Cân đối thu chi ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 84)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, gia

4.1.3. Cân đối thu chi ngân sách xã

Theo Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách xã phải thực hiện cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không được vượt quá tổng số thu. Quán triệt nguyên tắc trên, công tác quản lý NS trên địa bàn huyện Tân Yên trong thời gian qua đã thực hiện tương đối tốt việc cân đối thu chi NSX; biểu hiện qua quyết tốn năm nào cũng có kết sư NS. Chi tiết bảng 4.13:

Bảng 4.13. Tình hình cân đối thu - chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2013-2015

ĐVT: 1000 đồng

STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng thu NSX 174.527.364 160.833.164 180.627.181 2 Tổng chi NSX 171.973.581 159.678.059 179.738.583 3 Kết dư NSX 2.553.783 1.155.105 888.598

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tân n (2015)

Hiện nay trong tồn huyện chưa có xã, thị trấn nào tự cân đối được thu chi NS, nguồn thu tại xã chỉ đáp ứng được một phần của nhiệm vụ chi thường xuyên; cân đối NS phụ thuộc nhiều vào nguồn bổ sung của NS cấp trên.

Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền thơng báo số quyết toán và HĐND xã phê chuẩn nghị quyết quyết toán NSX, UBND xã tiến hành công khai số liệu quyết tốn tài chính, ngân sách của mình. Tuy nhiên cơng tác tổng hợp báo cáo tình hình cơng khai tài chính, quyết tốn ngân sách xã trên địa bàn huyện đã được triển khai nhưng một số xã lập mẫu biểu còn chưa đúng so với quy định hiện hành của Nhà nước, cơng khai mang tính chất hình thức.

Để hạn chế sự trông chờ, ỷ lại vào NS cấp trên, đồng thời phát huy tính tự chủ của chính quyền cấp xã trong khai thác, phát triển nguồn thu thì phía huyện cần xem xét phân cấp mạnh hơn nữa cho NSX, phía xã cần tăng cường quản lý khơng chỉ mở rộng nguồn thu mà cịn phải tiết kiệm chi một cách hiệu quả.

4.1.4. Cơng tác kế tốn, quyết tốn ngân sách xã

* Thực trạng cơng tác kế tốn:

Hiện tại, việc tổ chức cơng tác kế tốn NSX trên địa bàn huyện Tân Yên đang triển khai thực hiện hạch toán theo chế độ kế tốn NS và tài chính xã được ban hành tại Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính. Trình tự và phương pháp hạch tốn tại các xã, thị trấn tn thủ theo hình thức kế tốn Nhật ký - Sổ cái. Cơng tác hạch toán kế toán do cán bộ kế toán NSX đảm nhận, được thực hiện trên phần mềm kế toán NS, đảm bảo việc xử lý, cung cấp thơng tin được kịp thời, đầy đủ, chính xác, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm cơng tác kế tốn.

Nhìn chung các xã, thị trấn đã thực hiện việc lập báo cáo quyết toán năm tương đối đầy đủ, và từng bước đảm bảo độ chính xác của các số liệu báo cáo, gửi kịp thời các báo cáo đó cho các cơ quan chức năng theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số xã chưa mở sổ theo dõi kế toán kịp thời nhất là các khoản liên quan đến thu hộ chi hộ, phải thu, phải trả và tài khoản tài sản. Đặc biệt công tác quản lý, tho dõi tài sản ở hầu hết các xã chưa được chú trọng; do vậy, chất lượng báo cáo và thời gian gửi báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Thực trạng cơng tác quyết tốn ngân sách xã:

Cơng tác khố sổ, quyết tốn NS về cơ bản các xã thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn xử lý NS cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hướng dẫn hiện hành của cấp có thẩm quyền.

Quyết tốn NSX đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chi NS, khơng có xã nào vướng vào trường hợp quyết toán chi vượt quá nguồn thu.

- Xử lý số dư trên tài khoản tiền gửi tại các xã, thị trấn còn chậm thực hiện. Chưa thực hiện kiểm kê tài sản, quỹ tiền mặt tại xã vào cuối năm theo quy định, một số xã còn để tồn các khoản tạm thu NS, chưa thực hiện thu nộp Kho bạc NN ngay trong năm mà để tồn tại Quỹ tiền mặt.

- Chưa tổng hợp, báo cáo Phòng TC-KH huyện thực hiện chuyển nguồn đối với các nguồn đã giao dự toán cho các đơn vị nhưng chưa thực hiện trong năm mà phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp, nhất là các khoản chi tạm ứng thanh toán vốn đầu tư XDCB.

