Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

nông nghiệp

4.1.4.1. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp

Hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được hình thành và phát triển ở các HTX NN có thế mạnh về nguồn lực lao động, tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, việc sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp…, mặt khác sản phẩm làm ra được đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng và khối lượng hàng hóa đáp ứng với yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Từ kết quả điều tra trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, đến cuối năm 2015 toàn thành phố Hà Nội có 12 HTX NN có hoạt động liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan khoa học để đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gồm có 7 HTX có hoạt động với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất; 05 HTX có hợp đồng với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 02 HTX có hướng liên kết chuỗi giá trị.

Trong những năm qua, do nhu cầu thực tiễn về số lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp nên các HTX đã tập trung vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hoặc sản xuất theo quy trình kỹ thuật. Các HTX nông nghiệp bắt đầu mở rộng các hoạt động kinh doanh, tổ chức liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Qua kết quả khảo sát 30 HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo bảng 4.5, có 02 HTX vừa liên kết tự tiêu thụ sản phẩm và vừa liên kết có hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chiếm 6,7%; có 03 HTX chỉ liên kết có hợp đồng với các công ty để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chiếm 10%; 02 HTX liên kết tự tiêu thụ sản phẩm, chiếm 6,7%. Trong đó, các sản phẩm sản xuất, tiêu thụ chủ yếu là lúa, dược liệu, rau và gia súc (lợn) với tổng giá trị sản lượng thu về lên đến 29.902 triệu đồng.

Đối với các HTX nông nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gồm 01 HTX chăn nuôi và 04 HTX dịch vụ nông nghiệp sản xuất lúa giống, dược liệu, rau. Các HTX đã căn cứ nhu cầu sản xuất, thu mua sản phẩm của các doanh nghiệp để lên kế hoạch đầu tư giống, vật tư, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, giống, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để bán cho doanh nghiệp theo hợp đồng. Từ kết quả khảo sát năm 2018, sau 03 năm xây dựng mô hình liên kết sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm, mỗi năm HTX NN Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức tiến hành liên kết với Công ty Dược Tuệ Linh tổ chức sản xuất gần 20 ha diện tích trồng cây dược liệu thuộc dự án liên kết giữa xã Mỹ Thành và công ty Dược Tuệ Linh, với tổng giá trị sản lượng lên đến 3,16 tỷ đổng. Ngoài ra, HTX còn liên kết với Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam để sản xuất các giống lúa, trong năm 2018, HTX đã liên kết sản xuất và tiêu thụ hơn 50 ha lúa Thiên ưu 8, với tổng giá trị sản lượng đạt 1,73 tỷ đồng. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho thành viên HTX, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho thành viên, bảo đảm an toàn lao động cho thành viên, đồng thời góp phần nâng cao giá trị đất canh tác, mang lại lợi ích bền vững cho người sản xuất.

Bên cạnh đó, một số HTX nông nghiệp vừa có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp; vừa liên kết tự tiêu thụ sản phẩm. Bởi sản lượng tiêu thụ với các doanh nghiệp còn thấp, nhất là đối với các loại rau. Điển hình HTX NN Xuân Phú, huyện Phúc Thọ; tổng diện tích đất trồng rau là hơn 10 ha, tuy nhiên HTX mới liên kết có hợp đồng tiêu thụ được 1 ha nên giá trị sản lượng thu về chỉ đạt 200 triệu đồng, còn lại 09 ha rau, HTX tự tiêu thụ qua thương lái, các chợ, các cửa hàng ăn trên địa bàn. Việc tiêu thụ sản phẩm mà không có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm khiến cho HTX gặp không ít những khó khăn về đầu mối tiêu thụ, sức ép giá, cạnh tranh thị trường,….

Kết quả hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các HTX đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng, thuỷ lợi… được chuyển giao giống, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh quy mô tập trung, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa nông sản

Nhìn chung, các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại lợi ích cao cho thành viên, nhưng số lượng các HTX có thể liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp còn ít. Các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân vẫn lỏng lẻo, sản phẩm chưa tiêu thụ được nhiều. Tình trạng “phá kèo” trong các hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tình trạng “được mùa, mất giá” vẫn là nỗi lo đối với người sản xuất. Các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp đa phần nhỏ lẻ, khả năng định hướng sản xuất, tiếp cận thị trường và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế, thiếu vốn để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

Bảng 4.5. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp năm 2018 TT Chỉ tiêu ĐVT Huyện Phúc Thọ Huyện Mỹ Đức Huyện Gia Lâm Tổng I Tổng số HTX NN điều tra HTX 10 10 10 30 II Liên kết có HĐ tiêu thụ sản phẩm 1 Số lượng HTX HTX 1 2 2 5

