Chấp hành dự toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 84)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, gia

4.1.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã

4.1.2.1. Chấp hành dự toán thu ngân sách xã

Thực trạng và kết quả chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Yên được phản ánh qua số liệu ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Tình hình thu NSX trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 % So sánh TH

Thực hiện Cơ cấu (%) % TH/ DT Thực hiện Cơ cấu (%) % TH/ DT Thực hiện Cơ cấu (%) % TH/ DT 2014/ 2013 2015/ 2014 Tổng thu NSX 174.527 100 182,55 160.833 100 137,86 180.627 100 159,64 92,15 112,31 1 Các khoản thu hưởng 100% 23.345 13,38 343,97 21.144 13,15 306,43 18.075 10,01 254,28 90,57 85,49 2 Các khoản thu theo tỷ lệ 43.337 24,83 144,41 27.134 16,87 93,34 35.838 19,84 185,89 62,61 132,08 3 Thu BS từ NS cấp trên 107.845 61,79 182,59 112.554 69,98 142,22 126.714 70,15 145,84 104,37 112,58

Thu ngân sách xã có sự biến động không thống nhất qua các năm nhưng đều vượt mức kế hoạch đặt ra, nhất là năm 2013 vượt 82,55% so với dự toán.

Thu NSX năm 2014 giảm 13.694 triệu đồng so với năm 2013; trong đó các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phân chia phần trăm có xu hướng giảm mạnh nhất, chỉ đạt 62,61% so với năm. ồng và bằng 98,4% so với dự toán huyện giao...

Năm 2015, số thu NS có sự chuyển biến rõ rệt đạt 180.627 triệu đồng tăng 12,31% so với năm 2014. Dù cho các khoản thu NSX hưởng 100% qua các năm có xu hướng giảm nhưng các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ điều tiết và thu bổ sung từ NS cấp trên lại có xu hướng tăng mạnh hơn (thu NSX hưởng 100% tăng 32,08%; NSX hưởng theo tỷ lệ điều tiết tăng 12,58%) dẫn đến tổng thu NSX năm 2015 tăng so với năm 2014.

Mặt khác thu NSX được hưởng 100% lại là khoản thu có sự biến động mạnh nhất trong các khoản thu so với kế hoạch đặt ra. Cụ thể: năm 2013 đạt 23.345 triệu đồng vượt 243,97%; năm 2014 đạt 21.144 triệu đồng vượt 206,43 triệu đồng, năm 2015 đạt 18.075 triệu đồng vượt 154,58% so với dự tốn đầu năm.

Nhìn chung số thu NSX trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực, đây là dấu hiệu cho thấy hướng đi đúng đắn của công tác quản lý NSX và sự phát triển KT-XH ở địa phương. Đây là kết quả đáng khích lệ của chính quyền cấp xã cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan cấp ủy cấp trên dù cho q trình quản lý NSX cịn tồn tại những hạn chế nhất định thể hiện qua việc quản lý từng chỉ tiêu thu và cơng tác lập dự tốn.

Dễ thấy nguồn thu của NSX xuất phát chủ yếu từ thu bổ sung của NS cấp trên (năm 2013 chiếm 61,79%; năm 2014 chiếm 69,98%; năm 2015 chiếm 70,15%). Qua đó cho thấy, 100% các xã đều chưa tự cân đối được - xét trên giác độ cân đối NSX. Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền cấp xã cần phải có các biện pháp hiệu quả để thúc đẩy tăng thu từ nguồn lực nội tại của xã, nhanh chóng giảm số thu bổ sung của NS cấp trên.

Để đánh giá một cách sâu sắc, ta đi phân tích từng chỉ tiêu thu NSX:

a. Nguồn thu NSX hưởng 100%

Khoản thu NSX hưởng 100% là một khoản thu vô cùng quan trọng đối với NSX không chỉ bởi lẽ khoản thu này phát sinh ngay trên địa bàn do UBND xã trực tiếp tổ chức quản lý, xây dựng và khai thác mà còn do yếu tố sở hữu đối

nhiều thì NSX được hưởng càng nhiều và ngược lại. Nguồn thu của nó chủ yếu phát sinh dựa vào tiềm năng phát triển KT-XH kết hợp với nhiệm vụ về quản lý mà chính quyền cấp xã được phân công. Kết quả trong 03 năm 2013, 2014, 2015 phần nào đã cho thấy vị trí và tiềm năng về nguồn thu trên.

