Nhân vật với đời sống nội tâm phong phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 94 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nhân vật với đời sống nội tâm phong phú

Nội tâm được hiểu chính là đời sống tinh thần, là con người bên trong với tiếng nói tư tưởng, tình cảm của mỗi cá nhân. Con người bề ngoài có thể nhận diện bằng chân dung, ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ ngôn ngữ nhưng con người bên trong là con người bí ấn, không dễ thấu hiểu, kiếm tìm. Văn học luôn có khát khao tìm hiểu và khám phá con người bên trong ấy. Diễn tả thành công nội tâm nhân vật với những “khúc quanh tâm trạng” khiến cho người đọc cảm nhận nhân vật rất chân thực, rất đời, rất sống chính là thiên tài Nguyễn Du, người có

con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, mỗi trang viết đều

thấm đẫm huyết lệ. Bước vào thời kì hiện đại, chiều sâu nội tâm nhân vật càng được các cây bút chú trọng. Nam Cao là nhà văn được coi là bậc thầy của “văn

xuôi tâm lý” đã diễn tả nội tâm nhân vật một cách hết sức chân thực tinh tế và

xúc động để độc giả có cảm giác mỗi dòng văn soi tỏ cả ngõ ngách chính tâm hồn mình. Và các nhà văn sáng tác sau 1975 đã ý thức sâu sắc để kế thừa và phát huy xuất sắc nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, coi đó là điểm nhấn để tạo nên những trang viết để đời của mình, để tạo cho nhân vật có sức sống nội tại khiến cho người đọc có những ám ảnh day dứt khôn nguôi…

Một thành công trong các sáng tác viết về đề tài gia đình của Ma Văn Kháng chính là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, thể hiện rõ tâm tư tình cảm của con người Việt Nam. Nhà văn đi sâu vào “con người bên trong con người” của mỗi nhân vật để làm nổi bật bản chất tính cách của họ. Phẩm chất, nhân cách mỗi người đều được bộc lộ qua những nỗi niềm, suy tư, trăn trở. Nghệ thuật độc thoại nội tâm ở đây đã được ông sử dụng tối đa nhằm chuyển tải những thông điệp của mình về con người và xã hội.

Tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Ma Văn Kháng được thể hiện rõ hơn cả qua nhân vật Lý trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn. Tác giả phát hiện ra những mâu thuẫn khác nhau trong đời sống nội tâm phong phú của chị. Bên trong cái vẻ năng động, cười nói chao chát thường ngày là những nỗi niềm tâm

sự thầm kín không thể san sẻ cùng ai. Nhà văn đã cảm nhận và lắng nghe cũng như thấu hiểu được những cung bậc cảm xúc trong Lý. Ở tuổi 40 đang hồi xuân, lòng chị cháy lên niềm khát khao yêu đương của đời sống vợ chồng. Vậy mà Đông vô tâm với sắc đẹp, với sức sống trong chị, quay lưng ngủ ngon lành trong khi vợ còn đang thao thức, trằn trọc. Chị đã sống trong những nỗi hờn giận, buồn chán, âm thầm chịu đựng sự dày vò dằn vặt khi phải lựa chọn giữa hiện thực tẻ nhạt với chồng hay sự mới mẻ, say mê, rạo rực bên người đàn ông khác. Đôi lúc chị tự thấy xấu hổ, tự ghìm nén cảm xúc, giấu mình đi trong chiếc áo nhuộm pin đèn và chiếc quần lụa đen cũ kĩ. Lý chìm trong những đêm mất ngủ, tự mình ngắm nhìn mình trong gương để rồi tự mình xót xa, nuối tiếc cho bản thân mình. Ma Văn Kháng đi sâu vào tâm lý nhân vật để miêu tả sự chuyển biến tinh vi nhất trong suy nghĩ, tình cảm của chị: “Đã có những lúc chợt nổi cơn tức hứng bất thường. Đã có những ngày quăng mình hoàn toàn, bất cẩn vào các đám hội hè, vui chơi thoả thích. Đã có những chiều lang thang vô định như một kẻ mắc bệnh trầm cảm. Đã có những buổi vẩn vơ một mình trên ghế đá. Đã có những đêm ngột ngạt, trơ trọi trong buồng vắng, Đông đi chơi tổ tôm chưa về. Đã rừng rực khát khao tiền bạc, giàu sang, phú quý. Đã nổi cơn ghen nồng nã với kẻ sung sướng hơn mình; đã có lúc lên cơn phá phách, thề đạp chân lên dư luận để thoả niềm thèm khát, nỗi hứng tình. Nhưng, cũng đã có những ngày hồi

