Đời sống kinh tế phát triển, mức sống người dân được nâng cao làm cho
tư duy về học thức được quan tâm hơn, quan niệm về giáo dục được đề cao từ
mỗi gia đình và người dân. Điều đó thể hiện qua sự quan tâm không chỉ của xã hội mà của mỗi gia đình đến tương lai học thức của con em họ qua việc gia tăng đầu tư về vật chất và thời gian cho việc học hành. Đây là nhận thức của con
người về sựưu việt của trí thức qua cái gọi là sự hợp lý hóa về kinh tế và sự giác ngộ về thời gian tính, đó là sự nhận biết sớm vềtương lai và tự trang bị tri thức, chuẩn bị trước hành trang về trí tuệđểđón đầu với sựthay đổi của đời sống kinh tế xã hội theo hướng tri thức hóa.
Bảng 4.18. Bảng chi phí của BIDV Hùng Vương cho hoạt động đào tạobồi dưỡng nghiệp vụ theo từng vị trí cán bộ giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Triệu đồng
STT Vị trí cán bộ 2015 2016 2017
1 Lãnh đạo Chi nhánh 72 36 108
2 Nghiệp vụ quản lý cho GĐ các PGD 105 147 126
3 Quan hệ khách hàng 49,5 38,5 55
4 Quản lý rủi ro 12 24 18
5 Quản trị tín dụng 3,6 10,8 7,2
6 Giao dịch viên 26,4 16,5 6,6
7 Kho quỹ 13,2 9,9 3,3
8 Quản lý nội bộ (Hành chính nhân
sự, Kế toán …) 9 6 3
Tổng cộng 290,7 288,7 327,1
Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hùng Vương (2017)
Chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Chi nhánh có xu hướng
tăng tronggiai đoạn 2015-2017có xu hướng tăng, chứng tỏ vai trò của công tác đào
tạo nghiệp vụ ngày càng quan trọng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2015, mặc dù tổng chi phí đào tạo là thấp nhất, chỉ có 317 triệu đồng, tuy nhiên chi phí chi cho bồi dưỡng nghiệp vụ lại không phải con số thấp nhất (290,7 triệu đồng), cao hơn
không đáng kể, chỉ có 2 triệu đồng so với năm 2016 (288,7 triệu đồng). Sở dĩ như
vậy vì trong năm 2015, chi nhánh vừa trải qua sáp nhập, các định chế, quy chế, kiến thức nghiệp vụđều thay đổi và để vận hành được bộ máy hoạt động kinh doanh lúc
ấy buộc Ban lãnh đạo chi nhánh phải tăng cường đầu tư chi phí đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụưu tiên cho những cán bộở vị trí chủ chốt, những cán bộ tham gia trực tiếp công tác bán hàng, cho vay, huy động vốn… Đây là những vị trí rất cần thiết phải am hiểu nghiệp vụ vì luôn phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhạy bén trong việc tiếp thị sản phẩm của ngân hàng, giải đáp những thắc mắc về quy trình cho khách hàng hiểu. Năm 2017, chi phí đào tạo cán bộ quan hệ khách hàng tăng hơn 16,5 triệu đồng so với năm 2016. Chi nhánh vẫn tập trung vào đào tạo các vị trí như vậy do mục tiêu chiến lược kinh doanh của BIDV Hùng Vương là tăng cường chất lượng cán bộ trong công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ, phấn đấu 5 năm tới trở thành một trong những Chi nhánh bán lẻ dẫn đầu tốt nhất khu vực miền Bắc.
Một cuộc điều tra với 05 cán bộở các vị trí nghiệp vụ chủ chốt khác nhau trong Chi nhánh về câu hỏi có ý kiến như thế nào về các chính sách hỗ trợ kinh
phí đào tạo trong nội bộBIDV và đào tạo tự túc bên ngoài.
Có thể thấy, đa phần cán bộ nhân viên của BIDV Hùng Vương đều chưa thật sự cảm thấy những chính sách về hỗ trợ kinh phí đào tạo là phù hợp.
Chi phí đào tạo nội bộ còn khá cao, vì vậy, số lượng cán bộ được cử đi đào tạo tại Trường còn khá ít, chưa đồng đều giữa các nghiệp vụ. Theo quá trình điều tra, tác giả thấy, một số nghiệp vụ cán bộ được đi đào tạo khá nhiều lớp, tuy nhiên ở một số nghiệp vụ khác cán bộ lại chưa được qua đào tạo lớp nào. Đây là một bất cập không chỉ trong chất lượng đào tạo của BIDV Hùng Vương, mà còn là một bài toán về tài chính, kinh phí đối với Ban lãnh đạo Chi nhánh. Làm sao để tiết kiệm mà vẫn có hiệu quả trong chất lượng nhân lực? Làm sao để cán bộ không sinh ra tâm lý không hài lòng trong công tác đào tạo? Đó là một trong những yêu cầu và là thách thức đối với BIDV Hùng Vương trong thời gian tới.
Mặt khác trong công tác tự túc đào tạo, do nguồn lực tài chính đầu tư cho
công hiện nay có hạn nên chỉ tập trung vào bồi dưỡng một số chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh trong nội bộ như đã nói ở trên, việc học tập nâng cao trình độ của bản thân cán bộ tực túc bên ngoài phải tự chịu trách nhiệm và chi trả, hạn chế động lực thúc đẩy cán bộ tham gia học tập.
Bảng 4.19. Khảo sát cán bộ về chính sách hỗ trợ đào tạo Vị trí cán bộ Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo trong nội bộ BIDV Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo tự túc bên ngoài Mong muốn của cán bộ Quan hệ khách hàng Phù hợp “Chưa có chính sách hỗ trợ các vị trí nhân viên, tập trung hỗ trợ chủ yếu các cán bộ lãnh đạo” “Đưa ra những chính sách hỗ trợ một phần tài chính trong đào tạo tự túc bên ngoài nhằm hỗ trợ các cán bộở vị trí khác nhau”
Quản trị tín dụng
“Chi phí cao, tuy nhiên Ngân hàng đã có chính sách hỗ trợ hợp lý” Không phù hợp Giảm chi phí hỗ trợ đào tạo trong nội bộ BIDV Quản lý rủi ro “Cao, khá tốn kém cho Chi nhánh” “Chi phí đào tạo tự túc khá cao, tuy nhiên cán bộ không nhận được hỗ trợ từ chi nhánh do nguồn lực tài chính chưa cho phép, không tạo động lực nâng cao trình độ chuyên môn” “Mong muốn BIDV có những chính sách hợp lý cả về đào tạo trong nội bộ với tự túc đào tạo cho cán bộ, nhân viên” Giao dịch khách hàng Cao Không phù hợp “Cần tăng thêm các lớp đào tạo được hỗ trợ”
Quản lý nội bộ
“Chủ yếu cử cán bộ nghiệp vụ kinh doanh đi học, chưa chú trọng đến cán bộ chuyên môn khác”
“Chưa có kế hoạch tham gia tựtúc đào tạo do Ngân hàng chưa có chính sách hỗ trợ”
“Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ đồng đều hơn”