Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

Luật HTX năm 2012 ra đời đã định hướng các HTX phát triển về hình thức và tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước. Căn cứ vào Luật HTX năm 2012, các HTX đang hoạt động đã thực hiện đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012; một số hợp tác xã sau khi đăng kí lại đã có sự chuyển biến mới về chất lượng hoạt động. Các HTX mới thành lập theo Luật HTX năm 2012 hoạt động ổn định và hiệu quả.

2.2.3.1. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp

Thành lập năm 2000, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường chỉ có 31 triệu đồng tiền vốn. Để có thể hoạt động theo điều lệ, 6 thành viên trong Ban quản trị Hợp tác xã đã phải thế chấp phần ruộng đất nhà mình để vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, HTX cũng tích cực tuyên truyền, thuyết phục xã viên sử dụng dịch vụ, ban đầu chỉ là dịch vụ tưới tiêu cho 430 ha đất nông nghiệp của xã, cuối năm HTX chia lãi theo tỷ lệ góp vốn của xã viên với mức 5%/tháng.

Từ đó, HTX đầu tư vào xây dựng trạm bơm, đê bao, cống, đập để phân vùng, khép kín đồng bộ cánh đồng bằng bơm điện, trong đó có 430ha đê bao khép kín sản xuất 3 vụ và 170ha sản xuất 2 vụ trong năm…

Sau đó, Hợp tác xã bắt đầu phát triển sang các hoạt động khác như cung cấp nước sạch nông thôn, vật tư nông nghiệp, sản xuất kinh doanh lúa giống, tiêu thụ lúa hàng hóa và cung cấp tín dụng nội bộ xã viên.

Tính đến Đại hội đại biểu thành viên thường niên đầu năm 2017, Hợp tác xã có 128 thành viên tham gia góp vốn trị giá trên 9 tỷ đồng và đã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Trong năm 2016, chỉ tính riêng 2 dịch vụ chính của Hợp tác xã là cung ứng và tiêu thụ nông sản, Hợp tác xã đã thu lãi gần 2 tỷ đồng.

HTX chia lợi nhuận cho thành viên chủ yếu bằng hai hình thức: theo góp vốn (60%), theo sử dụng dịch vụ (40%). Tổng cổ phần của HTX là 10.524 cổ phần, trong đó 1.800 cổ phần không sử dụng dịch vụ. Đến nay, HTX phát triển

theo mô hình cánh đồng mẫu sản xuất theo quy trình VietGAP, với tổng diện tích 1.500ha đều áp dụng cơ giới hóa.

HTX làm tốt công tác liên kết, tiêu thụ toàn bộ lúa của thành viên; HTX phối hợp với các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang; Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau… để xây dựng mô hình, hướng dẫn xã viên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý nhằm nâng cao chất lượng lúa, giảm chi phí…

2.2.3.2. Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Tính đến năm 2014, HTX rau hữu cơ Thanh Xuân có 150 thành viên. HTX có 170 lao động, trong đó có 20 lao động thuê ngoài, 150 lao động là thành viên (cán bộ HTX cũng tham gia sản xuất rau hữu cơ). Số lượng cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 1,33% , tổng vốn hoạt động khoảng 1,8 tỷ đồng. (Trương Thị Thủy, 2014).

HTX rau hữu cơ Thanh Xuân hiện đã có 26 nhóm sản xuất với diện tích 34ha. HTX rau hữu cơ Thanh Xuân tập trung cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên. Với quy mô sản xuất lớn, bình quân mỗi năm, HTX đưa ra thị trường trên 300 tấn rau củ quả các loại, tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Riêng thị trường Hà Nội, HTX cung cấp 50 - 70 tấn rau/tháng. Sản phẩm hợp tác xã sản xuất ra luôn được tiêu thụ hết. Hiện tại, HTX đang ký kết thu mua đối với 12 công ty và 45 điểm bán sản phẩm hữu cơ trên địa bàn TP.Hà Nội. Ngoài ra, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân, chủ yếu là rau gia vị và bí xanh đã được xuất khẩu sang các nước như Pháp, Đức… Bình quân mỗi thành viên trong nhóm có mức thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí đầu tư.

2.2.3.3. HTX Đan Hoài, huyện Đan Phượng

HTX được thành lập từ năm 2002 với ngành nghề chính ban đầu là chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển HTX gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển hướng sản xuất để “trụ vững”.

Năm 2004, nhận thấy lợi thế đất đai màu mỡ ven sông Hồng, lượng nước dồi dào, hệ thống giao thông thuận tiện cùng nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm hoa cao cấp. Sau thời gian tìm hiểu, HTX đã hợp tác với các đơn vị khoa học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp trong nước, như Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu miền núi phía Bắc và đặc biệt là Tập đoàn Flora quốc tế từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản

xuất, trong đó có nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới tiêu tự động, điều chỉnh ngoại cảnh... vào sản xuất hoa lan.

HTX đã thuê hơn 3 ha đất đầu tư nhà kính trồng hoa lan hồ điệp với kinh phí đầu tư 2,5 - 3 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, HTX đã xây dựng thương hiệu hoa Flora giúp người tiêu dùng truy suất nguồn gốc sản phẩm, sản lượng hiện nay đạt trên 1 triệu cây lan/năm. HTX cũng đã xây dựng phòng nuôi cấy mô hiện đại để kiểm soát được nguồn cây giống, cùng với đó là hệ thống làm lạnh, bảo quản hoa sau thu hoạch. Nhờ sự đầu tư bài bản, khoa học, doanh thu đạt 4 - 5 tỷ đồng/năm. Trừ chi phí sản xuất, HTX thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho khoảng 30 lao động, với thu nhập 5 - 7 triệu đồng/người/tháng (Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW – Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội).

2.2.3.4. HTX DVNN tổng hợp Anh Đào ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

HTX có 30 thành viên, tổng số vốn hơn 50 tỷ đồng, doanh thu hàng năm trên 200 tỷ đồng, nộp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước năm 2013 là 5,3 tỷ đồng, đóng góp từ thiện xã hội gần 0,5 tỷ đồng/năm, lương bình quân của lao động trong HTX từ 5,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. HTX Anh Đào ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ nông sản cho thành viên HTX; với phương châm sản xuất là “Đảm bảo chất lượng, tạo được thương hiệu và mở rộng thị trường”. Do vậy, hàng năm HTX cung cấp cho thị trường hơn 42.000 tấn rau các loại, mang nhãn hiệu Anh Đào cho thị trường nội địa với chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó có tới 70 chủng loại rau sạch cung cấp cho các đại lý, cửa hàng rau, hoa và siêu thị trong cả nước; riêng hệ thống Coop Mark chiếm trên 80%, được Coop Mark đánh giá là “Nhà cung cấp tiềm năng”... (Phan Vĩnh Điển, 2014).

Ngoài ra, giám đốc HTX rất quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao khoa học công nghệ mới cho thành viên và người lao động; trong đó có gần 73 người là đồng bào các dân tộc Tây nguyên tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng (Phan Vĩnh Điển, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)