Khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 58)

nhánh Hùng Vương

3.1.3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) - Thành

lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Theo đúng chỉ đạo của Chính phủ BIDV thực hiện cổ phần hóa thành công, bảo đảm hài hòa lợi

ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012,

BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng

1/2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc thành ngân hàng đại chúng.

Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

Tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinhtế - xã hội. BIDV luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đi đầu thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.

Sau 60 năm phát triển đến năm 2016, BIDV trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên cán mốc giá trị tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với 2015; tổng nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức kinh tế dân cư đạt 797.689 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2015, chiếm

12,5% thị phần toàn ngành; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 751.448 tỷ đồng, tăng 17,85% so với 2015, chiếm 13,6% thị phần toàn ngành; Nợ xấu kiểm soát ở mức 1,95%; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,16% so với 2015. Các chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng 0,67% và 14,7%, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 7%; Hệ số an toàn vốn CAR hợp nhất đảm bảo quy định.

Mạng lưới hoạt động của BIDV không ngừng được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánhtại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng xứng đáng là ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt nam.

BIDV hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích; Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng; Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư

cùng khảnăng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc;

Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó

nổi bật là vai trò chủtrì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước

3.1.3.2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương

Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Hùng Vương

Tên viết tắt: Ngân hàng BIDV Hùng Vương

Tên đầy đủ (Tiếng Anh): Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – Hung Vuong Branch.

Câu định vịthương hiệu: Chia sẻcơ hội, hợp tác thành công

Là một trong 190 Chi nhánh BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương có tiền thân là Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng song Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọ, là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập ngày 17/9/2004, theo Quyết định số 99/QĐ-NHN-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Trài

qua quá trình 55 ngày đêm làm việc liên tục, từ khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định thành lập Ban chỉ đạo sáp nhập MHB vào BIDV và chỉ trong vòng 1 tháng kể

từ khi Thống đốc NHNN có quyết định 589/QĐ-NHNN chấp thuận sáp nhập MHB vào BIDV. Mọi công tác chuẩn bị cho việc sáp nhập được hoàn thành đúng theo kế hoạch, lộ trình đề ra, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc theo thông tư

04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành. Thực hiện Quyết định số 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015

của Ngân hàng Nhà nước, MHB đã hoàn tất các thủ tục chấm dứt pháp nhân, đăng ký bố cáo chấm dứt hoạt động theo qui định

Ngày 22/05/2015, MHB Phú Thọ chính thức chấm dứt hoạt động và tiến hành chuyển đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu của Hội sở chính, đến ngày 25/05/2015: MHB Phú Thọ bắt đầu hoạt động theo đúng nhận diện của Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương (Hạnh Hoàng, 2015).

3.1.3.3. Chức năng chính của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương

Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, kinh

doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Một trong những đặc trưng cơ bản của ngân hàng là

“đi vay đểcho vay” do đó nguồn vốn huy động còn gọi là đầu vào của ngân hàng

có ý nghĩa rất quan trọng, đó là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sởđể ngân hàng tổ chức mọi họat động kinh doanh, quyết định đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, quyết định đến khả năng thanh toán, khảnăng chi trả và năng

lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọđã luôn đặt công tác huy động vốn lên hàng đầu, tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hoạt động tín dụng: Bên cạnh công tác huy động vốn thì công tác sử

dụng vốn cũng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử

dụng vốn được coi là điều kiện đủ, huy động vốn là đầu vào của ngân hàng thì sử

dụng vốn là đầu ra của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay thì lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng vẫn từ hoạt động tín dụng do vậy xu hướng tăng trưởng phát triển các sản phẩm về tín dụng vẫn là định hướng phát triển trong kế hoạch kinh doanh của mỗi ngân hàng.

dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.

Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ,

Ngân hàng Nhà nước và Hội sở.

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng: Kinh doanh các dich vụ Ngân hàng

các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tựđộng, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước, các dịch vụngân hàng khác được Nhà nước, Hội sở cho phép.

3.1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

- Chức năng: BIDV Hùng Vương có chức năng như một ngân hàng

thương mại.

- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụngân hàng theo hướng đa năng

tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng Nhà nước và BIDV.

- Quyền hạn:

+ BIDV Hùng Vương được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt

động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và

quy định của BIDV.

+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thịtrường tiền tệtheo quy định của BIDV.

+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân

hàng Nhà nước và BIDV.

+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt

động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của Nhà nước và BIDV. + Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.

+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.

+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sựtăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ đến hạn.

+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức các Phòng ban của BIDV Chi nhánh Hùng Vương

Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hùng Vương (2017)

PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI Q.LÝ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÒNG GD KHÁCH HÀNG PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ Q.LÝ VÀ DỊCH VỤ KHO QUỸ KHỐI TÁC NGHIỆP PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QUẢN LÝ NỘI BỘ PHÒNG KHÁCH HÀNG KHỐI TRỰC THUỘC GIÁM ĐỐC PGD VIỆT TRÌ PGD NÔNG PGD PHÙ NINH TRANG PGD THỌSƠN

PGD TÂN DÂN PGD VÂN CƠ PGD ĐOAN

HÙNG

PGD THANH

Cơ cấu tổ chức của BIDV Hùng Vương được chia làm 5 khối gồm 7 Phòng, Tổ nghiệp vụ tại Trụ sở Chi nhánh tỉnh và 9 Phòng giao dịch. Ban giám đốc với

01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc quản lý điều hành với tổng số 82 cán bộ nhân viên. Ngoài những nhiệm vụ chung, chức năng và nhiệm vụ chính của các Phòng/ Tổnhư sau:

a. Khối quản lý khách hàng

Phòng khách hàng: Thực hiện tiếp thị và phát triển khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng với khách hàng cá nhân.

b. Khối tác nghiệp:

- Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Tiếp nhận hồ sơ thông tin khách và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng.

- Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về

quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng

quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.

- Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị

cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; Lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin tín dụng.

c. Khối nội bộ:

- Phòng Quản lý nội bộ: bao gồm 4 bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng

nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Cụ thểnhư sau:

- Bộ phận Tài chính Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế

toán của chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện chếđộ tài chính, kế toán, xây dựng chếđộ, biện pháp quản lý tài sản,

- Bộ phận Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế

hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh.

- Bộ phận Kế hoạch Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế

hoạch - tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.

- Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo

đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ

thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.

d. Khối quản lý rủi ro:

Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền.

Đ. Khối trực thuộc:

Các phòng Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố

giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Lợi thế của mô hình quản lý tập trung tại BIDV Hùng Vương: Mô hình quản lý tập trung được ngân hàng BIDV đưa vào vận hành từ những ngày cuối tháng 08/2016 nhằm mục đích quản lý chặt chẽhơn quy trình vận hành của hệ thống, tăng cường khảnăng kiểm soát giữa hội sở - chi nhánh, trung tâm - các phòng giao dịch nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình hoạt động của hệ thống.

3.1.3.5. Nguồn nhân lực BIDV Hùng Vương

Tính đến thời điểm 31/12/2017, BIDV Hùng Vương có tổng số 82 cán bộ,

nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm. Trong đó, Ban Giám đốc có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng có 17 cán bộ. Cán bộ, nhân viên là nữ chiếm 70,7%. Lực

động của BIDV Hùng Vương được xếp thứ 5, chỉ sau Agribank (620 người),

Vietinbank (329 người), BIDV Phú Thọ (147 người) và MB (115 người). Trình

độ cán bộ, nhân viên ngày càng nâng cao, năm 2017 trình độ đại học trở lên chiếm 80,5% trên tổng số cán bộ, nhân viên, trong đó có 15,9% có trình độ sau

đại học. Hầu hết lực lượng cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ đều có trình độ

ngoại ngữ nhất định: có 1,2% có trình độ đại học; 82,9% có chứng chỉ C và

tương đương; 10,9% có chứng chỉ B; 3,6% là chưa qua đào tạo. Đến nay lực

lượng lao động có độ tuổi từ 30 trở xuống chiếm 21,9%; từ31 đến 35 tuổi chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)