Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 100 - 104)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5.1.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách xã

4.5. Các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân

4.5.1.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách xã

Ngân sách xã đảm bảo cho hoạt động của chính quyền cấp xã được trơi chảy, thơng suốt; từ đó góp phần vào việc quản lý tình hình trật tự, KT-XH ở địa phương nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung. Chỉ khi chính quyền xã vững mạnh thì chính quyền quản lý trực tiếp cấp trên (cấp huyện) mới có thể vững mạnh theo. Tuy nhiên việc quản lý NSX không chỉ là trách nhiệm riêng có của chính quyền cấp xã mà góp phần vào nhiệm vụ chung ấy cần có sự phối hợp, giám sát của các cơ quan cùng quản lý NSX nhằm đảm bảo cho việc sử dụng NSX thực sự đúng với tinh thần của Luật NSNN. Do vậy việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSX là hết sức cần thiết, thúc đẩy hiệu quả sử dụng NSX. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau:

* Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý ngân sách xã:

Các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Tài chính và KBNN phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở các điều luật quy định. Phân định rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị trong công tác quản lý NSX sẽ tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong việc quản lý thu, chi NSX, đảm bảo công tác quản lý NSX ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong cơng tác quản lý NSX. Từ đó tạo điều kiện cho chính quyền Nhà nước cấp

xã thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành NS của xã, cụ thể chức năng của từng đơn vị như sau:

- Phòng TC-KH: Thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND huyện

hướng dẫn các xã, thị trấn trong việc chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng NSNN; thực hiện rà soát và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và xây dựng kế hoạch tăng thu, giảm nợ công NS.

+ Tập trung đôn đốc và hướng dẫn các xã thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ quyết tốn và thanh toán vốn đầu tư đối với các cơng trình xây dựng cơ bản, tập trung cao cho các danh mục cơng trình xây dựng NTM.

+ Tiếp tục phối hợp với KBNN hướng dẫn các xã thực hiện tốt công tác đối chiếu các khoản thu, chi, thanh quyết toán và hạch toán đảm bảo đúng chế độ kế toán và Mục lục NSNN.

+ Phối hợp với các phịng chun mơn, UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát và quản lý, sử dụng chặt chẽ chi từ nguồn thu cấp GCNQSD đất, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

- Phịng KT&HT: Tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB và giám sát

việc lập dự án, thẩm định, thẩm tra BCKTKT; Kiểm sốt chặt chẽ phạm vi, quy mơ của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng trong thẩm tra dự toán BCKTKT, đặc biệt là các cơng trình xây dựng NTM.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư XDCB, kịp thời phát hiện những yếu kém, sai phạm trong quản lý nhà nước, đơn vị thi cơng để có biện pháp khắc phục, nhằm phịng chống tham nhũng, lãng phí, thất thốt, tiêu cực trong đầu tư XDCB.

- Thanh tra huyện: Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra sử dụng NSNN và thanh tra đối với các cơng trình XDCB, ít nhất mỗi năm thanh tra từ 3- 4 đơn vị; tập trung thanh, kiểm tra việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư, nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các xã đã triển khai xây dựng NTM.

- Phòng TN&MT: Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, tập trung kiểm

tra, rà soát xác định rõ diện tích đất cơng ích, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện tập trung chỉ đạo các đơn vị xây dựng nguồn quỹ đất sạch, nhằm tạo quỹ

+ Phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất và Cụm Cơng nghiệp, kiểm tra rà sốt xác định rõ các khu đất sạch còn tồn chưa đấu giá; tập trung hướng dẫn các xã, thị trấn chủ động giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng để có quỹ đất sạch. Tăng cường cơng tác tham mưu, xây dựng kế hoạch đấu giá cho từng khu đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tăng thu NS.

+ Chủ động Xây dựng kế hoạch, kiểm tra rà sốt lại tồn bộ các hộ được giao đất theo Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2012 của UBND tỉnh, các hộ trúng giá QSD đất nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nghĩa vụ tài chính.

- Chi cục Thuế: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế;

triển khai các biện pháp quản lý nợ thuế, kịp thời thu hồi số thuế nợ đọng, phấn đấu giảm nợ ở mức thấp nhất, tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm việc sử dụng hoá đơn, quyết toán thuế; phối hợp với phịng chun mơn thực hiện kiểm tra, rà soát và xác định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của các hộ gia đình, cá nhân thuê đất theo đúng quy định của pháp luật;

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận biết của người dân trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch thu của từng đội thuế; đẩy nhanh tiến độ thu 06 tháng đầu năm và phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giao thu năm 2015.

- Đối với KBNN cấp huyện:

Tăng cường vai trị, trách nhiệm của mình trong hoạt động thanh toán và kiểm sốt chi, kịp thời đảm bảo kinh phí hoạt động của cấp xã nhưng vẫn tuân thủ theo đúng chế độ quy định. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định đối với hoạt động NSX, đặc biệt là thu NSX, tạo điều kiện cho bộ phận Tài chính - kế tốn xã hạch tốn, theo dõi đầy đủ nội dung, thông tin liên quan đến thu, chi NSX.

Hướng dẫn, chấn chỉnh kỷ luật trong hoạt động thanh tốn của Tài chính xã. Quy định định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã phù hợp với tình cụ thể tại địa phương.

- HĐND các cấp:

HĐND các cấp, đặc biệt là HĐND cấp xã cần tăng cường hoạt động giám sát của mình đối với hoạt động tài chính xã, đặc biệt là giám sát việc chấp hành dự toán được HĐND cấp xã quyết định, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ đối với các đối tượng đảm bảo xã hội, người có cơng, giám sát việc thực hiện các giải pháp tài chính để quản lý, điều hành các hoạt động tài chính xã, để phát triển KT-XH, quốc phịng - an ninh tại địa phương.

- Ban thanh tra nhân dân:

Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cấp xã. Thơng qua Ban thanh tra nhân dân để thực hiện quyền giám sát của nhân dân. Cần tăng cường vai trò, nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân trong quản lý hoạt động tài chính xã, nhằm phịng ngừa, phát hiện những vi phạm đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với hoạt động tài chính xã của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cấp xã.

* Thực hiện tôt quy chế dân chủ, công khai trong quản lý NSX

Đảm bảo các xã thực hiện tốt quy chế cơng khai tài chính đối với NS các cấp quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính. Nâng cao vai trị giám sát của các tổ chức chính trị, đồn thể, thanh tra nhân dân trong việc quản lý NSX. Trên cơ sở phân cấp cụ thể cho từng cấp, từng ngành, quản lý NSX theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ, cơng khai có phân cơng rõ trách nhiệm gắn với quyền hạn để đảm bảo việc điều hành, quản lý NSX ngày càng hiệu quả, thiết thực, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tham ơ, lãng phí, gây thất thốt tài sản, tiền vốn của NSNN.

*Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác quản lý NSX

Việc tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành dự tốn, chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước, của UBND tỉnh Bắc Giang là cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý tài chính xã nói riêng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục đối với các hoạt động tài chính xã, gắn cơng tác thanh tra với việc hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước. Những sai phạm trong quản lý, điều hành tài chính

xã phải được xử lý công khai, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc xử lý nội bộ, bưng bít thơng tin. Qua đó, góp phần tăng cường quản lý đối với hoạt động tài chính cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 100 - 104)