Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố
CÔNG BỐ
1. Luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An
Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Tô Thiện Hiền năm
2012 đã góp phần giải quyết trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý NSNN và khái quát những nét chính về thực trạng hiệu quả quản lý NSNN theo quy định của Luật NSNN, phân tích nguyên nhân, kết quả đạt được và những tồn tại về hiệu quả quản lý NSNN, đề xuất những giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tỉnh An Giang từ đó có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo để quản lý NS xã trên địa bàn huyện Tân Yên ngày càng có hiệu quả hơn.
2. Nghiên cứu “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Bùi Thị Hòa (Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, 2013). Nghiên cứu đã mô phỏng bức tranh thực trạng của quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, cũng như đưa ra một số giải pháp khả thi có thể áp dụng cho quản lý chi ngân sách ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
3. Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá
và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2010 và những năm tiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý
trong việc tăng cường quản lý chi NSX. Tuy nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chi NSNN, mà chưa có công trình nào đề cập đến tăng cường quản lý NSX ở địa phương hay cụ thể hơn đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề tăng cường quản lý NSX tại một huyện có đặc thù như huyện Tân Yên.