Đánh giá công tác quản lý nsx trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 93)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý nsx trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc

TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

4.2.1. Những kết quả đạt được và hạn chế

4.2.1.1. Những kết quả đạt được

Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành NS được Huyện ủy, UBND huyện và các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, về cơ bản các nguồn thu NSNN được thực hiện thu đúng, thu đủ; cán bộ kế tốn cơ bản đã nắm chắc chế độ chính sách, cơ chế phân cấp nguồn thu và xác định các nguồn thu để hạch toán; các xã thực hiện tương đối tốt cơng tác lập dự tốn và thực hiện dự tốn.

Cơng tác điều hành NSX, thị trấn được tổ chức thực hiện theo dự toán, đảm

bảo nguyên tắc cân đối đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội của địa phương; đảm bảo nguồn lực thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước. Một số xã đã tích cực khai thác các nguồn thu để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM và mục tiêu phát triển KTXH.

Việc quản lý chi NS thực hiện theo dự toán được duyệt, chi trên cơ sở định mức nhà nước quy định. Hạn chế tối đa chi phát sinh ngồi dự tốn, ưu tiên vốn cho đầu tư xây dựng NTM.

Trong quản lý nguồn vốn, dự án đầu tư XDCB: một số xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, cơng nợ XDCB được theo dõi, hạch tốn trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; Một số xã giảm cơng nợ XDCB xuống mức thấp .

Các khoản thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân đóng góp XDNTM được quản lý và hạch tốn theo quy định.

Việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ NSX theo kế hoạch đã được cấp tỉnh, huyện thực hiện kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ở cấp xã. Nguồn bổ

sung cân đối chi thường xuyên đã được cấp vào những tháng đầu năm và những tháng xã khơng có số thu. Khắc phục được tình trạng cấp dồn vào cuối năm.

Các nội dung thanh quyết toán cơ bản được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc và Chế độ kế toán, Mục lục NSNN; kế toán hạch toán chi tiết tới các chỉ tiêu. Hệ thống báo cáo và chứng từ kế toán được cập nhật thường xuyên, lưu trữ theo quy định.

Qua điều tra đánh giá về công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Tân n có liên quan đến chu trình quản lý NSX từ khâu lập và phân bổ dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán, kết quả đánh giá thu được như sau (bảng 4.16):

Có trên 50% số ý kiến cho rằng việc thực hiện các khâu của quy trình quản lý chi NSNN đạt mức tốt; khơng có ý kiến nào đánh giá đạt mức độ kém; 10-33% số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.

Bảng 4.16. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã

Mức độ

Lập, phân bổ dự toán thu, chi ngân

Thực thi ngân sách xã

Quyết toán ngân sách xã Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất tốt 0 0 14 35 10 25 Tốt 27 67,5 22 55 26 65 Trung bình 13 32,5 4 10 4 10 Kém 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Công tác kiểm tra hướng dẫn và thanh tra tài chính được tăng cường, nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý và điều hành NS tại các xã, thị trấn; Cơng tác cơng khai dự tốn, quyết toán NS đã được các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo.

4.2.1.2. Những hạn chế, tồn tại

* Về lập dự toán, giao và phân bổ dự toán ngân sách xã

Cơng tác lập dự tốn ngân sách xã không được chú trọng chỉ mang tính hình thức, khơng tn thủ theo định mức quy định của Nhà nước ban hành, nhiều

đơn vị khi lập dự toán nguồn thu, chi cao hơn rất nhiều so với kinh phí huyện giao, do vậy chất lượng dự toán chưa cao, thuyết minh dự tốn cịn sơ sài, dự toán ở một số xã chưa nêu được ưu, nhược điểm trong quá trình chấp hành dự toán năm trước, chưa nêu kiến nghị và biện pháp khắc phục.

Một số xã, thị trấn vẫn triển khai giao dự toán chi cho một số sự nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, như sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế.

Một số xã thị trấn chưa thực hiện việc bố trí dự phịng NS để đảm bảo kinh phí cho phịng chống thiên tai dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Hơn nữa các xã, TT lập và phân bổ dự tốn chi dự phịng đúng quy định còn một số xã khơng phân bổ dự phịng hoặc phân bổ thấp hơn dự toán huyện giao .

* Về tổ chức thực hiện dự toán

Việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ thu tại một số xã, thị trấn chưa kịp thời, chưa thực sự nâng cao trách nhiệm quản lý nguồn thu, một số xã không đạt Kế hoạch thu do HĐND xã giao.

Một số đơn vị chưa thực hiện thơng báo cơng khai dự tốn, quyết toán NSNN theo quy định.

Việc áp dụng hình thức khốn thu đối với một số khoản: Lệ phí chợ, lê phí đị, lệ phí bến bãi... dù đã có tiến bộ và đạt được những kết quả tốt song các xã chưa kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhận khốn, cịn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...

Trách nhiệm của UBND các xã đối với một số khoản thuế trên địa bàn là chưa cao (Đặc biệt là đối với một số khoản thuế không liên quan đến việc điều tiết cho xã hoặc tỷ lệ điều tiết cho xã thấp ).

Về chi NSX cịn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán và khả năng NSX dẫn đến các khoản nợ chi thường xuyên thậm trí có một số xã nợ chi thường xuyên đến hằng trăm triệu đồng.

Trong chấp hành dự toán chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý NSX đặc biệt là cấp huyện, cấp tỉnh.

Trong việc chấp hành dự tốn chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều cơng trình XDCB gắn với

dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tn theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các cơng trình dân tự làm.

