Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 93 - 98)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện

XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Trong những năm gần đây kinh tế thế giới và trong nước sau suy giảm hồi phục chậm, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động đã tác động, ảnh hưởng tới tư tưởng nhân dân; kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân trong huyện cịn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2014 một số doanh nghiệp hoạt động chỉ mang tính chất cầm chừng và một số tạm ngừng hoạt động bên cạnh đó sự trầm lắng của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu trên địa bàn các xã, ảnh hưởng đến cân đối thu chi NSX trên địa bàn làm cho công tác quản lý điều hành NS thường bị động và gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Tân Yên trong thời gian vừa qua thì nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách xã cũng rất lớn. Theo số liệu thống kê điều tra về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý NSX thu được có 61% ý kiến là do trình độ của cán bộ tài chính, kế tốn; 42% ý kiến là do trình độ của chủ tịch xã, 73% là do cơ sở vật chất phục vụ cơng tác quản lý NSX; 100% thì cho rằng là do Chế độ chính sách của Nhà nước về việc hướng dẫn công tác quản lý NSX và 78% ý kiến cho rằng ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị cũng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý NSX trên địa bàn. Cụ thể:

4.3.1. Trình độ chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính xã

Năng lực chuyên mơn của chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính kế tốn xã quản lý các khoản thu, chi ngân sách là yếu tố quyết định hiệu quả công tác quản lý NSX, các Chủ tài khoản UBND các xã, TT về cơ bản không được đào tạo chính quy về cơng tác tài chính kế tốn do vậy việc quản lý nguồn kinh phí, sử

dụng tài sản công của xã phụ thuộc rất lớn vào bộ phận cán bộ giúp việc đó là các cán bộ tài chính, kế tốn của xã. Theo kết quả số liệu thống kê điều tra (bảng 4.17) cho thấy có 26,3% ý kiến cho rằng cán bộ tài chính kế tốn của các xã đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lý NSX, 58% đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nguồn kinh phí và 15,7% ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ tài chính kế tốn xã tham gia công tác quản lý NSX chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác quản lý.

Bảng 4.17. Đánh giá năng lực của Chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính kế tốn tham gia công tác quản lý NSX

STT Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Đáp ứng tốt yêu cầu quản lý 11 26,3

2 Đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý 24 58

3 Đáp ứng chưa kịp thời yêu cầu quản lý 6 15,7

Nguồn Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Nguyên nhân của những nhận định trên là do:

Đối với cán bộ phịng Tài chính – Kế hoạch: do bộ phận theo dõi, quản lý ngân sách NSX có kinh nghiệm và trình độ và năng lực chun mơn nghiệp vụ sẽ thường xuyên đưa ra được những phương pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt kết quả tốt, giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính cơng, kiểm sốt được tồn bộ nội dung thu, chi NSX, nguyên tắc thu, chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính cơng đảm bảo theo dự tốn đã đề ra. Về cơ bản cán bộ, cơng chức phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Tân Yên đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tuy nhiên với một khối lượng công việc nhiều, lực lượng quản lý lại ít, hiện nay phòng tài chính có 7/9 biên chế được giao trong đó: một đồng chí chuyên quản 24 xã, TT kiêm quản lý tài sản công của huyện. Do khối lượng công việc q nhiều do vậy khơng trách khỏi những sai sót trong q trình tham mưu cơng tác quản lý và điều hành NSX cho lãnh đạo, việc kiểm tra các đơn vị theo kế hoạch cũng bị hạn chế về thời gian do vậy công tác kiểm tra, hướng dẫn chun mơn của phịng cịn ít được triển khai thực hiện.

Đối với cán bộ tài chính kế tốn tại các xã, TT trên địa bàn huyện tham gia q trình quản lý NSX đều có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ trung cấp trở

lên, cán bộ, chuyên viên phịng TC-KH 100% có trình độ đại học và trên đại học do vậy có thể nói đội ngũ cán bộ kế tốn có thể đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay. Bên cạnh một số cán bộ tài chính kế tốn xã khơng ngừng học hỏi, nghiên cứu những chính sách chế độ tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tăng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao thì vẫn tồn tại một số cán bộ kế tốn cịn chủ quan, coi nhẹ việc theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt, tài sản, công cụ dụng cụ, công nợ, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản chưa cao, chưa thực hiện được chủ trương thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý tài sản.

Do vậy có thể nói cán bộ tham gia trong cơng tác quản lý NSX có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm cơng tác là một điều kiện hết sức cần thiết để đưa công tác quản lý NSX ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính kế tốn của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả của cơng tác quản lý tài chính của đơn vị mình.

Bên cạnh năng lực chun mơn thì đối với cán bộ tài chính cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức, chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như địi hối lộ, đưa đút lót, thơng đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng khơng tốt tới q trình quản lý NSX, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính cơng nghiêm trọng.

