Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.3.2. xuất các giải pháp
4.3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nông nghiệp
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì chỉ có kinh nghiệm là chưa đủ. Người cán bộ quản lý Hợp tác xã cần có trình độ chuyên môn sâu, nắm bắt tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhạy bén với thị trường để xây dựng phương án hoạt động hiệu quả.Do đó. trình độ cán bộ HTX NN thấp là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả hoạt động của HTX. Để nâng cao chất lượng cán bộ, cần phải có những giải pháp như:
- Cần đổi mới nhận thức của cán bộ HTX NN, thành viên và người dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cụ thể, đó là nhận thức đúng đắn về HTX nông nghiệp kiểu mới (về tính chất, mục tiêu tổ chức, quan hệ giữa HTX và thành viên, tài sản chung, phân chia lợi nhuận).
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ HTX NN, thành viên, người sáng lập khởi nghiệp các HTX nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các HTX hoạt động có hiệu quả:
+ Tăng cường giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho cán bộ chủ chốt HTX nông nghiệp theo chương trình được phân bổ ngân sách đảm bảo hàng năm cho các chức danh cán bộ HTX (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng) được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ít nhất là một lần trong năm.
+ Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong HTX. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong các hoạt động đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo chương trình khuyến nông cho thành viên và người lao động trong HTX.
+ Có chính sách khuyến khích cán bộ HTX tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày, tham quan học tập các mô hình tiêu biểu.
+ Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX NN cần phải được thực hiện theo phương châm thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa đào tạo với bồi dưỡng, ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt của HTX NN, các cán bộ trẻ để tạo nguồn cho hợp tác xã.
hợp lý cho đội ngũ cán bộ như chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm và các chế độ khác theo quy định của Bộ Luật lao động nhằm tạo động lực để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến nhiều hơn cho HTX; đồng thời, thu hút các cán bộ có trình độ, năng lực vào làm việc trong các bộ phận giúp việc, các phòng ban chuyên môn của HTX. HTX phải xây dựng được tiêu chuẩn cán bộ rõ ràng đối với từng bộ phận, chức năng công việc cụ thể nhằm lựa chọn cán bộ HTX phải có đạo đức tốt, nhiệt tình, tâm huyết với HTX và hơn thế phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, linh hoạt, sáng tạo….
4.3.2.2. Tăng cường nguồn vốn, tài sản trong hoạt động của hợp tác xã
Vốn, tài sản là những yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển các hoạt động của HTX. Hầu hết các HTX NN hiện nay đều có tình trạng thiếu vốn hoạt động để đầu tư vào sản xuất. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp hỗ trợ cho các HTX NN huy động được vốn và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng với nhu cầu phát triển sản xuất quy mô lớn theo cơ chế thị trường:
* Tăng cường huy động vốn hoạt động của HTX NN
- Các HTX cần tích cực thu đủ vốn góp của thành viên, không để tình trạng vốn chỉ ghi tên trong danh sách điều lệ. Đồng thời, HTX cần xử lý dứt điểm các khoản nợ phải thu của thành viên và các đối tượng khách hàng của HTX để bổ sung vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tiếp cận có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 193 quy định chi tiết một số điều của Luật HTX, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh,... để được vay vốn ưu đãi đầu tư vào quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...
* HTX cần đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Trong đó, tập trung triển khai các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Triển khai mạnh việc xây dựng các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Xác định sản phẩm ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến 2020, định hướng đến năm 2030.
- Thực hiện chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, tiên tiến, nhất là công nghệ về giống, công nghệ về sơ chế, bảo quản - chế biến nông sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Tìm kiếm, kêu gọi, huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của HTX; đổi mới phương thức quản lý, phát huy mạnh mẽ sự tham gia đóng góp công sức, trí tuệ của các thành viên trong HTX.
4.3.2.3. Tăng cường các hoạt động dịch vụ, nhất là các hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong hợp tác xã
HTX cần tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ nông nghiệp đang thực hiện như dịch vụ BVTV, cung ứng giống, cung ứng vật tư, phân bón, bảo vệ đồng ruộng,... Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện của từng địa phương mà các HTX có thể xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng các hoạt động dịch vụ như làm đất, mạ khay, máy cấy, tiêu thụ sản phẩm,.... Đây là các dịch vụ cơ bản giúp phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Việc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong HTX NN còn nhiều bất cập như quy mô liên kết còn rất hạn chế; số HTX NN tham gia liên kết ít, tỷ lệ bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng thấp dẫn đến tình trạng tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém
này, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
- Đánh giá hiện trạng các hợp tác xã và các mô hình liên kết đang hoạt động từ thực tiễn ở các địa phương để đúc kết kinh nghiệm xây dựng mô hình phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách để nhân rộng và phát triển.
- Đẩy mạnh tuyên truyền: thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để làm rõ sự cần thiết về chuỗi giá trị và vai trò nồng cốt của HTX nông nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp. Tăng cường tổ chức xúc tiến thương mại, thông tin thị trường…bằng
nhiều hình thức phong phú, phù hợp với nông dân, như: qua hệ thống truyền thanh của xã, huyện, câu lạc bộ khuyến nông, tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ về giống cây trồng vật nuôi; từng bước thực hiện giới thiệu và bán hàng qua mạng, trang Website… giúp cho các HTX, hộ thành viên nắm bắt được yêu cầu thị trường để có phương án sản xuất, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình làm
ra với người tiêu dùng…
- Nâng cao nâng lực cho HTX và doanh nghiệp để thực hiện liên kết có hiệu quả: nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật, năng
lực về thông tin, thương mại và tiếp cận thị trường. Khuyến khích các hợp tác xã,
các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy phát triển liên kết
giữa doanh nghiệp và HTX. Tạo điều kiện cho các HTX được hưởng các chính
sách khuyến khích của Nhà nước và Thành phố về xúc tiến thương mại…được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận VietGAP sản phẩm chất lượng an toàn thực phẩm, được ưu tiên thuê địa điểm quầy hàng tại các khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị …để tiêu thụ nông sản hàng hoá.
- Triển khai xây dựng và thực hiện các dự án về chế biến nông sản, xây dựng các chợ bán buôn và bán lẻ nông sản theo đề án về công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phối hợp với các tổ chức Quốc tế để hỗ trợ phát triển hợp tác xã như tổ chức Socodevi, WB, FAO, GIZ,…để hỗ trợ nâng cao năng lực, cơ sở hạ tầng sản xuất cho HTX và các địa phương nhằm thực hiện tốt liên kết với doanh nghiệp.
Tóm lại, để thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng nông thôn mới ổn định, bền vững, các giải pháp chủ yếu bao gồm: Tăng cường liên kết giữa các hộ nông dân và phát huy vai trò của hợp tác xã trong việc làm trung gian liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa; Thực hiện các chính sách ưu tiên, tạo thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào thu mua chế biến nông sản.
4.3.2.4. Giải pháp Hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hợp tác xã nông nghiệp
- Đẩy mạnh thực hiện những cơ chế, chính sách hiện hành khuyến khích hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, các hộ thành viên.
- Có chính sách khuyến khích hỗ trợ ưu đãi tín dụng, khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại cho các HTX trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản, chế biến và sơ chế sản phẩm; phát triển sản
xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được hưởng các chính sách khuyến khích của nhà nước về đất đai, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại… để đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến tại các vùng sản xuất hàng hóa và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ quản lý HTX tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý chuyên môn, chế độ bảo hiểm.