Chế độ chính sách quy định về quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 97)

Trong những năm gần đây hệ thống văn bản ban hành về các chế độ chính sách về NSX ngày càng được cụ thể hóa, công khai, dân chủ giúp cho công tác quản lý NSX thực hiện tốt hơn việc quản lý thu theo quy định, chi tiêu NSX được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn; định mức phân bổ chi ngân sách do HĐND tỉnh ban hành trên địa bàn giai đoạn ổn định ngân sách 2011-2015 rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định, dễ làm và dễ kiểm tra; tại thời điểm năm đầu ổn định về cơ bản đã đáp ứng đủ các chế độ, chính sách. Tuy nhiên một số chế độ chính sách của Nhà nước ban hành còn chưa đồng bộ về hiệu lực thi hành và nguồn kinh phí cấp như: chế độ trực tiếp dân, chế độ một cửa, trang phục HĐND cấp xã, chi hoạt động của Đảng ủy, HĐND xã... cũng làm ảnh hưởng đến công tác chi trả và quản lý điều hành NSX.

Một số chế độ chính sách hạn chế nội dung chi ảnh hưởng đến quá trình điều hành và quản lý chi NSX như: Nghị quyết 26/2010/NQ-HĐND ngày

10/12/2010 của HĐND tỉnh ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN quy định: thu tiền sử dụng đất để đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường GTNT, kiên cố hóa kênh mương, tu bổ đê, trạm y tế xã, kiên cố hóa trường lớp học, lập quỹ phát triển đất, đo đạc lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận QSD đất như vậy vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất không được bố trí để sử dụng kiến thiết thị chính, trụ sở cơ quan, nhưng trên thực tế ngân sách cấp xã, TT nguồn thu chủ yếu từ trợ cấp ngân sách cấp trên chỉ đảm bảo đủ cho hoạt động tối thiếu chi thường xuyên do vậy nhiều đơn vị khi xây dựng, sửa chữa trụ sở vẫn sử dụng nguồn vốn đấu giá đất để chi cho xây dựng các công trình kiến thiết…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 97)