4.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý NSX

Bên cạnh bộ máy quản lý được kiện tồn về chun mơn, nghiệp vụ thì yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng quản lý NSX là cơ sở vật chất như: như máy móc, trang thiết bị, trụ sở làm việc, …

Ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin trong cơng tác tài chính kế tốn là phổ biến và khơng thể thiếu được, nhất là việc áp dụng phần mềm quản lý kế tốn tài chính ngân sách xã giúp tiết kiệm được thời gian xử lý cơng việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Việc áp dùng các phần mềm kế toán NSX tại các xã đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn huyện, giúp cho cơng tác quản lý tài NSX được thuận tiện, chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên do những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu quản lý Bộ tài chính đã nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi mẫu biểu của chế độ kế toán ngân sách xã, TT cũng làm ảnh hưởng đến các phần mềm kế toán đang được áp dụng, để

tiếp tục sử dụng phần mềm kế toán các đơn vị phải tiếp tục nâng cấp phần mềm ảnh hưởng đến nguồn kinh phí hoạt động và q trình thực hiện triển khai phần mềm. Đồng thời phần mềm tổng hợp quyết toán ngân sách xã đang được sử dụng cho phịng Tài chính- Kế hoạch trên địa bàn tuy là phần mềm được Bộ Tài chính cấp miễn phí nhưng vẫn cịn nhiều bất cập: theo yêu cầu của quyết toán ngân sách hàng năm, căn cứ vào số liệu báo cáo quyết toán của các xã theo mục lục ngân sách, phòng Tài chính- Kế hoạch phải nhập số liệu của từng đơn vị vào phần mềm quyết toán, đối chiếu với số liệu quyết toán của KBNN. Để làm được công việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian vì lượng số liệu quyết tốn thu chi của các xã trên địa bàn tương đối lớn.

Bên cạnh tồn tại của việc áp dụng phần mềm kế toán và phần mềm tổng hợp quyết tốn ngân sách xã thì vẫn cịn tồn tại ở một số xã cịn chưa quan tâm để cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn thiếu thốn như: Một số xã, TT chưa có nguồn kinh phí để xây dựng sở làm việc mới mà vẫn sử dụng trụ sở làm việc cũ và hẹp do vậy cán bộ kế tốn khơng có phịng làm việc riêng mà phòng làm việc chung với một số bộ phận chun mơn khá, từ những tồn tại trên có thể nhận thấy trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý của một số xã trên địa bàn huyện của chưa đảm bảo cũng ảnh hưởng lớn đến công tác bảo mật và an tồn của số liệu quản lý.

4.3.3. Chế độ chính sách quy định về quản lý ngân sách xã

Trong những năm gần đây hệ thống văn bản ban hành về các chế độ chính sách về NSX ngày càng được cụ thể hóa, cơng khai, dân chủ giúp cho công tác quản lý NSX thực hiện tốt hơn việc quản lý thu theo quy định, chi tiêu NSX được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn; định mức phân bổ chi ngân sách do HĐND tỉnh ban hành trên địa bàn giai đoạn ổn định ngân sách 2011-2015 rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định, dễ làm và dễ kiểm tra; tại thời điểm năm đầu ổn định về cơ bản đã đáp ứng đủ các chế độ, chính sách. Tuy nhiên một số chế độ chính sách của Nhà nước ban hành còn chưa đồng bộ về hiệu lực thi hành và nguồn kinh phí cấp như: chế độ trực tiếp dân, chế độ một cửa, trang phục HĐND cấp xã, chi hoạt động của Đảng ủy, HĐND xã... cũng làm ảnh hưởng đến công tác chi trả và quản lý điều hành NSX.

Một số chế độ chính sách hạn chế nội dung chi ảnh hưởng đến quá trình điều hành và quản lý chi NSX như: Nghị quyết 26/2010/NQ-HĐND ngày

10/12/2010 của HĐND tỉnh ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN quy định: thu tiền sử dụng đất để đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường GTNT, kiên cố hóa kênh mương, tu bổ đê, trạm y tế xã, kiên cố hóa trường lớp học, lập quỹ phát triển đất, đo đạc lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận QSD đất như vậy vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất khơng được bố trí để sử dụng kiến thiết thị chính, trụ sở cơ quan, nhưng trên thực tế ngân sách cấp xã, TT nguồn thu chủ yếu từ trợ cấp ngân sách cấp trên chỉ đảm bảo đủ cho hoạt động tối thiếu chi thường xuyên do vậy nhiều đơn vị khi xây dựng, sửa chữa trụ sở vẫn sử dụng nguồn vốn đấu giá đất để chi cho xây dựng các cơng trình kiến thiết…

4.3.4. Ý thức chấp hành pháp luật của các xã

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý NSX. Cán bộ quản lý và kế tốn tài chính chấp hành các văn bản quy định trong cơng tác quản lý điều hành ngân sách sẽ giảm thiểu được những sai phạm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSX.

Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý và kế tốn tài chính trong công tác quản lý NSX thể hiện ở việc thực triển khai thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện đầy đủ theo quy định tại Luật tiết kiệm chống lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí NSX cấp nâng cao vai trị trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.

Hệ thống chính sách, chế độ về quản lý NSX chưa ổn định, vẫn thường xuyên bị thay đổi nên việc thực hiện ở cơ sở thụ động. Đặc biệt là hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo quy định chưa thực ngắn gọn phù hợp với trình độ của cấp xã.

Do điều kiện tự nhiên dẫn tới lợi thế về kinh tế cũng như nguồn thu NS của các xã có sự khác biệt tương đối lớn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển NSX không đồng đều. Do vậy mà người dân ở các xã khác nhau được thụ hưởng những dịch vụ hàng hố cơng cộng từ NSX là khác nhau, và việc triển khai các chính sách thống nhất cho các xã gặp nhiều bất cập.

Thực tế do có nhiều loại hình xã khác nhau nên khơng thể phù hợp được hết với tình hình đặc thù của các xã, vì vậy trong quá trình thực hiện Luật NSNN cịn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý NS nói chung, NSX nói riêng mặc dù Trung ương đã có các thông tư hướng dẫn, tỉnh cũng đã cụ thể hoá thành những văn bản của tỉnh cho phù hợp với thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 93 - 98)