Chính sách của chính phủ, của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 105)

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: trình độ phát triển kinh tế của quốc gia là xuất phát điểm cơ bản cho chất lượng của nguồn nhân lực, vì sự phát triển của kinh tế và trình độ nguồn nhân lực luôn có mối quan hệ tương

hỗ với nhau. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình biến đổi một cách căn

bản nền kinh tếcũ, nghèo nàn lạc hậu, năng suất lao động thấp sang nền kinh tế

khác hẳn về chất. Nền kinh tế hiện đại dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Quá trình CNH, HĐH tác động mạnh làm thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực, chuyển từlao động thủcông bán cơ khí lên cơ khí hóa, tự động hóa với việc

tăng nhanh tỷ trọng sử dụng lao động có trình độ cao trong tất cảcác lĩnh vực, từ

sản xuất, dịch vụđến quản lý, nghiên cứu khoa học.

Hộp 4.1. Tạo sự ổn định, an toàn, hiệu quả

“Khi môi trường quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, linh hoạt ứng phó diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. BIDV tập trung triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu hoạt động toàn hệ thống song hành quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng, nhằm tạo sự ổn định, an toàn, hiệu quả”.

Ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017)

Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang thực hiện quá trình đổi mới khoa học - công nghệ dưới nhiều dạng khác nhau, ở nhiều cấp bậc của nền kinh tế, là yếu tố tác động vào cả hai phía cung và cầu của phát triển nguồn nhân lực. Những ngành nghề cũ không còn nhu cầu sẽ bị thay thế bởi những ngành nghề mới; điều đó tác động mạnh đến đào tạo và bố trí sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của sản xuất và đời sống ở các ngành và các vùng khác nhau. Trong nội bộ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất cơ cấu nguồn nhân lực cũng thay đổi. Lao động có trình độ, có kỹ năng có thể vận hành máy móc, công nghệ sẽ thay thế cho những người lao động có trình độ thấp hoặc không được đào tạo. Các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên mới đảm bảo được nhiệm vụ. Trong xã hội, tỷ lệ đội ngũ lao động trong các lĩnh vực phi sản xuất (quản lý Nhà nước, nghiên cứu khoa học, y tế, văn hóa nghệ thuật…)

cũng tăng lên kèm theo là sự gia tăng về những đóng góp vật chất của họ vào tổng thu nhập của đất nước.

Các chính sách phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chịu tác động trực tiếp từ chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về thị trường lao động, về giáo dục đào tạo, chính sách về tiền lương, bảo hiểm. Là những chính sách về các vấn đề mang tính xã hội cao, nên dù các chính sách đó có tính tích cực hay hạn chế cũng thường tác động ngay và ảnh hưởng lâu dài đến người lao động và sự phát triển nguồn nhân lực. Với quan điểm coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực phát triển thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng VIII và Đại hội Đảng IX: "Con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội", nên qua gần 20 năm đổi mới, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước đã có nhiều tác động tích cực vào sự

phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)