Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43)

3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên 20.763,37 ha. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà, phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Huyện cách thành phố Bắc Giang 15 km theo tỉnh lộ 398, huyện Sóc Sơn- Hà Nội 30 km theo tỉnh lộ 295, thành phố Thái Nguyên 40 km theo tỉnh lộ 294… Vị trí địa lý của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Yên

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên (2015)

Huyện Tân Yên mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, được chia thành 3 vùng là: Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đông và phía Bắc; Vùng trung du nằm ở phía Tây; Vùng thấp ở phía Nam. Độ cao trung bình của huyện từ 10 – 15 m so với mực nước biển, điểm cao nhất là núi Đót 121,8 m (thuộc xã Phúc Sơn), điểm thấp nhất 1,0 m (thuộc cánh đồng Chủ, xã Quế Nham).

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội

Giai đoạn 2013-2015 là 3 năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách cũng như ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội (2011-2015).Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm 5 năm 2011-2015 trong thời kỳ nước ta đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở ra cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu kiến thức quản lý và công nghệ tiến tiến, tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh hơn. Song bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, thách thức như: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn lạc hậu; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu; ô nhiễm môi trường, chất lượng nguồn nhân lực thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và quản lý lạc hậu, sức cạnh tranh yếu; chất lượng bộ máy cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế; đã xuất hiện một số khó khăn, thách thức mới như biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến thất thường (rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm, mưa, bão bất thường gây úng, ngập cục bộ,...). Đặc biệt là khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới từ năm 2009 đến nay đã tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại, đời sống của một bộ phận nhân dân và người lao động có thu nhập thấp gặp khó khăn.

Trong hoàn cảnh đó, với tinh thần nỗ lực, chủ động, sáng tạo; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tính đến hết năm 2015 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân (giá CĐ) đạt 12,3%, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,3%; công nghiệp - Xây dựng 10,6%, dịch vụ 17,4%; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt khá, cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tổng giá trị toàn ngành N-LN-TS (giá HH) đạt 3.060 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đạt 93 triệu đồng.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tăng chậm so với mặt bằng chung của tỉnh, nhiều doanh nghiệp còn khó khăn trong sản xuất do nợ xấu và thiếu vốn đầu tư, hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, điển hình là công ty Samuel Việt Nam, răng giả Xuân Anh,... Với chủ trương đồng

hành cùng doanh nghiệp, huyện đã tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất như hoãn, giãn nộp thuế, hỗ trợ mở rộng sản xuất,... giá trị sản xuất CN- TTCN năm 2015 đạt 1.750 tỷ đồng.

Thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng khá, thị trường hàng hóa ổn định, không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hay tăng giá đột biến. Công tác kiểm tra, kiểm soát, bình ổn giá cả, thị trường hàng hóa được thực hiện tốt, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1.588 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế của huyện Tân Yên trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - XDCB; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - XDCB đã tăng lên tương ứng. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần từ 46,5% năm 2013 xuống còn 39,3% năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - XDCB tăng từ 36,8% năm 2013 lên 38,9% năm 2015, thương mại dịch vụ tăng đáng kể từ 16,6% năm 2014 lên đến 21,8% năm 2015.

Hình 3.2. Cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế ( theo giá hiện hành) năm 2015

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Tân Yên (2015)

Xây dựng và giao thông: Giá trị xây dựng trên địa bàn năm 2015 đạt 1176

tỷ đồng. Giao thông nông thôn được quan tâm chỉ đạo, cơ bản các tuyến đường xuống cấp được đầu tư khắc phục bằng vốn ngân sách và xã hội hóa, kết quả năm 2015 đã làm mới 52 km đường BTXM, cạp lề, mở rộng đường 7500 m2; dải cấp phối 95.100 m3, tổng vốn huy động từ nhân dân trên 35 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách năm 2015: 588,2 tỷ đồng bằng 130,6% kế hoạch dự toán, bằng 109,1% so với thực hiện năm 2014, trong đó thu trên địa bàn 134,6 tỷ đồng bằng 147,6% so với dự toán, một số khoản thu vượt kế hoạch như: Thuê đất bằng 443,33% kế hoạch; thu tại xã bằng 180% kế hoạch; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng 116,48 kế hoạch; thu tiền sử dụng đất bằng 173% kế hoạch; phí - lệ phí bằng 100% kế hoạch,... Chi ngân sách được đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đạt 566,1 tỷ đồng, bằng 129,8% dự toán, trong đó chi đầu tư 112,9 tỷ đồng.

Công tác Giáo dục và Đào tạo: Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển

biến tích cực, phát triển theo hướng bền vững; tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi tăng, yếu, kém giảm so với năm học trước. Tham gia một số cuộc thi cấp tỉnh, quốc gia đạt kết quả tốt; chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, các điều kiện bảo đảm dạy và học ngày càng tốt hơn; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85%, bằng 100% kế hoạch, tổng số trường chuẩn quốc gia toàn huyện 64/81 trường, đạt tỷ lệ 79%, vượt 4,9% chỉ tiêu kế hoạch, có thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nâng số trường chuẩn đạt mức độ 2 lên 5 trường.

Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Công tác y tế, dân

số, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo, vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện tốt, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Cơ sở vật chất bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế xã được cải thiện đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chỉ tiêu về dân số cơ bản đạt chỉ tiêu giao năm 2015: Tổng số sinh là 3180 người; Số sinh lần 3+ là 338 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,2%. Tỷ số giới tính khi sinh (nam/nữ): 116/100, đạt chỉ tiêu giao. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ở mức 15,5%; Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 1,4%0, vượt chỉ tiêu kế hoạch 2,9%0; Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi là 1,8%o; Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới 2011-2020) đạt 75%; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 71,7%; Số người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT đạt 100% kế hoạch.

