- Ngân hàng ACB
Trong các doanh nghiệp trong nước và cũng thuộc lĩnh vực ngân hàng thì Ngân hàng Á Châu (ACB) là một trong số những ngân hàng thành công trong việc
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mỗi nhân viên của ACB khi được tuyển dụng
đều được đào tạo trước khi làm việc tại trung tâm đào tạo của ACB, mỗi vị trí nhân
viên đều phải lấy đủ các chứng chỉ do trung tâm đào tạo cấp mới được chính thức làm việc, từng năm họ đều được đào tạo nâng cao. Thái độ phục vụ của nhân viên
ACB được đánh giá là tốt, nhiệt tình, chu đáo và thân thiện. Mỗi năm ACB dành
một lượng ngân sách lớn cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Ngân hàng Techcombank
Techcombank là ngân hàng luôn chú trọng đến công tác đào tạo mọi cấp, từ
cán bộ quản lý cho đến chuyên viên, nhân viên. Đáng chú ý, chính sách tuyển dụng gắn với đào tạo được triển khai mạnh mẽ tại Techcombank với 60-65%
nhân viên được tuyển dụng vào là sinh viên mới tốt nghiệp.
Lãnh đạo Techcombank chia sẻ, với những hạn chế trong công tác đào tạo hiện nay, ngân hàng xác định phải bỏ công xây dựng hệ thống đào tạo bài bản để
xây dựng được bộ khung vững chắc. Chiến lược về nhân sự của Techcombank chuyển từ “buy” (mua) sang “build” (xây) - có nghĩa là chú trọng vào phát triển
năng lực nhân sự trong quá trình làm việc (H.San, 2016).
Techcombank nhận thực tập sinh tập trung từnăm thứ 3, mỗi năm sàng lọc
được trung bình 400 người trong khoảng 3.000 hồ sơ trúng tuyển. Sau đó, mỗi thực tập sinh cần khoảng 3 tuần đào tạo về sản phẩm, kỹnăng và các nghiệp vụ
ngân hàng và kết thúc đợt thực tập có khoảng 62% đủtrình độđược giữ lại.
Đặc biệt sau khi trúng tuyển, ngân hàng có một quá trình đệm lót cho nhân sự, giúp các cá nhân hòa nhập văn hóa chung trước khi chính thức phục vụ cho công việc. Giữ vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển từ “buy” sang “build” của ngân hàng là những chương trình đào tạo chuyên biệt, chuẩn mực dành cho đội
ngũ cán bộ quản lý cấp trung và cao.
Nổi bật như khóa đào tạo Techcom Lead kéo dài 6 tháng, dành cho cán bộ
các cán bộ sẽđược phát triển và vượt qua rất nhiều bài kiểm tra thử thách, nhằm phát huy tối đa khảnăng lãnh đạo.
- Ngân hàng ANZ
Ngân hàng ANZ đã thay đổi mô hình đào tạo truyền thống bằng mô hình tạo sự đột phá là 70:20:10 và đã thành công. Mô hình này do Lambardo &
Eichiger công bố từ năm 1996. Cụ thể gồm : 70% từ trải nghiệm thực tế công việc; 20% từ những người xung quanh; 10% từ các khóa học.
70% từ học và phát triển thông qua trải nghiệm, bao gồm:
- Áp dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế - Thực hiện việc tự học và tự phát triển bản thân - Thử nghiệm cách tiếp cận mới cho một vấn đềcũ - Hoán đổi, luân chuyển vai trò/công việc
- Tiếp xúc với các bộ phận/vai trò khác - Tham gia vào các dự án và làm việc nhóm - Tăng cường ra quyết định
- Trải nghiệm với các nhiệm vụ khó, thách thức
- Tương tác với các quản lý cấp trên (báo cáo, thuyết trình, cuộc họp) - Đàm phán, thương lượng
- Hoạt động cộng đồng và tình nguyện
20% từ học và phát triển thông qua người khác, bao gồm: - Quan sát
- Tìm lời khuyên, hỏi ý kiến và nghe các ý tưởng - Huấn luyện, kèm cặp từ cấp quản lý
- Các kinh nghiệm chia sẻ từcác đồng nghiệp - Các đánh giá và thông tin phản hồi từ khách hàng 10% từ học và phát triển thông qua các khóa học, bao gồm:
- Các khóa học tập trung - Các khóa học trực tuyến