Trong cả 03 năm, đa số các chỉ tiêu thu đều đạt và vượt cao so với dự tốn giao; điển hình là chỉ tiêu thu tại xã. Trong năm còn phát sinh một số nguồn thu mà dự toán đầu năm chưa giao như thu kêt dư NS năm trước, thu chuyển nguồn năm trước. Để hiểu rõ hơn tình hình chấp hành dự tốn thu NSX hưởng 100%, ta đi sâu vào phân tích chi tiết từng khoản thu.

* Thuế môn bài:

Đây thực chất là thu thuế môn bài từ các cá nhân và các hộ kinh doanh đơn lẻ trên địa bàn với quy mô nhỏ. Tỷ lệ điều tiết cho cấp xã 100% đã tạo điều kiện kích thích các xã phấn đấu thu tốt khơng để tồn đọng. Qua bảng 4.5 có thể thấy chỉ tiêu thuế môn bài ở xã, thị trấn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu thu NSX được hưởng 100%; mức tỷ lệ cao nhất mới chỉ là 3,26% vào năm 2014. Nhìn chung số thu thuế này khá ổn định và tăng nhẹ qua các năm; chênh lệch giữa quyết toán, dự toán, quyết toán so với dự toán của từng năm là không đáng kể.

Nguyên nhân là bởi một số địa phương đã có những cố gắng trong cơng tác quản lý thu thuế, có biện pháp triển khai kế hoạch thu tốt, góp phần nhỏ vào nhiệm vụ chi NSX. Tuy nhiên, nhiều xã vẫn chưa thực sự coi trọng nguồn thu này, mặc dù số thu thuế môn bài chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu 100% nhưng nếu các xã có sự quản lý tốt, chặt chẽ thì đây là nguồn thu rất thiết thực nhằm thực hiện các khoản chi thường xuyên.

* Lệ phí trước bạ nhà, đất:

Lệ phí trước bạ nhà đất là khoản thu xuất phát từ đất nên có số thu biến động theo hàng năm. Trong những năm gần đây, khoản thu từ lệ phí trước bạ nhà, đất có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong cơ cấu thu NSX hưởng 100% (từ 5,41% năm 2013 lên đến 9,21% năm 2015). Nguyên nhân là bởi nhu cầu sử dụng đất ở một số địa phương 2014 - 2015 tăng. Mặt khác năm 2014, UBND tỉnh Bắc Giang đã hình thành khung giá mới cho các loại đất và các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện kiểm tra, rà soát các đối tượng trốn thuế do người dân, tổ chức không chủ động kê khai theo đúng quy định.

47

Biểu 4.5. Các khoản thu NSX được hưởng 100% giai đoạn 2013-2015

STT Nội dung

Năm 2013 Năm 2014

Thực hiện Cơ cấu

(%) % TH/DT Thực hiện Cơ cấu (%) % TH/DT Thực hiện Tổng thu 174.527.364 100 182,55 160.833.164 100 137,83 180.627.181

I Các khỏan thu NSX hưởng 100% 22.776.871 13,05 366,07 21.144.049 13,15 332,98 18.075.431

1 Thuế môn bài 568.350 2,50 100,59 581.650 2,75 105,75 589.350

2 Lệ phí trước bạ nhà, đất 1.263.828 5,55 125,13 1.504.066 7,11 118,90 1.664.687

3 Phí, lệ phí xã 937.306 4,12 148,07 1.165.324 5,51 120,14 1.133.411

4 Thu tại xã Trong đó:

14.060.906 61,73 307,07 6.874.537 32,51 167,06 6.462.616

Quỹ đất cơng ích, đất cơng 3.271.468 23,27 244,50 4.207.924 61,21 265,65 4.175.337

Thu phạt, tịch thu 887.221 6,31 609.291 8,86 361.750

Thu hồi các khoản chi của năm trước 9.079.059 64,57 67.000 0,97

Đóng góp tự nguyện 588.346 4,18 1.679.690 24,43 1.847.131

Thu khác 234.813 1,67 310.632 4,52 78.399

5 Thu kết dư NS năm trước 966.775 4,24 2.322.362 10,98 721.705

6 Thu chuyển nguồn năm trước 5.547.996 24,36 8.696.110 41,13 7.503.662

* Phí, lệ phí:

Phí và lệ phí là các khoản thu có tính chất bắt buộc đối với các cá nhân và pháp nhân được hưởng lợi ích hoặc một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp. Biểu 4.4 cho thấy đây cũng là khoản thu khá ổn định của cấp xã. Năm 2013 số thu đạt 937 triệu đồng; năm 2014 đạt 1.165 triệu đồng, tăng 24,33% so với năm 2013; Năm 2015 có giảm nhẹ nhưng không đáng kể đạt 1.133 triệu đồng. Công tác dự toán nguồn thu trên ngày càng sát với thực tế. Nếu như năm 2014, chênh lệch giữa quyết toán so với dự tốn là 48,07% thì đến năm 2015, con số này chỉ là 1,20%. Những khoản thu phí lệ phí xuất phát chủ yếu thu từ lệ phí đị, chợ, lệ phí bến bãi, lệ phí chứng thực, lệ phí cấp giấy khai sinh,...