- Báo cáo quyết tốn lập và trình HĐND cấp xã phê chuẩn chưa đầy đủ theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, nội dung quyết toán chưa quan tâm đến thu NSNN phát sinh trên địa bàn phân cấp cho NSX. Việc nộp báo cáo quyết tốn NSX cho Phịng TC-KH huyện thẩm định còn chậm theo quy định, chất lượng báo cáo chưa cao. Số quyết toán chi tiết thu, chi theo mục lục NS khơng khớp với quyết tốn thu, chi NS tại KBNN. Thuyết minh quyết toán chưa thể hiện được khó khăn, thuận lợi trong quá trình điều hành NS, cũng như nguyên nhân tăng, giảm trong việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi NS; Việc thuyết minh tình hình sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu và tăng, giảm chi quản lý nhà nước, đảng đoàn thể chưa rõ ràng.

Bảng 4.14. Số lượng và ý kiến trả lời về cơng tác kế tốn, quyết tốn ngân sách xã chưa đúng qui định

Chỉ tiêu đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

- Công tác hạch toán kế toán:

+ Đầy đủ, kịp thời 28 69

+ Đầy đủ, không kịp thời 16 23,8

+ Không đầy đủ 0 0

- Cơng tác quyết tốn: 37 92,5

+ Đầy đủ, kịp thời 32 88,1

+ Không đúng qui định 3 12,4

+ Thuyết minh quyết toán rõ ràng 28 69

4.1.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn ngân sách xã

Công tác tự kiểm tra tài chính, kế tốn tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN: Về cơ bản các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí NSNN trên địa bàn

huyện Tân Yên chưa thực hiện cơng tác tự kiểm tra tài chính kế tốn theo Quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính V/v Ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế tốn tại các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Cơng tác kiểm tra của các phịng chun mơn: Hàng năm UBND huyện

đã chỉ đạo phịng chuyên môn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý ngân sách xã, TT, trong đó tập trung vào việc kiểm tra để phịng ngừa vi phạm. Qua kiểm tra, hướng dẫn đã chỉ ra được ưu điểm, tồn tại, rút kinh nghiệm kịp thời. Đến thời điểm hiện nay công tác quản lý, sử dụng ngân sách xã đã đi dần vào nề nếp, việc quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, hạn chế mức thấp nhất các lỗi về hạch toán, ghi sổ và chứng từ kế toán; việc cập nhật các nội dung phát sinh được thực hiện kịp thời, hệ thống lưu trữ, sao chép và quản lý qua phần mềm quản lý tài chính được sử dụng tương đối thành thạo.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn tình hình sử dụng kinh phí trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-20 14:Số liệu bảng 4.15 kết quả thanh kiểm tra, kiểm toán trên địa bàn huyện thu hồi nộp NSNN.

Bảng 4.15. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán giai đoạn 2013-2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 Năm 2014 Năm Năm 2015

1 Số đơn vị được thanh kiểm tra Đơn vị 5 7 11

2 Số đơn vị vi phạm Đơn vị 4 7 6

3 Thu hồi nộp NSNN Tr.đ 213,4 678,6 386,7

4 Giảm trừ nguồn kinh phí khi thanh quyết toán năm sau Tr.đ 203,1 984,9 487,1 Nguồn Thanh tra huyện Tân Yên (2015)

Cùng với việc thu hồi nộp NSNN tạo nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động khác, giảm trừ khi thanh tốn, quyết tốn một số cơng trình xây dựng nâng cao tính hiệu quả tiết kiệm của các dự án đầu tư, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức việc kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm và xử lý những sai phạm thuộc về cá nhân, tổ chức tránh sai phạm về sau.

Có thể nói qua cơng tác thanh tra, kiểm tra sai phạm lớn chủ yếu ở công tác quản lý đầu tư XDCB xã mặc dù các sai phạm đó đã được xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, tuy nhiên UBND xã cần phải chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý, sử dụng nguồn NSX đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí nguồn NSX đặc biệt là công tác quản lý nguồn vốn đầu tư và các công trình XDCB trên địa bàn.

4.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

4.2.1. Những kết quả đạt được và hạn chế

4.2.1.1. Những kết quả đạt được

Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành NS được Huyện ủy, UBND huyện và các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, về cơ bản các nguồn thu NSNN được thực hiện thu đúng, thu đủ; cán bộ kế toán cơ bản đã nắm chắc chế độ chính sách, cơ chế phân cấp nguồn thu và xác định các nguồn thu để hạch toán; các xã thực hiện tương đối tốt công tác lập dự tốn và thực hiện dự tốn.

Cơng tác điều hành NSX, thị trấn được tổ chức thực hiện theo dự toán, đảm

bảo nguyên tắc cân đối đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội của địa phương; đảm bảo nguồn lực thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước. Một số xã đã tích cực khai thác các nguồn thu để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM và mục tiêu phát triển KTXH.

Việc quản lý chi NS thực hiện theo dự toán được duyệt, chi trên cơ sở định mức nhà nước quy định. Hạn chế tối đa chi phát sinh ngồi dự tốn, ưu tiên vốn cho đầu tư xây dựng NTM.