2 Số lượng Thành viên tham gia TV 120 850 970

3 Quy mô Lúa Ha 50 50 rau, quả Ha 1 10 11 Dược liệu Ha 40 40 gia súc Con 550 550

4 Giá trị sản lượng sản phẩm thu về Tr.đ 200 8.462 10.185 18.847

III Liên kết tự tiêu thụ sản phẩm

1 Số lượng HTX HTX 2 1 1 4

2 Số lượng thành viên tham gia TV 127 500 933 1.560

3 Quy mô

Luá Ha 0 80 80

rau, quả Ha 9 3 12

gia súc Con 900 900

4 Giá trị sản lượng sản phẩm thu về Tr.đ 4.756 2.236 815 11.055

Nguồn: Kết quả khảo sát các HTX NN (2018)

55

4.1.4.2. Đánh giá của thành viên về khả năng tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp

Thành viên đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm của HTX NN qua các nội dung như đánh giá về tỷ lệ thành viên được HTX tiêu thụ sản phẩm, về sản lượng tiêu thụ, giá so với thị trường, yêu cầu về độ đa dạng của sản phẩm, yêu cầu về quy trình kỹ thuật, và yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Ở mỗi nội dung thì mức độ đánh giá của các thành viên là khác nhau.

Qua bảng 4.6 cho thấy, đối với tỷ lệ thành viên được liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đa số các thành viên đều có ý kiến là tỷ lệ thấp, chiếm 50,9%. Thành viên cho rằng tỷ lệ thành viên được tiêu thụ sản phẩm cao chỉ chiếm 10% tổng số ý kiến của thành viên. Bởi có đến 23/30 HTX NN khảo sát chưa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên của HTX mình do chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; đội ngũ cán bộ có thiếu năng động, tư tưởng ỷ lại, trông chờ.... Còn đối với các HTX nông nghiệp có quy mô toàn xã như ở Huyện Mỹ Đức, số lượng thành viên lớn, hơn 1.500 thành viên nên số lượng thành viên được tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.

Về sản lượng tiêu thụ của các HTX NN hiện nay còn thấp, chỉ số ít thành viên được tiêu thụ sản phẩm theo chương trình, mô hình liên kết tham gia. Còn lại, đa số người dân phải chấp nhận với các mức giá của thương lái để có thể bán được sản phẩm. Do đó, số thành viên đánh giá thấp về sản lượng tiêu thụ của HTX, chiếm 60,9%; số ý kiến đánh giá cao chỉ có 07 ý kiến, chiếm 1,6%. Một phần nguyên nhân cũng là do nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp còn thấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và việc tuân theo đúng quy trình kỹ thuật.

Qua bảng 4.6, số ý kiến cho rằng yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao chiếm tới 71,6%. Đối với yêu cầu về quy trình kỹ thuật, số ý kiến cho rằng yêu cầu quy trình kỹ thuật cao là 165 ý kiến, chiếm 36,7%; còn lại chủ yếu là các ý kiến đồng ý và có thể áp dụng được quy trình kỹ thuật vào trong sản xuất, có 248 ý kiến (chiếm 55,1%). Việc đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và quy trình kỹ thuật mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay và nó cũng làm cho giá trị của sản phẩm cao hơn so với giá thị trường, đồng thời cũng giúp cho thành viên yên tâm sản xuất và góp phần tăng thu nhập cho hộ thành viên.

Bảng 4.6. Đánh giá của thành viên về khả năng tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp

TT Nội dung Tổng số

ý kiến

Cao Thấp Không có ý kiến

Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1 Tỷ lệ thành viên được HTX tiêu thụ sản phẩm 450 45 10,0 229 50,9 176 39,1

2 Sản lượng tiêu thụ 450 7 1,6 274 60,9 169 37,6

3 Mức độ đa dạng về sản phẩm tiêu thụ 450 141 31,3 85 18,9 224 49,8

4 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm 450 322 71,6 0 0,0 128 28,4

5 Yêu cầu quy trình kỹ thuật 450 165 36,7 37 8,2 248 55,1

6 Giá so với thị trường ngoài 450 174 38,7 0 0,0 276 61,3

Tổng cộng 2.700 854 31,6 625 23,1 1.221 45,2

Nguồn: Khảo sát thành viên các HTX NN (2018)

57

Đối với yêu cầu về mức độ đa dạng của sản phẩm tiêu thụ, chủ yếu đối với các HTX sản xuất rau, các thành viên đều cho rằng nhu cầu của thị trường về mức độ đa dạng của các loại rau rất phong phú. Số ý kiến cho rằng yêu cầu về mức độ đa dạng của sản phẩm cao là 141 ý kiến, chiếm 31,3% và 49,8% thành viên không có ý kiến và có thể đáp ứng sản phẩm theo nhu cầu thị trường.

Nhìn chung, các thành viên của HTX NN đều mong muốn được tham gia vào các mô hình liên kết để tiêu thụ sản phẩm, và họ có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về quy trình kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm khi tham gia. Bên cạnh đó, việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã và đang làm thay đổi cơ bản từ nhận thức đến hành động của người sản xuất, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần hạn chế tình trạng sản xuất nông nghiệp hiện nay là nhỏ lẻ, manh mún; Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa; Giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)