Phương thức quản lý thu phí, lệ phí tại các xã, thị trấn thuộc huyện khá chặt chẽ; đối với các khoản thu phí, lệ phí liên quan đến các thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế liên thông một cửa, giao trực tiếp cho cán bộ chuyên môn cung cấp dịch vụ thu, sử dụng biên lai in sẵn do ngành thuế cung cấp, có sự giám sát trực tiếp của lãnh đạo xã quản lý trực tiếp. Mức thu phí, lệ phí được niêm yết cơng khai tại trụ sở UBND cấp xã để mọi người dân biết và chấp hành.

Tuy vậy việc khai thác, quản lý nguồn thu tại xã, nhất là khai thác các nguồn thu phí, lệ phí, thu khốn hàng qn... chưa được chú trọng ở một số nơi. Phí đị, phí chợ, lệ phí bến bãi ở một số xã đấu thầu nhiều năm nhưng các ban quản lý lại thu ngay và nộp vào NS một lần như thị trấn Cao Thượng, thị trấn Nhã Nam, xã Ngọc Thiện, xã Quế Nham, xã Việt Lập (phí chợ - đây là những nơi tập trung buôn bán lớn của huyện); xã Hợp Đức, Quế Nham, Tân Trung, Liên Chung (lệ phí bến bãi). Vì vậy, thu NS trong năm đó thường lớn và được sử dụng ngay trong năm, dẫn đến những năm tiếp theo số thu từ nguồn này lại không có làm ảnh hưởng đến cân đối NS. Bên cạnh đó, các xã cũng chưa kiểm sốt chặt chẽ các đối tượng nhận khốn, cịn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...

* Thu tại xã:

Qua 3 năm thực hiện, khoản mục thu tại xã ln hồn thành chỉ tiêu kế hoạch giao và là một trong 02 nguồn thu đóng góp chủ yếu trong cơ cấu tổng thu NSX được hưởng 100%. Năm 2013, thu tại xã đạt 14.061 triệu đồng vượt 207,07% so với kế hoạch chiếm 61,73% cơ cấu thu; năm 2014 - 2015 tuy giảm mạnh xuống còn hơn 6 tỷ đồng nhưng vẫn vượt trên 50% so với kế hoạch và chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng cơ cấu thu.

- Thu từ quỹ đất cơng ích, đất cơng:

Đây là một nguồn thu cân đối quan trọng đảm bảo cho UBND các xã, thị trấn chủ động nguồn thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp. Thu từ quỹ đất cơng ích, đất cơng có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2013, khoản thu này chiếm 63,41% trong cơ cấu Thu tại xã thì đến năm 2014, 2015 tỷ lệ này lần lượt là 53,7%; 48,28%.

Biêu 4.6. Chi tiết khoản mục thu từ quỹ đất cơng ích, đất cơng trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2013-2015

ĐVT: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự

toán Thực hiện Cơ cấu (%) toán Dự Thực hiện Cơ cấu (%) toán Dự Thực hiện Cơ cấu (%) A Thu từ quỹ đất cơng ích, đất

cơng

1.338 3.271 100 1.584 4.208 100 1.726 4.175 100

1 Thu từ quỹ đất cơng ích, đất cơng 2.074 63,41 2.260 53,7 2.015 48,28

2

Thu tiền đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu

hồi đất 1.197 36,59 1.948 46,3 2.160 51,72

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tân Yên (2015)

Một số xã trên địa bàn huyện làm tốt việc tích từ 5% đến 10% tổng số diện tích đất canh tác đưa vào diện tích đất cơng ích để thu NSX hàng năm; nhiều xã quản lý và khai thác tốt tiềm năng đất đai, diện tích ao hồ, bãi bồi để quy hoạch cây ăn quả, vườn cây lâu năm,... Việc đấu thầu và khốn thu đối với diện tích đất cơng ích, diện tích hoa lợi cơng sản những năm gần đây đã được chú trọng. Số thu hoa lợi công sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và biến động không đáng kể.

