Đánh giá chung về tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 79)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

4.1.6. Đánh giá chung về tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa

địa bàn thành phố Hà Nội

4.1.6.1. Những kết quả đạt được

Số lượng HTX NN tăng qua các năm, chủ yếu là các HTX chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi. Bởi HTX chính là môi trường thuận lợi để cho các cá nhân có thể hợp tác với nhau trong sản xuất, nhằm đáp ứng với nhu cầu sản xuất hàng hóa, quy mô lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tổ chức quản lý HTX chặt chẽ hơn: HTX đã làm rõ được nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các bộ phận khác. Cán bộ quản lý được bố trí đầy đủ và được phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Một số HTX đã bầu được những người có năng lực, trình độ chuyên môn vào Hội đồng quản trị và các bộ phận khác trong cơ cấu tổ chức bộ máy của HTX. Thành viên tham gia vào HTX được đăng ký công khai trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, chất lượng thành viên được nâng cao...

Trong hợp tác góp vốn, tất cả các thành viên khi tham gia vào HTX NN đều góp vốn theo điều lệ, tạo thêm nguồn vốn cho HTX tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, phát triển sản xuất kinh doanh.

Về việc cung ứng, sử dụng dịch vụ, liên kết sản xuất: Hầu hết các HTX NN hoạt động dịch vụ kinh doanh hiệu quả đã mở thêm các dịch vụ thiết yếu như cung ứng giống, vật tư, làm đất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới.... đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ thành viên. Thông qua các hoạt động dịch vụ; đặc biệt công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đưa những giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, công tác chỉ đạo của HTX đã góp phần thực hiện được kế hoạch sản xuất của địa phương; rõ nét nhất trong triển khai các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa hàng hóa, rau, quả an toàn,... Trên địa bàn Thành phố có trên 618 HTX khoảng 60,7% số HTX thực hiện hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình HTX thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả. Cùng với việc tổ chức các dịch vụ đầu vào, một số HTX tổ chức phát

triển sản xuất theo hướng chuyên canh gắn với sơ chế, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp như sản xuất rau an toàn, sản xuất giống lúa chất lượng, sản xuất cây dược liệu…, qua đó đã hình thành phương thức làm ăn mới trong cơ chế thị trường và thực sự là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

Trình độ cán bộ HTX NN được các cấp, ngành quan tâm đào tạo bồi dưỡng nên bước đầu được nâng lên; một số HTX đã thực hiện thuê lao động có trình độ nên đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng cơ giới hóa trong hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực cho HTX và thành viên.

4.1.6.2. Những tồn tại, hạn chế

Số lượng HTX NN tăng dần qua các năm, tuy nhiên, số lượng HTX hoạt động yếu kém và ngừng hoạt động phải giải thể theo Luật còn nhiều. Tỷ lệ HTX NN hoạt động trung bình, yếu cao, chiếm 42,3% tổng số HTX được đánh giá, phân loại năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý HTX NN còn hạn chế; chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nên không huy động được nguồn vốn từ thành viên và các tổ chức hỗ trợ vay vốn,...

Quy mô HTX chưa phù hợp, sau khi đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012, hiện vẫn còn tồn tại rất nhiều HTX đông thành viên, chủ yếu là được chuyển toàn bộ xã viên cũ thành thành viên HTX mới. Do đông thành viên, hoạt động của HTX khó quản lý, liên kết của các thành viên lỏng lẻo và không quan tâm đến sự phát triển của HTX dẫn đến vai trò của HTX đối với thành viên còn hạn chế.

Số lượng HTX NN phát triển các mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn ít. Sản lượng tiêu thụ còn thấp nên chưa đáp ứng hết được nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên.

Các HTX chưa xây dựng được các chế độ đãi ngộ hợp lý để cán bộ yên tâm công tác và cống hiến cho HTX; chưa thu hút được cán bộ trẻ có trình độ và năng lực tham gia vào quản lý HTX. Chính vì vậy cán bộ quản lý chưa hết lòng với công việc của HTX, nhiều cán bộ có xu hướng chuyển sang công tác tại UBND xã hoặc các tổ chức đoàn thể khác tại địa phương.

4.1.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

quản lý nhà nước ở các cấp, tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là những người có khả năng sáng lập HTX, người nông dân không hiểu rõ bản chất của HTX theo Luật HTX năm 2012 nên chưa tích cực chỉ đạo, phối hợp và tham gia phát triển HTX, nhất là đối với HTX NN.

Bộ máy quản lý nhà nước về HTX còn yếu và thiếu; sự phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với HTXNN giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa rõ ràng nên chưa phát huy được vai trò quản lý nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị về phát triển HTX.

Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển HTX hiệu quả chưa cao do nội dung đào tạo chưa phù hợp với từng đối tượng như cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ HTX và thành viên HTX chưa đầy đủ và kịp thời.

Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm toán đối với hoạt động của nhiều HTX còn hạn chế dẫn đến thiếu minh bạch trong hoạt động của nhiều HTX, do đó gây tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng của thành viên và nông dân đối với HTX.

* Nguyên nhân chủ quan

Trình độ về quản trị của cán bộ HTX NN còn thấp dẫn đến việc tổ chức quản lý và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của các HTX gặp nhiều khó khăn. Đa số cán bộ HTX cao tuổi, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu nhạy bén trong hoạt động. Thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên.

Phần lớn các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội đều là HTX cũ chuyển đổi, một số HTX đăng ký lại mang tính hình thức chưa thay đổi phương thức hoạt động dẫn đến hiệu quả hoạt động của các HTX không cao, thu nhập của thành viên thấp. Tư tưởng một số cán bộ HTX còn trông chờ, ỷ lại, thiếu sự năng động, sáng tạo, tích cực để chủ động xây dựng HTX phát triển theo đúng tiến trình phát triển của HTX.

Phần lớn các HTX thiếu vốn và cơ sở vật hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, nên việc tổ chức sản xuất kinh doanh và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn; nhiều HTX có thành viên quá lớn và chỉ thực hiện các dịch vụ đầu vào cho thành viên là chủ yếu.

Việc thực hiện các quy định về quản lý tài chính trong HTX không được thực hiện nghiêm túc dẫn đến công tác quản lý nhà nước đối với HTX gặp nhiều

khó khăn, không tạo sự minh bạch về hoạt động của HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)