Công tác Lao động, việc làm và thực hiện chính sách xã hội: Lĩnh vực

Lao động, việc làm và thực hiện chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,6%. Tổ chức triển khai thực hiện tốt chương trình việc làm và dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015, tạo việc làm mới cho 3.250

người, trong đó: số lao động được tạo việc làm mới trong nước là 2.900 người, XKLĐ 350 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,4%. Tình hình thực hiện chế độ tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp cơ bản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo, đã triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ; tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác đảm bảo an ninh trật tự; giải quyết kịp thời một số tình hình trên lĩnh vực an ninh nông thôn, tôn giáo; thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, răn đe, giáo dục, trấn áp xử lý các loại tội phạm.

Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội đến quản lý

ngân sách xã: Trong những năm qua, các xã, thị trấn huyện Tân Yên có những

thuận lợi cơ bản, đó là được tỉnh, Trung ương quan tâm, hỗ trợ về nhiều mặt. Thành quả phát triển những năm qua, tăng thu ngân sách xã được đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hoàn thiện. Nguồn nhân lực của các xã dồi dào và từng bước được nâng cao chất lượng. Kinh tế của các xã đã vượt qua khó khăn thách thức, từng bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Phong trào xây dựng nông thôn mới đang đi vào chiều sâu, thực chất tạo động lực phát triển ở các xã. Lĩnh vực lao động, việc làm, đời sống nhân dân được chăm lo, cải thiện rõ rệt. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, có một số mặt nổi bật. Hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư và có bước cải thiện đáng kể, thay đổi diện mạo nông thôn. Chi ngân sách xã có hiệu lực, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật trong quản lý ngân sách được nâng lên. Quốc phòng- an ninh được tăng cường, giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Tuy nhiên, khó khăn đối với các xã trên địa bàn huyện Tân Yên vẫn còn nhiều, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung chưa bền vững; Chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa đồng đều; các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đưa phương pháp mới, loại giống mới vào phục vụ sản xuất, đời sống và cơ giới hoá trong nông nghiệp chưa mạnh; uy tín về thương hiệu; khả năng liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự thuận lợi, sức hấp dẫn đầu tư còn hạn chế. Quy mô nền kinh tế của các xã còn nhỏ, hạn hẹp về

quy mô nhỏ. Sản phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ít, sức cạnh tranh còn yếu; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển chậm. Nhiều xã trong huyện còn khó khăn, hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, xây dựng nông thôn mới còn tư tưởng phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước, mức sống của nhân dân còn thấp, đòi hỏi cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển, nguồn thu ngân sách xã không ổn định dẫn đến bội chi ngân sách xã. Do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu về thị trường bất động sản còn trầm lắng đã tác động trực tiếp đến khả năng tăng thu tiền sử dụng đất và ảnh hưởng đến cân đối NS địa phương.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện ở huyện Tân Yên, nghiên cứu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

- Thu thập tài liệu thứ cấp : Thu thập báo cáo xây dựng dự toán; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước của UBND huyện cho xã, quyết định công khai quyết toán của các xã, TT.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

- Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến công tác quản lý NSX tại huyện Tân Yên được thu thập tại các điểm khảo sát điển hình thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Tài chính- kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục thuế huyện, Chủ tịch, kế toán các xã, TT, người dân, các ban ngành thuộc UBND các xã, TT liên quan đến quản lý NSX tại huyện Tân Yên.

- Dữ liệu này được thu thập bằng cách chọn mẫu đại diện phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng Tài chính- kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục thuế huyện, Chủ tịch, kế toán các xã, TT, người dân, các ban ngành thuộc UBND các xã những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý thu, chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp cơ sở. Số lượng phiếu hỏi được thể hiện qua bảng 3.1: những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm

bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý ngân sách xã trong thực tiễn tại cấp cơ sở.

- Phỏng vấn điều tra trực tiếp: Tổng số 50 phiếu, được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.1. Số liệu phiếu khảo sát

Đơn vị đến khảo sát Số lượng phiếu khảo sát

Cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện 3

Kho bạc Nhà nước huyện 3

Chi cục thuế huyện 2

Chủ tịch UBND xã, TT 15

Cán bộ tài chính xã, TT 15

Người dân 7

Các ban, ngành thuộc UBND xã 5

Tổng số 50

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phiếu khảo sát (2015)

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Thu thập các số liệu từ các quyết định giao chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước, quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán và Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã để mô tả toàn bộ các nhiệm vụ thu, chi NSX được giao đầu năm, mức độ biến động nguồn vốn NSX và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thu, chi qua các năm.

* Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sách, đối chiếu mức độ hoàn thành kế hoạch của các lĩnh vực thu, chi NSX trong một năm, giữa các năm với nhau; so sánh tỷ trọng giữa của một số lĩnh với tổng thu, chi NSX qua các năm. Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu đưa ra những kết luận, nhận xét.

* Phương pháp cân đối

Sử dụng phương pháp cân đối trong việc tính toán cân đối thu- chi ngân sách, cân đối nhu cầu - khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn NSX cho các nhiệm vụ thu, chi qua các năm nhằm phát hiện ra những nhiệm vụ chi vượt định mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 43)