Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nông nghiệp nông thôn nói chung, kinh tế hợp tác và HTX NN nói riêng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị cho đến nay, vấn đề kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp là chủ đề nghiên cứu được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ chỉ đạo thực tiễn quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình được công bố, như:
- Naoto Imagawa, Chu Thị Hảo (2003), Lý luận về HTX- Quá trình phát
triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã
khái quát toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam giai đoạn trước khi chuyển sang kinh tế thị trường, phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu và đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình hợp tác xã.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), “Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”. NXB nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nêu lên định hướng phát triển HTX phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
- Ngô Thị Cẩm Linh (2008), “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển phát triển HTX NN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Bùi Giang Long (2009), “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tác giả luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phát triển HTX
NN, đề ra được phương hướng và một số giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
- Thạch Phú Thành (2010), “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp I. Tác giả luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phát triển HTX NN trong và ngoài nước hiện nay, đề ra được phương hướng và một số giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
- Ứng Văn Thanh (2014), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của HTX DVNN trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ của HTX DVNN, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chât lượng dịch vụ của HTX DVNN nhằm thúc đẩy phát triển các HTX DVNN trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Trần Giang Nam (2015), “Phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm. Tác giả đã làm rõ những lý luận và thực tiễn về phát triển HTX nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển HTX NN trên địa bản tỉnh Tuyên Quang.
- Lê Thị Lan Phương (2015), “Quản lý hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ quản lý Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế. Tác giả luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao quản lý hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Đoàn Mạnh Trí (2017), “Đổi mới hoạt động của loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới hoạt động của loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Các công trình nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển HTX ở nước ta, trong đó có HTX NN. Tuy nhiên, cho đến nay, về phát triển HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt và hệ thống, đặc biệt là chưa công trình nào đề cập đến việc phát triển các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong HTX NN, đây là nhu cầu bức thiết trong nền kinh tế thị trường, phát triển theo quy mô hàng hóa, tập trung.