Trong quản lý nguồn vốn, dự án đầu tư XDCB: một số xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, cơng nợ XDCB được theo dõi, hạch tốn trên sổ sách kế tốn và báo cáo tài chính; Một số xã giảm cơng nợ XDCB xuống mức thấp .

Các khoản thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân đóng góp XDNTM được quản lý và hạch toán theo quy định.

Việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ NSX theo kế hoạch đã được cấp tỉnh, huyện thực hiện kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ở cấp xã. Nguồn bổ

sung cân đối chi thường xuyên đã được cấp vào những tháng đầu năm và những tháng xã khơng có số thu. Khắc phục được tình trạng cấp dồn vào cuối năm.

Các nội dung thanh quyết toán cơ bản được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc và Chế độ kế toán, Mục lục NSNN; kế toán hạch toán chi tiết tới các chỉ tiêu. Hệ thống báo cáo và chứng từ kế toán được cập nhật thường xuyên, lưu trữ theo quy định.

Qua điều tra đánh giá về công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Tân Yên có liên quan đến chu trình quản lý NSX từ khâu lập và phân bổ dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán, kết quả đánh giá thu được như sau (bảng 4.16):

Có trên 50% số ý kiến cho rằng việc thực hiện các khâu của quy trình quản lý chi NSNN đạt mức tốt; khơng có ý kiến nào đánh giá đạt mức độ kém; 10-33% số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.

Bảng 4.16. Đánh giá về cơng tác quản lý ngân sách xã

Mức độ

Lập, phân bổ dự toán thu, chi ngân

Thực thi ngân sách xã

Quyết toán ngân sách xã Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất tốt 0 0 14 35 10 25 Tốt 27 67,5 22 55 26 65 Trung bình 13 32,5 4 10 4 10 Kém 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Công tác kiểm tra hướng dẫn và thanh tra tài chính được tăng cường, nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý và điều hành NS tại các xã, thị trấn; Cơng tác cơng khai dự tốn, quyết toán NS đã được các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo.

4.2.1.2. Những hạn chế, tồn tại

* Về lập dự toán, giao và phân bổ dự toán ngân sách xã

Cơng tác lập dự tốn ngân sách xã không được chú trọng chỉ mang tính hình thức, khơng tn thủ theo định mức quy định của Nhà nước ban hành, nhiều

đơn vị khi lập dự toán nguồn thu, chi cao hơn rất nhiều so với kinh phí huyện giao, do vậy chất lượng dự toán chưa cao, thuyết minh dự tốn cịn sơ sài, dự toán ở một số xã chưa nêu được ưu, nhược điểm trong q trình chấp hành dự tốn năm trước, chưa nêu kiến nghị và biện pháp khắc phục.

Một số xã, thị trấn vẫn triển khai giao dự toán chi cho một số sự nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, như sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế.

Một số xã thị trấn chưa thực hiện việc bố trí dự phịng NS để đảm bảo kinh phí cho phịng chống thiên tai dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Hơn nữa các xã, TT lập và phân bổ dự tốn chi dự phịng đúng quy định còn một số xã khơng phân bổ dự phịng hoặc phân bổ thấp hơn dự toán huyện giao .

* Về tổ chức thực hiện dự toán

Việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ thu tại một số xã, thị trấn chưa kịp thời, chưa thực sự nâng cao trách nhiệm quản lý nguồn thu, một số xã không đạt Kế hoạch thu do HĐND xã giao.

Một số đơn vị chưa thực hiện thơng báo cơng khai dự tốn, quyết toán NSNN theo quy định.

Việc áp dụng hình thức khốn thu đối với một số khoản: Lệ phí chợ, lê phí đị, lệ phí bến bãi... dù đã có tiến bộ và đạt được những kết quả tốt song các xã chưa kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhận khốn, cịn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...

Trách nhiệm của UBND các xã đối với một số khoản thuế trên địa bàn là chưa cao (Đặc biệt là đối với một số khoản thuế không liên quan đến việc điều tiết cho xã hoặc tỷ lệ điều tiết cho xã thấp ).

Về chi NSX cịn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán và khả năng NSX dẫn đến các khoản nợ chi thường xuyên thậm trí có một số xã nợ chi thường xuyên đến hằng trăm triệu đồng.

Trong chấp hành dự toán chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý NSX đặc biệt là cấp huyện, cấp tỉnh.

Trong việc chấp hành dự tốn chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều cơng trình XDCB gắn với

dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tn theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các cơng trình dân tự làm.

Đối với các báo cáo liên quan đến lĩnh vực XDCB: Công tác cập nhật thông tin và việc thực hiện chế báo cáo không đảm bảo thời gian; chất lượng các báo cáo thấp, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, chủ yếu là UBND các xã, thị trấn gây ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian tổng hợp báo cáo.

Nhiều xã, thị trấn còn sử dụng nguồn đầu tư cho chi thường xuyên, nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên chi khơng đúng mục tiêu được cấp, chứng từ chi chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Các xã, thị trấn thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 84)