Đối với các báo cáo liên quan đến lĩnh vực XDCB: Công tác cập nhật thông tin và việc thực hiện chế báo cáo không đảm bảo thời gian; chất lượng các báo cáo thấp, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, chủ yếu là UBND các xã, thị trấn gây ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian tổng hợp báo cáo.

Nhiều xã, thị trấn còn sử dụng nguồn đầu tư cho chi thường xuyên, nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên chi không đúng mục tiêu được cấp, chứng từ chi chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Các xã, thị trấn thực hiện chi từ nguồn dự phòng cơ bản chưa đúng quy định của nhà nước. Trong quá trình hạch tốn cịn hạch tốn sai MLNS, cịn sử dụng nguồn vốn chi cho đầu tư XDCB sang chi thường xuyên. Nguồn tăng thu theo quy định phải chi 50% thực hiện cải cách tiền lương, 50% còn lại ưu tiên cho chi trả nợ, chi đầu tư phát triển và chi cho những nhiệm vụ phát sinh ngồi dự tốn nhưng trong năm một số xã, thị trấn đã sử dụng hết nguồn tăng thu cho chi thường xuyên không thực hiện chuyển nguồn để cải cách tiền lương. Hết thời gian chỉnh lý nhiều đơn vị thực hiện nguồn kinh phí phải chuyển nguồn sang năm sau cịn chậm dẫn đến cơng tác lập báo cáo quyết toán của đơn vị cũng chậm.

* Việc thực hiện Chế độ kế toán

Một số đơn vị chưa theo dõi hạch toán tăng giảm TSCĐ trên hệ thống sổ sách kế toán, cuối năm chưa thực hiện kiểm kê TSCĐ theo quy định.

Việc thiết lập chứng từ thanh quyết toán tại một số đơn vị chưa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, cịn sử dụng nhiều phiếu kê mua hàng hoặc sử dụng chưa đúng mẫu quy định.

Việc đối chiếu, kiểm tra và rà soát các nội dung phát sinh giữa đơn vị và Kho bạc có lúc chưa kịp thời.

* Thực hiện cơng tác quản lý, hạch tốn, thực hiện kết luận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền

Cơng tác quản lý tiền mặt tại một số xã, thị trấn chưa được chặt chẽ, như: chưa kiểm kê, đối chiếu thường xuyên định kỳ giữa Chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ; cuối năm khơng có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt để làm căn cứ, đối chiếu

Việc theo dõi, kiểm tra, rà sốt, đối chiếu cơng nợ XDCB với nhà thầu cịn chưa thường xuyên; hạch toán cơng nợ trên sổ sách kế tốn chưa đầy đủ; vẫn cịn một số cơng trình hồn thành chưa quyết tốn, cơng nợ cịn nhiều.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ kế tốn đã được củng cố, đào tạo tập huấn thường xuyên nhưng vẫn bị thay đổi qua các kỳ bầu cử của xã, chưa ổn định được lâu dài làm cho cơng viêc kế tốn bị xáo trộn, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý NSX ở cơ sở, vừa gây lãng phí trong đào tạo.

4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

4.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Do thay đổi chế độ chính sách nhà nước, như: tăng cường phân cấp, đổi mới quản lý trong đầu tư công, việc bổ sung và cân đối chi của cấp trên có lúc chưa kịp thời đã ảnh hưởng đến cơng tác điều hành NS.

Do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu về thị trường bất động sản còn trầm lắng đã tác động trực tiếp đến khả năng tăng thu tiền sử dụng đất và ảnh hưởng đến cân đối NS địa phương.

Năm 2015, là năm thứ năm trong thời kỳ ổn định NS; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được tính ngay từ năm đầu thời kỳ ổn định NS, đến nay đều có biến động lớn do giá cả thị trường và các nhiệm vụ chi phát sinh, do vậy đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi của địa phương, nên việc giao dự phòng NS của các xã, thị trấn cịn mang tính hình thức.

4.2.2.2. Ngun nhân chủ quan

Cơng tác quản lý và điều hành dự toán của một số chủ tài khoản còn hạn chế, chưa tập trung cao trong thực hiện các nhiệm vụ thu, nhiệm vụ chi, chưa có biện pháp triệt để trong tăng thu, tập trung cho đầu tư phát triển và giảm nợ XDCB;

Một số xã, thị trấn còn coi nhẹ việc theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt, tài sản, công cụ dụng cụ, công nợ, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản chưa cao, chưa thực hiện được chủ trương thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý tài sản;

Việc nghiên cứu, vận dụng chế độ chính sách mới vào tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản, cán bộ tài chính xã đơi khi cịn chậm. Một số cơng chức tài chính kế tốn cịn hạn chế về nghiệp vụ, chưa thường xuyên trao đổi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về quản lý và nguyên tắc hạch toán kế toán, dẫn

đến cịn nội dung hạch tốn chưa đúng, chưa kịp thời; chưa chủ động, tích tực trong cơng tác tham mưu trong công tác chuyên môn. Cán bộ làm công tác quản lý dự án, công tác quyết tốn XDCB ở cấp xã cịn yếu và thiếu, năng lực không đồng đều, nhiều xã chưa đủ năng lực tự thẩm tra quyết tốn theo phân cấp.

Cơng tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước của một số đơn vị trong việc tập trung nguồn lực đầu tư cho triển khai xây dựng NTM cịn chưa tích cực, dẫn đến một số khoản thu các quỹ đạt kết quả thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 93)