Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.4.1. Kinh tế

Kinh tế Hà Nội năm 2018 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội (GRDP- theo giá so sánh) tăng 7,12% so với cùng kỳ; trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng Ngành công nghiệp – xây dựng tăng 8,34%; Ngành dịch vụ tăng 6,89%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,67%.

Nông lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp xây dựng; Dịch vụ và thuế sản phẩm. Tất cả 4 nhóm này đều có sự tăng lên so với cùng kỳ năm 2017 và được cụ thể qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 (Giá so sánh) Năm 2017 (tỷ đồng) Năm 2018 (tỷ đồng) Tốc độ tăng 2018 so cùng kỳ (%) Đóng góp vào tốc độ tăng năm 2018 (%) Tổng số 709.516 760.014 7,12 7,12 Chia ra

- Nông lâm nghiệp và

thủy sản 13.918 14.374 3,28 0,06

- Công nghiệp xây dựng 156.876 169.959 8,34 1,85

- Dịch vụ 457.532 489.076 6,89 4,45

- Thuế sản phẩm 81.190 86.605 6,67 0,76

Nguồn: Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội (2018) Qua bảng 3.3 ta thấy, giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3,12% (đóng góp 0,06 % vào mức tăng chung của GRDP). Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển mặc dù thời tiết có diễn biến bất lợi, nhất là đợt mưa lũ tháng 7/2018, diện tích bị ngập úng là 8.400 ha, nhưng thành phố Hà Nội đã chỉ đạo kịp thời, đồng bộ các giải pháp để khắc phục hậu quả.

Giá nông sản những tháng cuối năm tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện kích thích sản xuất, kinh doanh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, sản lượng đàn vật nuôi và sản lượng trứng gia cầm đều tăng trưởng so với cùng kỳ, giá sản phẩm đầu ra tăng so với cùng kỳ trong khi chi phí đầu vào cơ bản ổn định đã tạo điều kiện duy trì và mở rộng sản xuất, không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ước tính cả năm 2018, sản lượng thịt gia súc, gia cầm xuất chuồng tăng 0,2% so cùng kỳ, sản lượng trứng gia cầm tăng 8,1%.

Đối với ngành công nghiệp, xây dựng, giá trị tăng 8,34 (đóng góp 1,85% vào mức tăng chung). Tuy không đạt được tốc độ tăng cùng kỳ năm 2017 nhưng đã đóng góp vào mức tăng chung ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng cao nhất trong các khu vực. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước ASEAN được nhập về với thuế xuất 0% như sản phẩm đường, sữa, sắt thép,... khiến cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn để cạnh tranh.

Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 6,89% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 4,45% điểm phần trăm vào mức tăng chung). Thành phố tiếp tục khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 9,5% so với cùng kỳ, giá trị tăng thêm ngành thương mại tăng 8,27%, đóng góp 1,23 điểm phần trăm; du lịch cũng đạt được những kết quả khả quan, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh đưa vào phục vụ cho nhân dân và khách du lịch.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thủ đô năm 2018 nhìn chung phù hợp, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 57,63% năm 2017 lên 64,04% năm 2018), ngành công nghiệp xây dựng chiếm 22,62%; giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 2,84% năm 2017 xuống 1,94% năm 2018). Cơ cấu nội ngành dịch vụ đang chuyển dịch theo hướng ngày càng đa dạng và chất lượng được cải thiện, xuất hiện và phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tỷ trọng các ngành ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong cơ cấu dịch vụ đang tăng nhanh như: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, ngành tài chính tín dụng, tư vấn, kế toán, kiểm toán, môi giới việc làm, du học, xuất khẩu lao động…

3.1.4.2. Về văn hóa – xã hội

Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất ở Việt Nam. Trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, văn hóa được duy trì tốt. Bên cạnh đó, năm 2018, thành phố Hà Nội đã làm tốt công tác việc làm – an toàn lao động. Thành phố đã giải quyết việc làm cho 190.000 lao động đạt 125% kế hoạch năm; tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017.

Thành phố đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội, chính sách người có công với cách mạng, triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, chú trọng giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc.

3.1.4.3. Giáo dục và đào tạo

Hệ thống giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư và duy trì hoạt động ổn định. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 369 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó công lập là 129 cơ sở, ngoài công lập 210 cơ sở. Tính chung 11 tháng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 185.000 lượt người đạt 103,2% kế hoạch, trong đó đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề được 59.000 người (chiếm 31,9%), sơ cấp nghề và dưới 03 tháng được 126.000 lượt người (chiếm 68,1%). Các quận, huyện đã phối hợp với các

cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho 20.041 lao động nông thôn, đạt 83,5%. Mở 08 lớp đào tạo nghề cho 132 người khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)