ngay cả trong khu vực ASEAN, điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng nhân lực cho nền kinh tế nói chung. Đặc biệt trong ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng thì vai trò của nhân lực chất lượng cao ngày càng quan trọng. Mặc dù cán bộ ngân hàng qua quá trình tuyển chọn và đào tạo đáp ứng yêu cầu của cá tổ chức tín dụng, nhưng trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hoạt động ngân
hàng nói chung và đội ngũ cán bộ ngân hàng còn có khoảng cách khá xa so với những nước phát triển và khu vực và vẫn còn tồn tại sau:
Nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, mới chuyển sang kinh tế thị trường, đội
ngũ cán bộ được đào tạo thiếu cơ bản, nguồn cán bộ chủ yếu là từcơ chếcũ trước
đây, được đào tạo về nền kinh tế kế hoạch bao cấp chưa có tư duy và kiến thức về
kinh tế thịtrường nên cần phải có thời gian trong khi thực tiễn thì không chờđợi. Nguồn cán bộ được đào tạo với các loại hình chính quy, tại chức từ các
trường đại học trong nước và trường NH. Trong khi nền giáo dục đại học của chúng ta còn nhiều bất cập chưa theo kịp với nền giáo dục các nước phát triển từ
chiến lược đào tạo, đến nội dung chất lượng, giáo viên giáo trình và quan trọng là sự gắn kết quả giữa lý luận và thực tiễn.
Nguồn nhân lực được đào tạo thiếu sự hoàn thiện các mặt kiến thức về xã hội, luật pháp, văn hóa. Chúng ta mới chú trọng đến kiến thức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hẹp trong khi cần phải đào tạo những chuyên gia giỏi có tầm chuyên môn sâu rộng để có thểđàm phán với nước ngoài khi kinh tế
hội nhập gần kề.
Việc đào tạo chưa gắn với sử dụng cán bộ, hoặc việc bố trí sử dụng chưa phát huy được, do cơ chế tổ chức bố trí sử dụng và đề bạt của ta còn nhiều vấn đề
còn cần phải sửa đổi (Vũ Thị Mai, 2016).
Cán bộ trẻđược đào tạo có nhiều kiến thức, hiểu biết nhiều lĩnh vực như vi
tính, ngoại ngữnhưng sự vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn lúng túng. Việc giáo dục đào tạo chưa phát huy sáng tạo trong thực tiễn, tiếp cận và vận dụng công nghệ tiên tiến của các nước và vận dụng vào hoạt động khó thực hiện.
Kiến thức được đào tạo từ các trường chủ yếu về mặt lý luận, sinh viên
được tiếp cận nhiều kiến thức. Nhưng công việc thực tiễn liên quan đến nhiều chính sách chế độ cụ thể và thường xuyên được thay đổi, nhưng học viên chưa
nắm bắt được thực tiễn nên có khoảng cách xa và phải mất nhiều thời gian mới nắm bắt được. Những khóa tập huấn ngắn ngày đi sâu vào kiến thức nghiệp vụ cụ
thể, nhưng chưa nhiều, lại tập trung ở những đối tượng có thời gian công tác lâu
năm nên kiến thức, khả năng cập nhật công nghệ mới có phần hạn chế (Vũ Thị
Mai, 2016).
Việc vận dụng những quy trình công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam chưa tính đến đường lối, chủ trương, chính sách và đặc thù của hoạt động ngân hàng Việt Nam nên không được thực tiễn chấp nhận.
Bởi vậy, trước mắt các Ngân hàng thương mại có nhiệm vụ quan trọng phải tập trung vào công tác nâng cao chất lượng nhân lực. Chiến lược nhân lực trước mắt và lâu dài là phải củng cố nâng cao chất lượng cán bộngân hàng đủnăng lực hội nhập kinh tế quốc tế, vững về chính trị, thông nghiệp vụ ngân hàng và các mặt nghiệp vụ kinh tế khác, nắm vững ngoại ngữ, có phong cách hiện đại tác phong công nghiệp, kỷ luật cao, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt
động ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này công tác giáo dục đại học phải có cách nhìn mới thay đổi tư duy căn bản toàn diện hệ thống tầm nhìn lâu dài hướng tới thực tiễn gắn kết thực tiễn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp nền giáo dục quốc tế và khu vực trong xu thế mở cửa hội nhập.