Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới

thế giới

Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, phong trào HTX đã và đang trở thành một phong trào mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong đó, HTX NN là một bộ phận quan trọng của quá trình phát triển này. Thực tế phát triển đã chỉ cho thấy HTX NN là một tổ chức liên kết nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Loại hình liên kết này được hình thành từ rất sớm, được phát triển ở cả những nước phát triển, có nền kinh tế giàu mạnh, thị trường tiêu thụ rộng lớn lẫn ở các nước đang phát triển, đang từng bước gia nhập vào thị trường thế giới.

2.2.1.1. Hợp tác xã nông nghiệp ở Cộng hòa Liên bang Đức

Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình kinh tế HTX ở châu Âu. Năm 2015, cả nước Đức có 3.188 HTX NN (chiếm 60% tổng số HTX của cả nước), thu hút khoảng 2,2 triệu thành viên. Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên ra, các HTX NN tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp. Tổng doanh thu của tất cả các HTX NN và 26 liên hiệp HTX NN năm 2007 là hơn 38,3 tỷ Euro. Các HTX nông nghiệp chiếm phần lớn thị phần với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% sản phẩm thịt chế biến, 60% thị phần các sản phẩm sữa, 30% thị phần rượu nho (Bộ NN&PTNT – Trung tâm tin học và Thống kê, 2015).

HTX NN của Đức không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại hay kinh tế tư nhân của người nông dân mà chủ yếu thực hiện việc cung cấp dịch vụ mang tính hỗ trợ cho các thành viên của mình. Đa số các dịch vụ này là những dịch vụ mà chính bản thân người dân không thể thực hiện được hoặc phải thực hiện với chi phí cao hơn, hiệu quả thấp hơn dịch vụ của HTX. Bên cạnh đó, các dịch vụ này là các hỗ trợ mang tính kinh tế, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp, cũng như lâu dài cho thành viên. Đây là nguyên nhân cơ bản để các thành viên tự nguyện tham

gia HTX, gắn bó và có trách nhiệm với HTX.

Các HTX NN của Đức cung cấp các dịch vụ đầu vào như cung cấp dịch vụ thủy nông, điện, cung cấp nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp như hạt giống, cây giống, con giống, phân bón; dịch vụ làm đất, cung cấp dụng cụ, máy nông nghiệp,... Các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và cuối cùng HTX NN đặc biệt chú trọng định hướng, tư vấn và hỗ trợ thành viên của mình trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tiêu chuẩn, quy định cần thiết. Bởi xu thế của thị trường là các loại nông sản sinh thái, các sản phẩm “sạch” mang thương hiệu HTX đang là những sản phẩm có lợi thế trên thị trường tiêu dùng ở Đức, giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm làm ra tốt hơn, hiệu quả hơn, mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn.

2.2.1.2. Hợp tác xã nông nghiệp ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, tổ chức HTX được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước này, trong đó Liên minh HTX Quốc gia Ấn Độ (NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ HTX ở Ấn Độ.

Người nông dân Ấn Độ coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tống số phân bón của cả nước,... (Liên minh HTX Việt Nam, 2015).

Nhận thấy vai trò của HTX trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều chính sách, dự án, chiến lược phát triển cho khu vực HTX như thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, xúc tiến xuất khẩu; Sửa đổi Luật HTX tạo điều kiện cho các HTX tự chủ, năng động hơn trong nền kinh tế thị trường.

2.2.1.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở Israel

Israel là nước có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu khô hạn nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển không ngừng. Sản lượng nông nghiệp tăng 26% trong giai đoạn 10 năm (từ 1999 đến 2009) trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 người xuống 17.000 người và lượng nước sử dụng trong nông nghiệp giảm 12%. Do tất cả diện tích sản xuất nông nghiệp đều canh tác bằng phương pháp tưới

nước nhỏ giọt.

Israel khai sinh ra 2 loại hình cộng đồng HTX Kibbutz và Moshav:

- Kibbutz là hình thức tổ chức kinh tế nông – công nghiệp nông thôn. Cả nước có khoảng 270 Kibbutz, trung bình mỗi Kibbutz có 300 xã viên, hoạt động tương tự nhau, sỏ hữu cánh đồng trồng cây nông nghiệp, trang trại chăn nuôi và các nhà máy sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Kibbutz là mô hình kinh tế đặc biệt với đặc trưng theo nguyên nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, trong đó tài sản và các phương tiện sản xuất được sở hữu chung, mọi quyết định được hội đồng các thành viên bỏ phiếu tán thành. Các thành viên có trách nhiệm và tận tụy với HTX thì sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu từ lúc sơ sinh đến khi về già. Mọi thành viên thuộc gia đình của thành viên cũng sẽ nhận được sự trợ cấp từ Kibbutz, được sử dụng các dịch vụ miễn phí,...

- Giống như Kubbutz, Moshav cũng chú trọng lao động theo hình thức cộng đồng, nhưng khác ở chỗ là các thửa ruộng được sở hữu riêng bởi từng cá nhân, với diện tích cố định và bằng nhau. Nông dân sản xuất lượng thực, thực phẩm trên ruộng của mình theo hình thức lao động cá nhân hoặc tập thể và dùng lợi nhuận cùng nông sản để tự cung cấp cho mình. Moshav cung cấp toàn diện những dịch vụ cần thiết cho cộng đồng, mỗi Moshav gắn liền với một làng mạc nào đó và mọi dân làng đều là thành viên. Mọi thành viên đều chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là khi có khó khăn. Tuy nhiên việc triển khai mô hình này không hoàn toàn thành công do không tuân thủ một cách chặt chẽ quy trình các bước (Bộ NN&PTNT – Trung tâm tin học và Thống kê, 2015).

