Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.5. Đánh giá chung
* Thuận lợi
Thành phố Hà Nội có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển các HTX NN mà mục đích cuối cùng chính là phát triển các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển cùng với tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Nhu cầu nông sản khổng lồ ngay tại Thành phố, nhất là hàng có chất lượng cao - Đây là tiềm năng lớn mà thành phố Hà Nội chưa khai thác hết. HTX NN sẽ là nơi liên kết các hộ nông dân để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao như thịt sạch, rau hữu cơ,...; là cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng, và các công ty, các cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch.
- Một số huyện ven đô như ở Ba Vì, Sóc Sơn, Gia Lâm,... đã hình thành các trang trại sinh thái kết hợp với du lịch và nghỉ dưỡng, các doanh nghiệp nông nghiệp cung ứng chuỗi hàng hóa, dịch vụ giá trị cao, các HTX liên kết,....
- Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội hiện nay tập trung phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và của cả nước nói riêng.
* Khó khăn
- Tư duy phát triển trong các ngành kinh tế nhất là trong nông nghiệp còn lạc hậu. Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục phát triển kinh tế, xây dựng một con người mới, con người của công nghiệp. Nhà nước cần có biện pháp giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân; thay đổi tư duy hướng tới phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Công nghiệp, dịch vụ ngày một phát triển nên diện tích đất cho mục đích này ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp bị giảm xuống, điều này đồng nghĩa với việc một số lao động nông nghiệp ở một số vùng sẽ không có đất để canh tác, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ gia tăng, gây sức ép đáng kể đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một thử thách đặt ra cho các nhà quản lý, phải tạo được việc làm cho những nông dân bị trưng dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp và ưu tiên quỹ đất cho phát triển nông nghiệp.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Thành phố Hà Nội là một trong những nơi có số lượng HTX NN nhiều trên cả nước, với 1.062 HTX NN, là một Thành phố đi đầu trong các phong trào phát triển HTX, trong những năm vừa qua thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng CNXH, các HTX NN trên địa bàn đã không ngừng nỗ lực vươn lên phát triển. Kinh tế HTX của Hà Nội trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước. Nhiều mô hình HTX NN hoạt động thực sự hiệu quả đã khơi dậy tiềm năng vốn có trong sản xuất nông nghiệp của thành phố, giúp kinh tế hộ phát triển.
Hiện nay, trên toàn thành phố có 23/30 quận, huyện, thị xã còn tồn tại mô hình HTX NN. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chọn các điểm có đặc trưng chung nhất đại diện cho công tác điều tra thu thập số liệu sơ cấp làm cơ sở thực tiễn đối chiếu với các tài liệu đã công bố để phân tích sát với mục đích của đề tài. Chính vì vậy, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các quận, huyện, thị xã, tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu tại 3 huyện Gia Lâm, Mỹ Đức và Phúc Thọ. Trong đó, huyện Mỹ Đức đại diện cho các huyện thuộc vùng bán sơn địa. Huyện Gia Lâm đại diện cho các huyện thuộc vùng ven đô. Huyện Phúc Thọ đại diện cho các huyện thuộc vùng đồng bằng. Đây cũng là huyện có sự lãnh đạo, chỉ đạo tốt đối với việc phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã của Thành phố Hà Nội.
Để thực hiện luận văn này, tôi tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc với tổng số 30 HTX/3 huyện. Mỗi huyện tiến hành điều tra ngẫu nhiên 10 HTX NN.
Trên cơ sở đó phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTX NN, tìm ra những tồn tại vướng mắc và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém; phát huy, nhân rộng những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả cho các HTX NN trên địa bàn.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình phát triển các HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến HTX, thông qua các tài liệu đã được công bố như: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội; số liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND thành phố, các Sở, ban, ngành, khai thác tài liệu qua các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu khoa học, chuyên đề, tạp trí; các báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết đánh giá, kiểm tra, thanh tra; các văn bản pháp luật và tài liệu khác... về HTXNN để làm tài liệu. Việc thu thập các số liệu thứ cấp là căn cứ khoa học để hoàn thiện nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn cho Luận văn.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Nó phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các bên có liên quan, đặc biệt là các nhà quản lý nhà nước và chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển hợp tác xã nông nghiệp để đánh giá về thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế của các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội và những vấn đề cần lưu ý, quan tâm giải quyết.
- Phỏng vấn trực tiếp 30 HTX NN trên 3 huyện Phúc Thọ, Mỹ Đức, Gia Lâm; mỗi huyện điều tra 10 HTX NN bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc chuẩn bị sẵn. Tổng số người tham gia lấy ý kiến 450 người (trung bình 15 người/HTX bao gồm cả cán bộ quản lý và thành viên HTX). Tuy nhiên, sẽ căn cứ vào số lượng thành viên của từng HTX NN để lựa chọn số người tham gia lấy ý kiến cho phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và có tính đại diện cao
- Nội dung mẫu phiếu điều tra đối với cán bộ HTX gồm các phần: + Tổng số xã viên, số lao động trong HTX;
+ Tổng số cán bộ quản lý, trình độ của đội ngũ cán bộ HTX; + Tình hình tài sản, vốn quỹ và phân phối lợi nhuận của các HTX;
+ Tình hình cung cấp các hoạt động dịch vụ hỗ trợ của HTX để bảo đảm nhu cầu của thành viên;
- Đối với các thành viên HTX:
+ Các thông tin chung về xã viên HTX: họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, địa chỉ…
+ Đánh giá của thành viên về: đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ của thành viên, chất lượng dịch vụ mà HTX cung ứng; đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ mà HTX NN đã và đang cung cấp cho thành viên,...
