Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Bài học kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trong tỉnh và trong nước

2.2.1.1. Bài học kinh nghiệm quản lý sử dụng ngân sách xã ở Việt Nam

Văn hố Việt nam từ bao đời nay đó gắn liền với làng, xã. Xã được coi là cấp hành chính nhỏ nhất nhưng nó có một sứ mệnh vơ cùng quan trọng. Bác Hồ đã viết: "Cấp xã là cấp gần với dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xuôi".

Xã, phường, thị trấn là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống Nhà nước pháp quyền của nước ta. Hoạt động Tài chính của xã là hoạt động Tài chính cấp cơ sở trong hệ thống ngân sách Quốc Gia. Sự rõ ràng, minh bạch, cơng khai hoạt động tài chính của xã là minh chứng hùng hồn cho sự trong sạch của chính quyền và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, một yếu tố cơ bản của sự vững mạnh của bộ máy Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Những năm trước đây, ngân sách xã cịn mang nặng tính bao cấp, phần lớn ngân sách xã rơi vào tình trạng yếu kém, trơng chờ ỷ nại cấp trên, ngân sách xã quá nhỏ bé, nguồn thu khơng ổn định, chưa có biện pháp tạo nguồn nên khơng đủ sức giải quyết các vấn đề dân sinh, vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn .

Nguồn thu chủ yếu của ngân sách xã là do trợ cấp từ ngân sách cấp trên, xã không chủ động khai thác nguồn thu tại địa bàn, thu không đủ chi nên không đáp ứng được đủ nhu cầu cho hoạt động, hiện tượng sử dụng kinh phí kém hiệu quả, sai mục đích xảy ra thường xuyên. Việc điều hành chi thường xuyên bị động do vậy có hiện tượng chi phải dàn mỏng hoặc cắt xén những khoản chi cho sự nghiệp y tế, văn hố, giáo dục ... Trong q trình hoạt động, chưa có quy định cụ thể về NSX nên NS thường xuyên bị thâm hụt, tình trạng nợ lương cán bộ xã nhiều và phổ biến, các khoản công nợ phát sinh, nhất là nợ vay và nợ xây dựng cơ bản.

Năm 1972 Hội đồng chính phủ đó ban hành điều lệ ngân sách xã. Từ năm 1989 công cuộc đổi mới theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ VI từng bước được thử nghiệm trong thực tiễn và trong quản lý ngân sách có những bước chuyển biến lớn. Đến năm 1992, Hiến pháp nước ta ghi nhận xã là đơn vị hành chính của nước ta, nhưng thật sự đến năm 1996, Luật Ngân sách Nhà nước ban hành và có hiệu lực, ngân sách xã chính thức trở thành một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí như một đơn vị dự toán cấp cơ sở.

Trong những năm gần đây, việc chấp hành ngân sách xã theo luật ngân sách Nhà nước ở Việt nam đã dần đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bất cập, hạn chế trong quản lý mà chúng ta đang dần dần từng bước hoàn thiện .

2.2.1.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 27 km. Trong quản lý NSNN huyện Yên Thế cũng như huyện Tân Yên đều thực hiện áp dụng văn bản chế độ hiện hành của Nhà nước nói chung và quy định của tỉnh Bắc Giang nói riêng. Trong q trình quản lý NSX tại huyện Yên Thế trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu.

Toàn huyện đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ thu, chi NSX, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu chi về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở. So với những năm trước đây, việc điều hành thu chi NSX đã chủ động hơn, khắc phục được tình trạng thu chi tự do. Cơ bản các xã đã thực hiện theo dự toán được HĐND xã phê duyệt từ đầu năm, nhiều xã đã lập dự toán quý, dự toán tháng để thực hiện… Qua đó tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã.

Các ban ngành ở xã đã có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX của ngành mình. Từ đó tích cực chủ động trong việc đôn đốc tăng thu, thực hiện chi tiêu tiết kiệm theo dự toán được duyệt.

Việc điều hành NSX đã được KBNN huyện kiểm sốt chặt chẽ hơn, khắc phục được tình trạng điều hành theo "cảm tính " của các xã trước đây.

đúng theo luật. Mọi khoản tăng thu đều được báo cáo và trình HĐND xã phê duyệt bổ sung thực hiện.

Việc điều hành chi NSX đã thực hiện tương đối tốt nguyên tắc "Tiền nào việc ấy”, các khoản thu cân đối chi thường xuyên đã được bố trí để chi thường

xuyên, các khoản thu dân đóng góp, thu tiền sử dụng đất đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng.

Việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ NSX theo kế hoạch đã được cấp tỉnh, huyện thực hiện kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ở cấp xã. Nguồn bổ sung cân đối chi thường xuyên đã được cấp vào những tháng đầu năm và những tháng xã khơng có số thu. Khắc phục được tình trạng cấp dồn vào cuối năm.

Về cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách xã của huyện được bố trí tương đối phù hợp ở các cấp quản lý. Cụ thể:

Trình độ cán bộ kế tốn NSX tại các xã đã cơ bản đáp ứng đước yêu cầu quản lý, số cán bộ kế toán ngân sách xã có trình độ trung cấp trở lên đã đạt 100%, nhiều người có trình độ đại học.

Nhìn chung hoạt động của bộ máy quản lý NSX ở huyện Yên Thế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả công tác cao, đáp ứng được u cầu về quản lý tài chính NSX trong tình hình mới, góp phần quan trọng vào việc xây dựng NSX trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN thống nhất.