2.2.1.4. Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản

Các loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng. HTX tiêu dùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960-1970. Liên hiệp HTX tiêu dùng (JCCU) là tổ chức cấp cao của khu vực HTX ở Nhật Bản. Hiện nay, JCCU có 617 HTX thành viên. Các HTX thành viên đã sản xuất trên 10.000 sản phẩm khác nhau mang nhãn hiệu “Co-op”, bao gồm lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng. JCCU có các chức năng và nhiệm vụ như: tăng cường hướng dẫn quản lý và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các HTX thành viên; Lập kế hoạch; Phát triển và cung cấp sản phẩm, các chương trình bảo hiểm và mạng lưới thông tin, đáp ứng nhu cầu của các xã viên; Tổ chức các khóa học và hội thảo về công tác quản lý và giáo dục cho các HTX thành viên; Xuất-nhập

khẩu các mặt hàng tiêu dùng….

Các HTX Nhật Bản không làm nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý trực tiếp đất đai, lao động và các hoạt động sản xuất của các nông trại mà chỉ làm các dịch vụ cho sản xuất. HTX nông nghiệp thực hiện hai nhiệm vụ chính: Một là, cung cấp cho nông dân các yếu tố “đầu vào” phục vụ sản xuất nông nghiệp, như phân bón, hóa chất nông nghiệp, trang thiết bị, dịch vụ khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất; Hai là, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm bằng cách thu gom, bảo quản, dự trữ, bán các nông sản, vật tư dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế, HTX nông nghiệp là kênh tiêu thụ nông sản chính: 90% lúa gạo; trên 50% rau, hoa quả, sữa tươi,… Nông dân Nhật Bản chủ yếu mua hàng qua HTX.

Để giúp các HTX hoạt động, Chính phủ đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho HTX. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất, v.v… Tuy nhiên, các giúp đỡ này không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX (Liên minh HTX Việt Nam, 2015).

2.2.1.5. Hợp tác xã ở Hàn Quốc

Liên đoàn quốc gia các HTX Nông nghiệp Hàn Quốc (viết tắt là NACF), thành lập 1961 có vai trò rất quan trọng; có 1.387 HTX thành viên và 5000 trung tâm kinh doanh khác nhau. Một mặt, NACF cung cấp các dịch vụ tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư và hàng hóa tiêu dùng. Mặt khác, còn hoạt động như tổ chức tín dụng, tổ chức bảo hiểm, vận tải, lưu kho.... Hiện tại là tổ chức có sức mạnh cạnh tranh lớn nhất trên thị trường nông sản Hàn Quốc với 40% thị phần, là ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất Hàn Quốc.

Những hoạt động thành công của HTXNN Hàn Quốc là:

- Tiếp thị sản phẩm cho nông dân: Đây là hoạt động được coi trọng hàng đầu. Hiện tại có 99 trung tâm tiếp thị bán buôn nông sản, 2.206 siêu thị cho người không phải thành viên HTX và 12 cửa hàng giảm giá cho xã viên, 7 trung tâm phân phối. Nhờ vậy nông dân tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi.

máy sản xuất và chế biến nông sản, 168 tổ hợp chế biến gạo.

- Cung cấp hàng hóa và tín dụng cho xã viên: các HTXNN cung cấp hầu hết vật tư cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho thành viên với giá phải chăng nhờ khắc phục tính thời vụ và giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị.

- Cung cấp cho nông dân dịch vụ khuyến nông theo các loại:

- Hoạt động văn hóa giáo dục: Các HTXNN khuyến khích phụ nữ tham

gia HTX, trợ giúp tổ chức phụ nữ kiến thức và dịch vụ pháp lý.

Các HTX Hàn Quốc đã cùng với phong trào Làng mới (Saemaul Undong- Như phong trào Nông thôn mới ở Việt Nam) tạo ra từ năm 1975 đã thúc đấy người dân nông thôn tích cực tham gia và thiết lập một hệ thống HTX phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu của mình.

2.2.1.6. Hợp tác xã ở Thái Lan

HTX đầu tiên ở Thái Lan được thành lập ngày 26/02/1915 tại Phisamulok, là HTX tín dụng nông thôn nhằm mục đích giúp đỡ người nông dân bị mắc nợ phục hồi sản xuất.

HTX nông nghiệp Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Thái Lan, tập trung chính 5 lĩnh vực: Cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp với mức giá hợp lý, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông; cho vay tín dụng lãi suất ưu đãi, gửi tiền tiết kiệm; bán hàng tiêu dùng.

Theo Luật HTX năm 1968, tất cả các loại hình HTX mọi cấp đều phải là thành viên của Liên đoàn HTX Thái Lan. Hệ thống HTX Thái Lan được tổ chức theo nguyên tắc ngành dọc theo chuyên ngành: HTX Nông nghiệp, HTX thủy sản, HTX tín dụng-tiết kiệm, HTX đất đai, HTX dịch vụ, HTX tiêu dùng và chia thành ba cấp: Các HTX cơ sở; Liên đoàn HTX cấp tỉnh, thành phố và Liên doàn HTX quốc gia.

Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Sự hỗ trợ, giúp đỡ Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực HTX (Tạp chí công nghiệp kỳ 1, tháng 8/2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)