Định hướng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 100)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Định hướng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc

TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI

Nhiệm vụ của ngân sách xã là vừa phải đáp ứng cho nhu cầu công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương, vừa phải trở thành công cụ điều tiết xã hội. Để đạt được yêu cầu đó, chi NSX vừa phải đảm bảo thiết thực hiệu quả song phải hướng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH do các cấp uỷ đảng cấp trên và Đảng uỷ - HĐND - UBND xã đã đề ra. Để có thể thực hiện được vấn đề này cần phải khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn vào NSX, đảm bảo thu đúng, thu đủ đồng thời có cơ chế, chính sách hợp lý trong việc nuôi dưỡng nguồn thu. Trong chi NSX phải đảm bảo chi đúng dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn định mức hiện hành của Nhà nước, chống thất thốt lãng phí, thực hiện tốt tiết kiệm chi hành chính, dành vốn cho chi đầu tư phát triển.

Cụ thể một số định hướng tăng cường quản lý ngân sách xã trong thời gian tới như sau:

4.4.1. Về khai thác nguồn thu cho ngân sách xã:

Nguồn thu NSX là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chi; nguồn thu càng lớn thì chính quyền cấp xã càng chủ động trong triển khai các hoạt động chi. Do vậy việc mở rộng nguồn thu là hết sức cần thiết. Bên cạnh mở rộng nguồn thu thì các xã, thị trấn cũng cần phải lưu tâm đến nguồn thu hiện tại của mình, tránh tình trạng thất thốt lãng phí. Việc quản lý, khai thác nguồn thu NSX phải dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương, phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm và phải tuân theo đúng phân cấp của Luật NSNN.

Đối với nguồn huy động đóng góp của nhân dân vào công cuộc xây dựng NTM, chính quyền cấp xã phải căn cứ vào khả năng, hoàn cảnh của từng địa bàn để đưa ra mức huy động hợp lý; khơng nóng vội chạy theo thành tích; khơng được u cầu người dân đóng góp bắt buộc và q sức dân; khơng được yêu cầu hộ nghèo, người già, người tàn tật khơng nơi nương tựa, hộ khó khăn phải đóng góp; đồng thời phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện tham gia. Mọi công việc, triển khai thực hiện nhiệm vụ trên xã, dưới thơn đảm bảo tính dân chủ, đảm bảo "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra". Khoản thu từ đóng góp của nhân dân phải nộp vào KBNN quản lý, và sử dụng đúng mục đích.

4.4.2. Về nhiệm vụ chi ngân sách xã:

Song song với quá trình thu NS, chi NSX cũng phải đảm bảo thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và các khoản chi phải có đủ điều kiện chi theo quy định. Các nội dung chi cần được theo dõi sát sao và phản ánh kịp thời.

Chi NSX phải dựa trên cơ sở dự tốn được duyệt, trong đó ưu tiên cho chi chế độ con người, cơng tác xã hội, tiết kiệm chi hành chính, dành nguồn cho chi đầu tư phát triển.

Thực hiện ưu tiên cho chi đầu tư phát triển, đặc biệt là ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thơng, điện nơng thơn, hệ thống tưới tiêu, thốt nước thải, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cấp các chợ, xây dựng các khu chăn nuôi quy mô lớn (Ngọc Thiện, Ngọc Châu, Cao Xá,...) và sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp có ơ nhiễm tách khỏi khu dân cư, quy hoạch và quản lý nghĩa trang. Quan tâm xây dựng trường học, trạm y tế; tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đồng thời tăng cường chỉnh trang hạ tầng nơng thơn để ni dưỡng nguồn thu có tính chất ổn định lâu dài.

Mặt khác, việc bố trí cơ cấu chi hợp lý là rất quan trọng. Mỗi xã khác nhau sẽ có tình hình KT-XH khác nhau dẫn đến nhu cầu chi cũng khác nhau, tương ứng từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay các xã, thị trấn đang đẩy mạnh tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực, trình độ dân trí, thúc đẩy q trình đơ thị hóa nơng thơn.

Cũng giống như nguồn thu, việc phân cấp nhiệm vụ chi trên địa bàn các đơn vị cần phải được giám sát, theo dõi chặt chẽ, tránh tình trạng chi sai, chi thừa lãng phí; làm giảm hiệu quả của mục đích chi.

4.4.3. Cân đối ngân sách xã:

Cân đối NSX đảm bảo theo nguyên tắc chi không vượt quá thu, kể cả các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến tính vững chắc, tính cân đỗi giữa tích lũy tiêu dùng, giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi được giao. Trong thời gian tới, phấn đấu 100% các xã, thị trấn thực hiện tốt chính sách, chế độ về chi NSX theo đúng dự tốn; về thu NSX hồn thành kế hoạch và có khả năng vượt dự toán.

4.4.4. Bộ máy tổ chức quản lý thực hiện

Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy tổ chức quản lý tài chính NSX, đảm bảo đủ năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý hiện nay. Trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức trong hệ thống quản lý NS; đồng thời nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSX.

Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN đối với cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)