Nhóm giải pháp trong khâu lập, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 104 - 105)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5.2.Nhóm giải pháp trong khâu lập, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân

4.5. Các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân

4.5.2.Nhóm giải pháp trong khâu lập, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân

ngân sách xã

Lập dự toán NSX là khâu đầu tiên của quá trình quản lý NSX. Chất lượng của một chu trình NSX phụ thuộc rất lớn và khâu lập dự toán. Theo quy định hiện hành, yêu cầu cơ bản mà khâu lập dự toán phải tổng hợp trên từng lĩnh vực thu chi và cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư. Trong đó tồn bộ các khoản thu, các lĩnh vực thu đều phải được xây dựng cụ thể, dự toán phải cân bằng thu chi.

Đánh giá đúng tầm quan trọng của việc lập dự toán, UBND xã cần tập trung chỉ đạo đôn đốc các bộ phận tổ chức lên kế hoạch NS cụ thể. Tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, nhiệm vụ chi, dẫn đến việc điều hành NS bị động, ảnh hưởng đến kinh phí sử dụng của năm ngân sách hiện hành.

Dự toán NSX phải được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức nhà nước qui định, tình hình cụ thể của địa phương.

Hàng năm căn cứ vào chế độ, định mức hiện hành của NN, văn bản hướng dẫn xây dựng dự tốn, số thơng báo dự kiến giao kế hoạch của cấp trên, tình hình thực hiện thu- chi NS năm trước, dự toán, ước thực hiện của năm hiện hành và kế hoạch phát triển KTXH của xã.

Dự toán thu, chi NSX phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của những khoản thu, chi qua các năm, mọi khoản thu, chi NSX đều phải được xác định một cách chi tiết trong dự toán và đúng với chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu vẫn cịn sử dụng nhiều định mức cũ mang tính lạc hậu khơng phù hợp.

Dự toán NSX phải được xây dựng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, quyết toán của năm trước, tình hình thực hiện của năm hiện hành, tất cả các khoản thu, chi cao hơn năm trước đều phải có thuyết minh cụ thể rõ ràng.

Để làm được điều đó cần phải thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, Đối với HĐND, UBND tỉnh: Ban hành phân cấp quản lý thu

mức, tiêu chuẩn lạc hậu, ban hành các tiêu chuẩn định mức chi có tính khoa học rõ ràng, dễ làm, dễ hiểu và phải có sự đồng đều giữa các địa bàn trên tồn tỉnh; Bố trí kinh phí đối với chế độ chính sách đã được ban hành kịp thời giảm thiểu điều chỉnh, bổ sung kinh phí ngồi kế hoạch đầu năm.

Thứ hai, UBND huyện căn cứ vào số liệu đã thảo luận với các xã, thị trấn

, UBND huyện chỉ nên ban hành tổng dự toán chi và đưa ra những chỉ tiêu cứng theo quy định.

Thứ ba, UBND xã xác lập cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi

thường xuyên trên địa bàn xã trong thời gian trước mắt và lâu dài phù hợp với định hướng phát triển KTXH trên địa bàn. Lập dự toán phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH trung hạn có tính kế thừa, phân bổ dự toán hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn được xác định cho các ưu tiên phát triển kinh tế xã hội, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm.

Thứ tư, mở rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế tài

chính đối với các xã, TT trên địa bàn. Phân định định mức khoán chi cho phù hợp với nhu cầu thực tế và quá trình phát triển KTXH của địa phương.

Thứ năm, nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức NN, tập

thể, người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình lập và phân bổ nguồn kinh phí NSX, UBND xã cần đẩy mạnh hơn nữa công tác công khai dự tốn hàng năm trên các phương tiện thơng tin đại chúng như: thông tin phát thanh của xã , qua họp thường niên và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc. Để công tác cơng khai dự tốn ngày càng hiệu quả, minh bạch cùng với số liệu được công khai theo biểu mẫu hiện hành cần phải bổ sung số liệu để so sánh với thực hiện của năm trước, dự toán và ước thực hiện của năm hiện hành, đồng thời đưa ra các giải trình cụ thể cho các lĩnh vực khi có sự biến động giữa các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 104 - 105)