tỉnh, hổ thẹn với chính mình” [32, 220]. Hóa ra cái chao chát, gay gắt, tàn nhẫn,

tham lam, ích kỉ… chỉ là những biểu hiện bên ngoài, còn trong sâu thẳm tâm hồn người phụ nữ này vẫn là những khát khao, những nỗi niềm rất đỗi nhân bản. Từ việc đi sâu khám phá nội tâm Lý, nhà văn càng làm nổi bật tính cách đa diện của nhân vật. Lý hiện lên vừa đáng trách song cũng đầy đáng thương, đáng được cảm thông.

Trong Côi cút giữa cảnh đời, thân phận con người đau khổ vì cô đơn, lẻ loi khi phải chống đỡ với cuộc đời được phản ánh qua những dòng hồi ức của bé Duy, trải qua thời gian hơn mười năm. Từ lúc năm tuổi, Duy đã cảm nhận được tuổi ấu thơ không bình yên của mình. Những dòng độc thoại cứ liên tiếp ùa về

làm trái tim thơ dại của Duy nhói đau, tổn thương. Hình ảnh người mẹ ngày dứt áo ra đi cứ ám ảnh mãi tâm trí em: “Cái áo mưa xanh cứng quèo mẹ khoác khe khẽ động trong màn mưa thu xám nhờ. Một tay xách cái túi quần áo lép kẹp, một tay đưa gạt nước mắt. Một phút ngần ngừ. Một phút xót xa. Rồi sau đó mẹ tôi

quay ngoắt đi, cắm cúibước rồi rún chân chạy…cái chạy như trốn lẩn, đau đớn

vật vã. Cực chẳng thế nào” [29, 7]. Rồi hình ảnh cô Quỳnh bế bé Thảm còn

trứng nước về nhờ bà cưu mang đã khắc sâu trong Duy những xúc cảm thương yêu nhòe trong nước mắt: “Cô tôi vắt nước mũi, gài mái tóc mai, búi lại tóc. Đứa bé nấc nấc mấy tiếng rồi ập mặt vào ngực bà tôi. Tựa như đang trôi nổi, bơ vơ giữa muôn điều kinh hãi, một con thuyền nhỏ cô đơn đã đậu lại một bến bờ

yên ả, an toàn, em, nhỏ thu hai bàn tay lại mắt gà gà đi vào giấc ngủ” [29, 135].

Trong tâm hồn thơ trẻ của Duy, tình thương bà với em Thảm dường như trở thành động lực để em vượt qua những tháng ngày côi cút, vất vả, nhọc nhằn để lớn lên. Nhiều khi Duy thốt lên thật cảm thương: “Ôi, tôi thương em Thảm của tôi lắm! Mỗi lần thấy bà tôi bế em đi bú chực các bà, các cô có con nhỏ trong phường về, thấy nó sởn sơ vui vẻ bên cạnh bà tôi ngày một gầy mòn hốc hác, là

tôi lại muốn trào nước mắt” [29, 145-146]. Qua những dòng độc thoại ấy, người

đọc vừa cảm thông với nỗi đời bơ vơ bất hạnh của ba bà cháu, vừa oán ghét bọn sâu mọt trong xã hội đã lộng hành chèn ép, đẩy con người vào bước đường đau khổ trái ngang. Song người đọc cũng cảm nhận được tình yêu thương, tình người dào dạt trong trái tim mỗi thành viên trong gia đình Duy, tình nghĩa ấy được giữ vững trên nền tảng đạo lý dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)