đã căn dặn Phượng: “Ông hồi này yếu quá. Hằng ngày lên dọn dẹp buồng ông, em phải chú ý làm việc này nhé, chị thấy ông buồn buồn vì vắng vẻ quá. Bà mất quả là ông thiếu mất một người đỡ

nâng, bầu bạn” [32, 160]. Cảm nhận được tình nghĩa mà ông Bằng dành cho

người bạn già của mình (bà lang Chí), họ còn có ý muốn vun vén để “ông bà

sống gần gụi bên nhau cho có bạn bè lúc già cả” [32, 160], bởi “con chăm cha

không bằng bà chăm ông’’. Đây không chỉ là một quan niệm sống tiến bộ, nhân

văn mà nó còn thể hiện nét đẹp trong ứng xử của con cháu đối với ông bà, là sự chứng minh tình cảm yêu thương của con cái đối với cha mẹ. Rõ ràng, trong gia đình nền nếp ấy, các thành viên đều biết sống vì nhau, đem lại hạnh phúc cho nhau. Đó quả là điều đáng quý biết bao!

Quan hệ mẹ chồng và nàng dâu - mối quan hệ vốn được coi là vấn đề nhạy cảm, phức tạp trong gia đình truyền thống giờ đây cũng được nhìn nhận khác. Ma Văn Kháng đã có cái nhìn cởi mở và nhân văn hơn trong mối quan hệ này. Trong Côi cút giữa cảnh đời, ta cảm nhận được sự ứng xử tinh tế của bà nội bé Duy với người con dâu (mẹ Duy). Bà là người “hiểu biết, nhưng hiền hậu, ăn ở với mọi người hết sức toàn vẹn, chu tất, không có cảnh xích mích, lủng củng mẹ chồng con dâu. Không có chuyện khác máu tanh lòng. Chỉ có sự hòa thuận,

trong ấm ngoài êm, trên kính dưới nhường” [29, 8]. Bà thương con, thương

cháu, đặc biệt thương cảm cho nỗi khổ, sự thiếu thốn tình cảm của con dâu khi chồng đi bộ đội biền biệt chẳng có tin tức gì. Thương con nên bà dành mọi việc để làm, từ chuyện cơm nước đến việc chăm sóc cháu. Trước việc con dâu có quan hệ với một người đàn ông khác, bà vô cùng đau đớn nhưng vẫn ôn tồn, khuyên nhủ con: “Con là gái có chồng, có gia đình con cái rồi, con phải giữ gìn sao cho khỏi điều ong tiếng ve. Nhất là khi chồng con xa cách. Nào mẹ đâu có phải con người cổ hủ bắt ne bắt nẹt con phải cấm cung, ru rú xó nhà. Nhưng

nghèo đã phải chịu nhiều đắng cay nhưng luôn răn dạy con cháu sống phải biết giữ gìn phẩm tiết, phải giữ được nếp nhà. Ta có thể thấy được ở đó tấm lòng của người mẹ chồng đức độ, giàu tình thương, thấu hiểu những lẽ đời. Tình cảm ấy đã xóa đi sự mặc cảm nghi ngờ về mối quan hệ mà người đời vẫn gọi là “khác

máu tanh lòng”.

Còn người con dâu, dẫu có trượt dài trên con đường sa ngã, chị vẫn dành cho bà Lãng một tình cảm đặc biệt. Trước khi bỏ nhà đi, người phụ nữ ấy đã cố ý để lại đôi khuyên vàng cho hai bà cháu phòng thân cùng dòng chữ não lòng:

Bà tha tội cho con. Con tha tội cho mẹ” [29, 21]. Đọc tác phẩm, chúng ta

không khỏi trách người đàn bà vì nhân tình nhân ngãi, vì ham mê cuộc sống đủ đầy mà không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người con dâu, một người mẹ trong gia đình. Nhưng qua lời kể của tác giả, ta cũng cảm nhận niềm ai oán xót thương cho những thân phận đáng thương giữa cuộc đời. Và nhà văn vẫn phát hiện và khẳng định: trong tâm khảm người con dâu, tình cảm yêu thương đối với mẹ chồng, tình mẫu tử với đứa con trai vẫn tồn tại. Chính vì vậy, có lẽ việc bỏ lại mẹ chồng cùng đứa con thơ để chạy theo tiếng gọi của ái tình sẽ là nỗi ân hận giày vò người phụ nữ ấy suốt những tháng năm cuộc đời còn lại. Nhìn thấu và diễn tả được nỗi đau của con người, đó là chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)