Một số kinh nghiệm quản trị kênh phân phối ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối dầu Lon tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 43 - 45)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

1.2.1. Một số kinh nghiệm quản trị kênh phân phối ở một số nước trên thế giới

Tại Mỹ, các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự làm tất cả các khâu: nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối, nhập khẩu…

Các tập đoàn và công ty lớn có tác động mạnh đến chính sách của Chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ. Do đó các công ty vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hoá và bán theo một số cách thức sau:

Phân phối trực tiếp xuống các cửa cửa hàng bán lẻ: Hầu hết các loại hàng hoá như trang sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hoá đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu. Cách bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hoá có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao.

Bán hàng cho nhà phân phối: các nhà phân phối thường có hệ thống phân phối rộng khắp một khu vực hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào đó. Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong thời điểm ngắn. Nhưng qua cách này, người bán phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân phối.

Bán qua đường bưu điện qua Internet, qua catalogue, buổi tiệc bán hàng, qua cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh qua các truyền hình là hình thức mới và phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố: với những sản phẩm nhỏ và giá trị không

lớn có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi là bán hàng theo diện rất rộng và không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán buôn.

Một trong những đặc điểm lớn của hệ thống kênh phân phối là hình thức nhượng quyên kinh doanh. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh (franchising) được coi là khởi nguồn tại Mỹ, vào giữa thế ký 19, lần đầu tiên trên thế giới, nhà sản xuất máy khâu Singer ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Hiện nay, hoạt động nhượng quyền đã có mặt tại 160 nước trên thế giới với tổng doanh thu lên tới 18,3 tỷ USD năm 2000.

Hệ thống phân phối của tại Nhật Bản tương đối phức tạp, cần huy động nhiều nhân công, bộ máy cồng kềnh. Sự phức tạp của hệ thống phân phối làm tăng chi phí và đó cũng là lý do khiến cho giá thành hàng hoá bán tại Nhật cao hơn rất nhiều so với các thị trường khác trên thế giới. Thập kỷ vừa qua là thời kỳ khó khăn của ngành phân phối, do sự đòi hỏi của khách hàng và việc nhận thức của các giới chức Nhật Bản về sự cần thiết tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, một số thay đổi đã được thực hiện một cách nhanh chóng. Tuy vậy, hệ thống phân phối truyền thống vẫn còn tồn tại, nó vẫn tiếp nhập khẩu cũng như là dịch vụ tục không chỉ là sự cản trở của nền kinh tế trong nước mà nó là một hàng rào khó vượt qua nổi đối với các hàng hoá

Khoảng một nửa lượng mua của người tiêu dùng Nhật Bản được thực hiện tại các cửa hàng nhỏ gọi là "Mom and Pob" Stores. Và, thông thường, các cửa hàng này không bán các hàng nhập ngoại. Trên thực tế, một mặt, các cửa hàng này có mối quan hệ mật thiết với các nhà sản xuất trong nước bao gồm cả các ưu đãi về tài chính, sự tài trợ về cơ sở hạ tầng, sự hậu thuẫn trong công tác thị trường (Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, khuyến mại..). Mặt khác, các cửa hàng nhỏ này không có đủ diện tích cần thiết để dự trữ một lượng lớn hàng hoá, không có đủ tiềm lực tài chính để đầu cơ các mặt hàng đắt tiền hoặc theo đơn đặt hàng.

Trong những năm gần đây, sự chững lại của nền kinh tế đất nước đã gây cho các chủ cửa hàng loại nhỏ này không ít khó khăn. Số lượng các cửa hàng nhỏ giảm dần đi, trong khi đó, các cửa hàng tự phục vụ, các cửa hàng giảm giá và các siêu thị

mọc lên như nấm. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ tồn tại được trong thời kỳ khó khăn và ngày càng làm ăn có hiệu quả đã góp phần giảm bớt sự phiền toái trong hệ thống phân phối đồng thời làm cho giá cả của các hàng hoá tiêu dùng nhập ngoại có tính cạnh tranh hơn.

Hàng nhập khẩu thường được bán trong các cửa hàng lớn, các cửa hàng bách hoá, các cửa hàng giảm giá…Trong kỷ nguyên mới, sẽ diễn ra việc mua bán tại các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt, với các mặt hàng nhập khẩu của các hãng nổi tiếng.

Hiện nay các đại gia phân phối lớn đã vào Việt Nam gồm Metro, Big C, Parkson. Các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới khác như Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), Lotte Shopping (Hàn Quốc), Tesco (Anh), Dairy Farm (Singapore) sắp tới sẽ vào Việt Nam. Trong số đó Wal-Mart là đối thủ đáng gờm nhất bởi doanh thu hàng năm của tập đoàn này lớn gấp 3 lần GDP của Việt Nam. Người ta cho rằng khi Wal-Mart đặt địa điểm ở đâu, thì trong vòng bán kính 3 km sẽ không còn một cửa hiệu bán lẻ nào tồn tại nổi

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối dầu Lon tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)