Bên cạnh kết quả đạt được công tác quản lý NSX, TT của huyện Yên Thế còn tồn tại những hạ chế:

Về thu NSX vẫn cịn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu, đặc biệt là các khoản thu sự nghiệp, thu phí lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ...

Việc áp dụng hình thức khốn thu đối với một số khoản: Lệ phí chợ, lệ phí bến bãi.... tuy đã có tiến bộ và đạt được những kết quả tốt nhưng các xã chưa kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhận khốn, cịn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...

Trách nhiệm của UBND các xã đối với một số khoản thuế trên địa bàn là chưa cao (Đặc biệt là đối với một số khoản thuế không liên quan đến việc điều tiết cho xã hoặc tỷ lệ điều tiết cho xã thấp).

Về chi NSX cịn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán và khả năng NSX dẫn đến các khoản nợ chi thường xun thậm trí có một số xã nợ chi thường xuyên đến hằng trăm triệu đồng....

Trong chấp hành dự toán chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý ngân sách xã đặc biệt là cấp huyện, cấp tỉnh.

Việc kiểm soát chi theo dự toán là tương đối chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã do đặc thù riêng nhiều khoản thu và nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất không lường hết ngay từ đầu năm. Do vậy nếu không điều chỉnh bổ sung dự tốn kịp thời dễ gây ra tình trạng ách tắc trong khâu kiểm sốt chi tại kho bạc nhà nước.

Trong việc chấp hành dự toán chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều cơng trình XDCB gắn với dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tuân theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các cơng trình dân tự làm.

Mặc dù cơng tác tổ chức bộ máy quản lý NSX đã được củng cố và tăng cường song việc phân công quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban tài chính xã cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ban tài chính xã cũng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết; làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở.

Mặc dù đội ngũ cán bộ kế toán đã được củng cố, đào tạo tập huấn thường xuyên nhưng vẫn bị thay đổi qua các kỳ bầu cử của xã, chưa ổn định được lâu dài làm cho cơng viêc kế tốn bị xáo trộn, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý NSX ở cơ sở, vừa gây lãng phí trong đào tạo.

2.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ

1. Luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An

Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Tơ Thiện Hiền năm

2012 đã góp phần giải quyết trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý NSNN và khái quát những nét chính về thực trạng hiệu quả quản lý NSNN theo quy định của Luật NSNN, phân tích nguyên nhân, kết quả đạt được và những tồn tại về hiệu quả quản lý NSNN, đề xuất những giải pháp tích cực nhằm hồn thiện quản lý NSNN tỉnh An Giang từ đó có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo để quản lý NS xã trên địa bàn huyện Tân Yên ngày càng có hiệu quả hơn.

2. Nghiên cứu “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Bùi Thị Hịa (Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, 2013). Nghiên cứu đã mô phỏng bức tranh thực trạng của quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, cũng như đưa ra một số giải pháp khả thi có thể áp dụng cho quản lý chi ngân sách ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

3. Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện

kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá

và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2010 và những năm tiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới cơng tác quản lý chi NSNN.

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý

trong việc tăng cường quản lý chi NSX. Tuy nhiên, những cơng trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chi NSNN, mà chưa có cơng trình nào đề cập đến tăng cường quản lý NSX ở địa phương hay cụ thể hơn đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề tăng cường quản lý NSX tại một huyện có đặc thù như huyện Tân Yên.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên 20.763,37 ha. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình- tỉnh Thái Ngun, phía Đơng giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hồ, phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Huyện cách thành phố Bắc Giang 15 km theo tỉnh lộ 398, huyện Sóc Sơn- Hà Nội 30 km theo tỉnh lộ 295, thành phố Thái Nguyên 40 km theo tỉnh lộ 294… Vị trí địa lý của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong và ngồi tỉnh.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Yên

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tân n (2015)

Huyện Tân Yên mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, được chia thành 3 vùng là: Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đơng và phía Bắc; Vùng trung du nằm ở phía Tây; Vùng thấp ở phía Nam. Độ cao trung bình của huyện từ 10 – 15 m so với mực nước biển, điểm cao nhất là núi Đót 121,8 m (thuộc xã Phúc Sơn), điểm thấp nhất 1,0 m (thuộc cánh đồng Chủ, xã Quế Nham).

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội

Giai đoạn 2013-2015 là 3 năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách cũng như ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội (2011-2015). Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm 5 năm 2011-2015 trong thời kỳ nước ta đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở ra cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu kiến thức quản lý và công nghệ tiến tiến, tạo điều kiện cho q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố nhanh hơn. Song bên cạnh đó cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức như: Quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ bé, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn lạc hậu; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cịn yếu; ơ nhiễm mơi trường, chất lượng nguồn nhân lực thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn có quy mơ nhỏ, trình độ cơng nghệ và quản lý lạc hậu, sức cạnh tranh yếu; chất lượng bộ máy cán bộ, cơng chức cịn nhiều hạn chế; đã xuất hiện một số khó khăn, thách thức mới như biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến thất thường (rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm, mưa, bão bất thường gây úng, ngập cục bộ,...). Đặc biệt là khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới từ năm 2009 đến nay đã tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại, đời sống của một bộ phận nhân dân và người lao động có thu nhập thấp gặp khó khăn.

Trong hồn cảnh đó, với tinh thần nỗ lực, chủ động, sáng tạo; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tính đến hết năm 2015 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân (giá CĐ) đạt 12,3%, trong đó: nơng, lâm nghiệp và thủy sản 11,3%; công nghiệp - Xây dựng 10,6%, dịch vụ 17,4%; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 38)