Bên cạnh đó, mỗi phần đều có câu hỏi mở để đối tượng được điều tra trả lời, đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếu.
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin
- Những tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: tài liệu về lý luận; tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; tài liệu thu thập được của thành phố Hà Nội và các hợp tác xã được nghiên cứu.
- Những tài liệu sơ cấp thu được tiến hành xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tính toán số liệu thực hiện trên các chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đối cho phù hợp.
- Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, điều kiện không gian khác nhau, các chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu để thấy được các kết quả, sự khác nhau của các HTXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp hạch toán kế toán: Sử dụng các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh, lao động, vốn của hợp tác xã nhằm phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của các HTXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Ma trận SWOT là việc đánh giá chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định. Phân tích SWOT được trình bày dưới dạng 1 ma trận 02 hàng và 02 cột chia làm các phần: S - Các điểm mạnh, W - các điểm yếu, O - các cơ hội và T - các thách thức.
+ Phân tích các yếu tố bên trong HTX (các điểm mạnh, điểm yếu) có thể bao gồm: mô hình tổ chức, nguồn lực, trình độ quản lý, hiệu quả hoạt động, quy mô, tài chính, khoa học công nghệ,…
+ Phân tích các yếu tố bên ngoài HTX (các cơ hội và thách thức. có thể bao gồm: khách hàng, cơ chế chính sách, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…
Trên cơ sở đó, lựa chọn các kết hợp để đưa ra các nhóm giải pháp giúp các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển kinh tế đạt hiệu quả.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu về quy mô
- Số lượng HTX, loại hình HTX; Số lượng thành viên - Quy mô HTX NN
- Các hình thức liên kết trong HTX
3.2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu về tổ chức quản lý
- Cơ cấu bộ máy hoạt động HTX
- Bộ máy tổ chức hoạt động Ban quản trị HTX; - Trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ HTX
3.2.4.3. Nhóm các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế
- Nhóm chỉ tiêu kết quả
+ Mức vốn góp bình quân của 1 HTX
+ Tổng doanh thu các hoạt động dịch vụ chủ yếu (DT) + Tổng chi phí (TCP)
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
+ Lợi nhuận thu được của HTX (DT – TCP)
+ Giá trị doanh thu trên một đồng chi phí = (DT/TCP) + Mức thu nhập bình quân/lao động/năm
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1. Mô hình tổ chức – quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội
Sau khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành, các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành tổ chức chuyển đổi cho phù hợp và theo các quy định của Luật. Theo đó, cơ cấu tổ chức của các HTX nông nghiệp nói riêng và HTX nói chung bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (tổng giám đốc. và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên bảo đảm HTX được tổ chức chặt chẽ với tư cách là một tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm bảo đảm HTX hoạt động hiệu quả trên thị trường với việc phân rõ hơn quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, hầu hết trong HTX nông nghiệp đều thành lập bộ máy vừa quản lý, vừa điều hành. Do vậy, mô hình bộ máy tổ chức, quản lý của các HTX NN được thể hiện qua Sơ đồ 4.1:
Sơ đồ 4.1. Mô hình bộ máy tổ chức – quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nguồn: Kết quả khảo sát các HTX NN trên địa bàn Thành phố (2018) Đại hội thành viên
HĐQT – GĐ HTX Ban kiểm soát
Các phòng, ban (Kế toán, thủ quỹ,…) Tổ, đội dịch vụ Thành viên Khách hàng
* Đại hội thành viên
Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của HTX, gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên phải có ít nhất 75% thành viên tham dự, trường hợp không đủ phải tạm hoãn sau 30 ngày (kế từ ngày dự kiến họp lần thứ nhất), triệu tập đại hội thành viên lần thứ hai phải có ít nhất 50% thành viên tham dự. Điều này thể hiện được sự công khai, minh bạch trong HTX, bởi đại hội thành viên sẽ quyết định mọi vấn đề quan trọng trong HTX như bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và các chức danh chuyên môn phải được thông qua trước đại hội. Ngoài ra, Đại hội thành viên còn thông qua các báo cáo tài chính năm; phương án sản xuất kinh doanh, phương án phân phối thu nhập; sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho phù hợp với quy định mới;...
* Hội đồng quản trị - giám đốc HTX
Do các HTX nông nghiệp trên địa bàn Thành phố chủ yếu thành lập bộ máy vừa quản lý, vừa điều hành nên cán bộ HTX thường kiêm nhiệm hai nhiệm vụ. Hội đồng quản trị có 3 – 4 người, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX và các Ủy viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị được đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; được sử dụng con dấu của HTX để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình như quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc HTX; tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội thành viên, đánh giá hoạt động của HTX; Chuẩn bị và trình đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập, tiền công, tiền lương của HTX;…
* Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của HTX theo quy định của Luật và Điều lệ. Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của HTX và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; tiếp nhận kiến nghị liên quan đến HTX; kiến nghị hội đồng quản trị khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của HTX.
Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện HTX thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Trên địa bàn Thành phố, đối với các HTX chuyên ngành như chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản số
lượng thành viên ít chỉ từ 7 – 30 thành viên nên chỉ có 1 kiểm soát viên. Đối với các HTX NN tổng hợp, số lượng thành viên nhiều (từ 30 thành viên trở lên) theo quy định phải thành lập Ban kiểm soát gồm trưởng ban kiểm soát và kiểm soát viên. Tuy nhiên, các HTX NN hiện nay chủ yếu phục vụ các dịch vụ nông nghiệp thuần túy như bảo về đồng ruộng, thủy lợi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng