Phân tích ma trận SWOT về hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn

4.2.5. Phân tích ma trận SWOT về hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên

trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể phân tích một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như sau:

* Điểm mạnh

+ Cán bộ quản lý HTX và cả thành viên đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, HTX là đầu dây kết nối các thành viên lại với nhau để họ có thể trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế hộ thành viên. Từ đó, tạo động lực, sức mạnh to lớn để xây dựng HTX phát triển.

+ Hoạt động của HTX NN không chỉ được đánh giá về hiệu quả kinh tế mà còn được đánh giá qua các hoạt động xã hội, mang tính cộng đồng cao nên HTX luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của thành viên, nêu cao tinh thần hợp tác, đoàn kết trong nội bộ HTX.

+ Các HTX NN hoạt động đa dạng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất cho thành viên. Bên cạnh đó, HTX cũng là cầu nối giữa thành viên và doanh nghiệp

để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy mô hàng hóa, chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp và tăng thu nhập cho người sản xuất.

+ Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và là những sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng. Đây là một trong những điểm mạnh, là cơ sở để phát triển HTX cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích Ma trận SWOT về hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

S - Điểm mạnh

- Là nơi tạo điều kiện cho thành viên trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau.

- Chủ động được lịch sản xuất và canh tác được đồng bộ.

- Tinh thần hợp tác, đoàn kết nội bộ cao, có mối quan hệ chặt chẽ tới sản xuất của hộ thành viên;

- Hoạt động dịch vụ đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của thành viên trong sản xuất.

- Có ưu thế về các sản phẩm nông nghiệp.

W - Điểm yếu

- Thiếu vốn đầu tư sản xuất

- Năng lực cán bộ quản lý, điều hành thấp, thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ.

- Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu - Việc sản xuất kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn; Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm còn hạn chế

- Thiếu sự liên kết, hợp tác trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

O - Cơ hội

- Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX đang được Chính phủ quan tâm ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình hiện nay.

- Sự phát triển khoa học công nghệ là cơ hội để HTXNN tiếp thu công nghệ mới, tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng.

- Nhu cầu phát triển sản xuất theo quy mô hàng hóa chất lượng cao ngày càng lớn, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp

- Được sự hỗ trợ của các ngành chuyên môn về chuyển giao tiến bộ KHKT mới.

T - Thách thức

- Đất đai sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần.

- Giá cả các dịch vụ, sản phẩm nông sản không ổn định.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh, chủ yếu từ phía tư nhân.

- Thị trường đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm của HTX còn thiếu.

- Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,… cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các thành viên và HTX NN

Nguồn: Kết quả khảo sát HTX NN trên địa bàn Thành phố (2018)

* Điểm yếu

+ Các hoạt động dịch vụ của HTX đều mang tính phục vụ nên hiệu quả hoạt động thấp, thậm chí không có lãi dịch vụ. Bên cạnh đó, việc huy động vốn trong thành viên còn hạn chế, tiếp cận các nguồn vốn vay gặp nhiều khó khăn nên đa số

HTX NN đều thiếu vốn để hoạt động sản xuất, ít vốn tích lũy để tái đầu tư.

+ Trình độ cán bộ HTX còn hạn chế, đa số là những người có tuổi, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, không nhạy bén với thị trường nên không đưa ra được các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật còn thiếu và yếu.

+ Khó khăn chung của hầu hết các HTX NN là giá trị tài sản thấp do chưa có trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có thương hiệu,… nên thị trường đầu ra cho các sản phẩm của HTX thấp.

+ Hợp tác xã chưa tạo được các mối quan hệ hợp tác với các đơn vị, tổ chức khác nguyên nhân chính là do tập quán sản xuất của người dân với quy mô nhỏ, khó liên kết họ lại với nhau. Bên cạnh đó, thì cán bộ của HTX chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động, sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động của HTX.

* Cơ hội

+ Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX đang được Chính phủ quan tâm sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình hiện nay, tạo cơ hội lớn để HTX tiếp cận sự hỗ trợ để ngày càng phát triển khẳng định vai trò hỗ trợ kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển.

+ Sự phát triển khoa học công nghệ, được sự hỗ trợ của các ngành chuyên môn về chuyển giao tiến bộ KHKT mới, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ cao trong các HTX là cơ hội để HTX NN tiếp thu công nghệ mới, tiên tiến giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro va sự lệ thuộc vào thời tiết; bảo đảm tốt an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; Sản phẩm chất lượng cao và ổn định hơn cho phép tăng thu nhập và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó cũng thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

* Thách thức

+ Quá trình CNH – HĐH đất nước ngày càng đẩy mạnh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm đi, bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nguồn lao động gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của HTX.

+ Mở rộng thị trường và phát triển các hoạt động dịch vụ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những thách thức lớn đối với các HTX NN bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng nắm bắt thị trường, giá cả cạnh tranh, sản phẩm nông nghiệp không ổn định,... làm hạn chế khả năng phát triển của các HTX và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Việc hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX NN còn chịu sức ép cạnh tranh từ phía cách cơ sở tư nhân trong việc cung ứng giống, vật tư, phân bón do nguồn vốn hạn hẹp, nên lợi ích mang lại cho thành viên không nhiều, chưa thiết thực.

+ Sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi về khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,… Do hoạt động của HTX NN gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân nên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của HTX NN.

Thông qua phân tích ma trận SWOT, đã thấy được những mặt làm được và những yếu kém, cơ hội và thách thức trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX NN để từ đó HTX có những định hướng phát triển phù hợp với tình hình thực tế của HTX, nhằm phát triển HTX NN vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế chung, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng giàu mạnh, đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)