7. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Luôn khát khao và có niềm tin vào cuộc sống
Niềm tin, tình yêu, hạnh phúc là những giá trị tinh thần cao quý mà mỗi con người đều khao khát hướng tới. Điều dễ nhận thấy là trong các tiểu thuyết về đề tài gia đình của Ma Văn Kháng sau 1975, một mặt nhà văn phản ánh những day dứt và nỗi khốn khó của con người trong cuộc sống, mặt khác ông lại khẳng định niềm tin thiết tha vào hạnh phúc của mỗi người. Chính lòng khát khao và niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống sẽ giúp con người gìn giữ sự vững bền của mái ấm gia đình trước muôn vàn đổi thay, sóng gió.
Trước hết, đọc tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, ta thấy nhà văn đã dành cái nhìn yêu thương, đầy tin tưởng tới đôi bạn trẻ Cần - Vân. Họ là đại diện cho những con người thuộc thế hệ trẻ bắt nhịp với lối sống hiện đại nhưng cũng kế thừa vẻ đẹp mang tính truyền thống dân tộc. Cần luôn nhìn mọi việc một cách linh hoạt, chủ động, tích cực. Còn Vân là người biết trân trọng những tập tục, nhưng cũng kiên quyết chối bỏ việc sắp xếp hôn nhân (vì đồng tiền) của cha mẹ để bảo vệ tình yêu đến cùng. Cần và Vân là đại diện cho thế hệ trẻ đến với nhau bằng một tình yêu hoàn toàn trong sáng, biết khát khao vươn lên, vượt qua sóng gió giữ vững lời ước hẹn. Khi trở về bên nhau, Cần làm kỹ sư điện khí hóa trên công trường Thủy điện Sông Đà, công việc dẫu nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng được bên Vân là niềm hạnh phúc lớn mà anh trân trọng. Còn Vân, khi Cần đi Liên Xô, cô thi vào Đại học Sư phạm. Cha mẹ Vân quyết định gả cô cho “một ông cán bộ góa vợ bốn chục tuổi, có nhà riêng, có thế lực…để đưa gia đình ngoi
lên đỉnh giàu sang” [32, 389] nhưng cô quyết bảo vệ tình yêu đến cùng. Tình
yêu đã nhận được sự đáp trả của người kia”,“một tình yêu xuất hiện với tư cách là sự say mê thuần túy hướng về cái đẹp, cái thiện, cái đúng, khiến cho toàn bộ
việc xử sự với nhau chỉ dựa trên cơ sở đó, một tình yêu xa lạ với sự vụ lợi…”
[32, 395]. Tình yêu ấy sẽ là tiền đề của một cuộc hôn nhân hạnh phúc vững bền. Có lẽ từ tình yêu của đôi bạn trẻ Cần - Vân, từ vẻ đẹp nhân cách của chị Hoài, của Luận, Phượng, mà ở phần cuối tác phẩm, Ma Văn Kháng đặt niềm tin vào tương lai tốt đẹp, vào quy luật muôn đời của cuộc sống, mặc dù trước mắt còn nhiều khó khăn, gian khổ: “Gia đình, cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người, hình ảnh thu nhỏ của đời sống xã hội, rồi đây trong bước phát triển vũ bão của cuộc sống, sẽ còn nảy nở thêm bao sắc thái mới mẻ trong các mối quan hệ, nhưng với nó, ước mong no ấm, yên vui, hạnh phúc có bao giờ thôi là ước mong muốn thưở vĩnh hằng. Mong cho con người được no ấm, yên vui, hạnh phúc, mong cho con người ngày một phong phú về cá tính, ngày một giỏi giang,
một tốt đẹp lên, dẫu còn gian nan, nhọc nhằn…” [32, 419].
Trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, lòng khát khao, niềm tin vào hạnh phúc, tình yêu của con người cũng được Ma Văn Kháng gửi gắm qua nhân vật thầy giáo Tự. Bao nhiêu năm đứng trên bục giảng, dành tình yêu cho học trò, cho gia đình và cho cuộc đời, nhưng cái anh nhận được phần lớn là nỗi đau quặn thắt: bị cấp trên trù dập, ném đá giấu tay; vợ vì tiền mà sa ngã, ngoại tình, coi thường chồng…“Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau này! (…) Nỗi đau này động tới nơi tận cùng sâu thẳm là trái tim anh. Và lúc này đây có cách nào
có thể làm dịu nỗi đau này của anh?” [33, 402]. Nhưng trong đau khổ tuyệt
vọng, tận sâu thẳm tâm hồn, Tự thấy mình được an ủi, được động viên khích lệ với tinh thần lạc quan: “Cuộc đời dẫu thế nào là vẫn đáng sống chứ…Dẫu thế nào thì sự nghiệp của thế hệ ta vô cùng vĩ đại…Cho nên hãy vứt bỏ mọi bi kịch
cá nhân đi” [33, 357]. Những gì còn lại sau bao đổ vỡ, đau thương là tấm lòng
của anh dành cho cuộc đời, cho học sinh thân yêu và cho khát vọng về một môi trường giáo dục bình đẳng, dân chủ, tiến bộ. Lá thư của người học trò năm xưa
với những lời tri ân sâu sắc đã trở thành nguồn sức mạnh giúp anh tiếp tục chèo lái con đò tri thức, đứng vững trên con đường đấu tranh chống lại cái xấu, bảo vệ lẽ phải và bảo bảo vệ mái ấm gia đình. Tự nhận ra rằng tất cả với anh chưa phải đã hết. Anh vẫn có bé Hoạt - đứa con gái ngoan, hiền cần anh làm chỗ dựa. Và anh còn có Phượng - một tình yêu lặng thầm mà sâu sắc, một nguồn nước ngọt ngào, trong lành làm mát dịu trái tim đã từng nhiều lần thắt lại vì đớn đau của anh. Xung quanh Tự vẫn còn nhiều người tốt: Kha - người bạn tâm giao, ông Thống, cháu Quyên - con gái út của ông Thống, và chị Lụa - người phụ nữ hiền hậu, nhân ái. Tự cảm nhận rõ rằng trong cuộc sống này, anh không cô đơn:
“Nhà trường, lớp học, bục giảng, phấn trắng, bảng đen, mùi thơm trang vở mới,
tiếng trống trường ấm áp tuổi hoa niên, rung vang nỗi bồn chồn cổ kính, mối quan hệ thầy trò, cái chức nghiệp thiêng liêng của ông thầy - bản hòa âm nơi trường ốc trang nhã và cổ điển - lại một lần nữa anh đã nhận ra, đó chính là âm
điệu, là linh hồn sinh động vĩnh cửu, là tình yêu thiên phú của đời anh” [33, 15].
Chính niềm tin vào những điều tốt đẹp đã giúp Tự vượt lên mọi bão giông của cuộc đời để bước về phía trước.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời cũng là áng văn xúc động ca ngợi lòng khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin của con người vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật, đặc biệt là bà nội bé Duy, nhà văn đã đặt họ vào hoàn cảnh khó khăn, cùng cực chất chồng. Có nhiều lúc bà đã phải phẫn uất kêu trời vì nỗi tủi cực. Chưa khi nào hết khổ, nhưng cũng chưa bao giờ thấy bà tuyệt vọng bởi trái tim ấy luôn được nuôi dưỡng, chở che bằng một niềm tin rất chân thành rằng: “Ở hiền gặp lành” [29, 154]. Và quả thật trong quãng đời khốn khó ấy, bà luôn nhận được giúp đỡ, cảm thông của những người lương thiện, nhân hậu. Để rồi người bà ấy vẫn kiên cường chống chọi với mọi thế lực để đem lại niềm tin cho các sinh linh bé nhỏ, chơ vơ giữa dòng đời. Cuối cùng “Sự sống đã chiến thắng. Em Thảm đã sống
nhờ nội lực tiềm tàng, nhờ nghị lực chống trả phi thường và nhất là nỗi khát
chăng?” [29, 174]. Bà luôn tin vào một ngày mai, xã hội có sự thay đổi, con cái, gia đình rồi sẽ đoàn viên sum họp và hạnh phúc. Và quả thật, niềm tin đã nâng bước chân già nua của bà đi qua những gập ghềnh đá sỏi, để chăm sóc, nuôi nấng hai đứa cháu lớn lên. Trước khi nhắm mắt, về với tiên tổ, bà đã được đền bù xứng đáng với sự trở về bình an của những người thân yêu: bố Duy trở về, chú Dũng đã được thả, vẫn “khỏe mạnh và vui vẻ” [33, 271], cô Quyên gửi thư về…Đặc biệt, phần thưởng lớn nhất mà bà nhận được những ngày cuối đời chính là “những đứa
cháu lớn lên trong sự chăm sóc và hi sinh của bà, biết làm vui lòng bà” [29, 285].
Đó có lẽ là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời đầy khó nhọc của bà.
Không chỉ thế, tấm lòng nhân ái và niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bà đã truyền cho bé Duy, nuôi dưỡng cậu bé lớn lên. Trái tim trẻ thơ vốn mong manh, dễ bị tổn thương của Duy đã được tấm lòng nhân hậu, lạc quan của bà chở che, gìn giữ. Cậu vẫn nhận thấy “cuộc sống không bao giờ vào
thế tuyệt vọng” [29,153]. Và cô Quyên cũng vậy, khi vào Nam chăm sóc chồng,
cô luôn mang trong mình câu nói từ cuộc đời bình dị của bà: “Dẫu có thế nào thì cũng cứ phải cứng cỏi gánh vác, chống trả, vì đã có một chân lý được đúc thành vàng thoi: hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai. Trong vận động đời sống, điều vô lý
sẽ bị chính ngay đời sống xoá bỏ” [29, 181]. Rõ ràng, trong mọi hoàn cảnh, gia
đình luôn là điều giản dị mà thiêng liêng để con người hướng tới, có sức mạnh nâng đỡ, chở che mỗi thành viên vượt qua những sóng gió trên đường đời. Ta nhận thấy, mặc dù âm hưởng toàn tác phẩm như một tiếng thở dài não nuột nhưng kết thúc là sự đoàn tụ của gia đình bé Duy - một kết thúc có hậu, đã hé mở niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn sống, vẫn hi vọng vào tương lai và không bao giờ gục ngã. Đáng quý biết bao khi những con người khốn khổ như bà cháu bé Duy, cô Quyên…vẫn tin rằng “trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, trên những cảnh đời thô thiển, cục súc, lỗ mãng, còn có sự huyền diệu, phi thường - nó là tính chất cuộc sống, là chất men của cuộc sống, chính chúng nâng đỡ, cứu vớt những hẩm hiu, thua
thiệt, ro rủi của chúng ta. Và do đó, dẫu có thế nào thì niềm hi vọng, bông hoa
tâm tưởng đẹp nhất, cũng vẫn tồn tại với con người…” [29, 182].
Có thể thấy, trên những trang viết của mình, khi phản ánh những bức tranh hiện thực gia đình giữa đời thường, Ma Văn Kháng đã có một cái nhìn đầy nhân văn, nhân ái với niềm thiết tha, mong mỏi đem đến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi câu chuyện gia đình, mỗi cuộc đời mà nhà văn kể đều như một bức thông điệp sâu sắc về cuộc đấu tranh để giành lại giá trị văn hóa gia đình thiêng liêng. Ngòi bút của Ma Văn Kháng có lúc đầy đau đớn, day dứt trước đời sống gia đình thực tại, nhưng không bi lụy, u ám mà vẫn ánh lên ánh sáng của niềm tin. Nhà văn vẫn luôn tin tưởng và trân trọng vào điều thiện, vào những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống. Dẫu cuộc đời nhiều gian truân, trắc trở, Ma Văn Kháng tin vào lòng nhân ái của con người và tin rằng: “gia đình với
hàng nghìn năm tồn tại có cơ sở bền vững lắm” [32, 86].