Mặc dù tỉnh đã quy định việc bố trí từ 5% quỹ đất cơng ích để canh tác tập trung gọn vào một số khu nhưng thực tế nhiều xã còn để rải rác khơng tập trung nên khó quản lý. Ngồi ra một số xã vẫn chưa thực sự coi trọng nguồn thu này chưa thấy được đây là một khoản thu lớn, có tính ổn định lâu dài vì vậy cịn bng lỏng quản lý, số thu có chiều hướng giảm; nhiều xã dù có diện tích đất đai lớn nhưng lại thiếu những biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả.

Hiện nay, các xã thường áp dụng đấu thầu, khoán cho tư nhân quản lý khai thác nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp xã. Nhưng nhiều xã khơng có kế hoạch cụ thể và biện pháp quản lý tốt đã để tư nhân khai thác triệt để mà không đầu tư bồi đắp, nuôi dưỡng nguồn thu, làm cạn kiệt nguồn thu trên. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến số thu về quỹ đất cơng ích, hoa lợi cơng sản giảm, số thu về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cơng ích có xu hướng gia tăng qua từng năm.

Việc tổ chức thu NS ở một số xã chưa tốt do thiếu sự phối hợp sức mạnh giữa các ngành, các tổ chức đoàn thể của xã. Việc thu hoa lợi cơng sản, đất cơng ích và một số khoản thu khác mới chỉ giao cho một số cá nhân thuộc Tài chính xã và đội an ninh xã mà chưa sử dụng sức mạnh tổng hợp của các ngành đồn thể ở xã. Vì vậy vẫn cịn hiện tượng nợ đọng khoản thu đất cơng ích trong dân thậm trí có nơi 1 - 2 năm vẫn chưa thu được.

- Thu phạt tịch thu:

Thu phạt, tịch thu ở xã chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng Thu tại xã và có chiều hướng giảm dần qua các năm (năm 2013: 887 triệu đồng; năm 2014: 609 triệu đồng; năm 2015: 362 triệu đồng). Số thu phát sinh chủ yếu từ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phạt do lấn chiếm lề đường. Việc giảm số thu từ nguồn thu phạt, tịch thu đã cho thấy UBND cấp xã đã có những giải pháp tích cực trong cơng tác quản lý. Đây là điểm đáng khích lệ mà các xã, thị trấn cần tiếp tục phát huy.

- Thu hồi các khoản chi của năm trước:

Năm 2013, thu hồi các khoản chi của năm trước là khoản thu chủ yếu cấu thành vào tăng thu tại xã với số thu lên đến trên 9 tỷ đồng, đóng góp 64,57% trong cơ cấu Thu tại xã. Năm 2014 khoản mục này giảm mạnh xuống còn 67 triệu đồng. Đây là khoản chi liên quan đến kiên cố hóa trường lớp học được đảm bảo từ nguồn trái phiếu chính phủ. Các xã, thị trấn đã thực hiện chi tạm ứng từ nguồn trái phiếu để xây dựng, sửa chữa lại trường học từ những năm trước nhưng đến năm 2013, vốn trái phiếu mới được cung ứng cho xã. Đó là lý do số chi phải thu hồi năm 2013 cao đột biến như vậy.

- Thu đóng góp của các cá nhân:

Những năm gần đây, các xã, thị trấn thuộc huyện đã đẩy mạnh việc huy động các nguồn thu đóng góp từ nhân dân để đáp ứng các nhu cầu chi lớn trong

khi nguồn thu NSX trên địa bàn còn nhiều hạn chế như xây dựng cơng trình phúc lợi xã hội, trạm xã, đường giao thơng nơng thơn,...

Thu đóng góp tự nguyện từ các cá nhân là khoản thu khơng mang tính ổn định nên trong năm 2013 - 2014 các cấp NS không giao cụ thể trong dự toán. Nhận thức được ý nghĩa, mục đích của khoản thu là nhằm phục vụ xây dựng các cơng trình cơng cộng, đem lại lợi ích cho cộng đồng; bên cạnh thực hiện tương đối tốt công tác quy chế dân chủ, sử dụng nguồn thu đúng quy định, đạt hiệu quả cao của chính quyền cấp xã; do vậy số thu tự nguyện khơng ngừng gia tăng và góp phần lớn vào tổng Thu tại xã. Năm 2015 số thu này đạt 1.847 triệu đồng chiếm 28,58% trong cơ cấu; tăng 214% so với năm 2013; tăng 10% so với năm 2014. Với biến động tích cực, chính quyền cấp xã đã mạnh dạn lập dự toán cho nguồn thu này năm 2015 nhưng thực tế cho thấy thiếu đi tính chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 84)