Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.1.2. Phát triển quy mô hợp tác xã và các hình thức liên kết trong hợp tác xã
xã nông nghiệp
4.1.2.1. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp
Triển khai thực hiện Luật hợp tác xã năm 2012, Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 19/9/2013 về thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2020; UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 8450/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 về phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2020”. Trên cơ sở hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. HTX trở thành bộ phận trung gian trong mô hình liên kết sản xuất, tương trợ nhau để cùng phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường.
Đến cuối năm 2018, tổng số HTX NN trên địa bàn Thành phố Hà Nội 1062 HTX NN, trong đó có 1.017 HTX đang hoạt động (chiếm 95,8%) và 45 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 4,2%) tại 10 quận, huyện, thị xã (Sơn Tây, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Ứng Hòa và Hoàng Mai). Trong 1.017 HTX nông nghiệp đang hoạt động có 655 HTX NN tổng hợp, chiếm 64,4% tổng số HTX đang hoạt động; HTX trồng trọt 290 HTX, chiếm 28,5%; HTX chăn nuôi 62 HTX, chiếm 6,1%; HTX lâm nghiệp 02 HTX, chiếm 0,2%; HTX thủy sản 07 HTX, chiếm 0,5%; và HTX nước sạch nông thôn 01 HTX, chiếm 0,1%.
thay đổi khá rõ rệt. Qua bảng 4.1 cho thấy, số lượng HTX năm 2017 chỉ có 922 HTX, giảm so với năm 2016 là 87 HTX (giảm 8,62% so với năm 2016). Do, sau khi Luật HTX năm 2012 ra đời đã có nhiều quy định mới, các HTX hoạt động dựa trên tinh thần tự nguyện, tự chủ. Chính vì vậy, nhiều huyện, thị xã đã có chủ trương giải thể hoặc sáp nhập các HTX hoạt động kém vào những HTX mạnh hoặc hợp nhất các HTX quy mô thôn thành HTX quy mô xã nhằm nâng cao hoạt động của các HTX trên địa bàn. Năm 2017, toàn thành phố Hà Nội đã có 87 HTX đã giải thể, sáp nhập vào HTX khác.
Tuy nhiên, đến năm 2018 số lượng HTX tăng, trong đó, số lượng HTX thành lập mới năm 2018 là 47 HTX, chiếm 4,4%. Các HTX thành lập mới thường là HTX chuyên ngành để phát triển theo thế mạnh của vùng; Một số HTX NN ngừng hoạt động tiến hành hoàn thiện các thủ tục hoặc chuyển đổi loại hình kinh doanh để hoạt động trở lại. Chính vì vậy, số lượng HTX năm 2018 là 1.062 HTX tăng so với năm 2017 là 15,2%; tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2016 – 2018 là 3,3%. Điều này cho thấy xu hướng hợp tác liên kết của các hộ nông dân có cùng mục đích, sở thích ngày càng nhiều và cũng là điều kiện tiên quyết để sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
a) Theo loại hình hoạt động
Trong 3 năm từ 2016 – 2018 đa số các HTX hoạt động tổng hợp chiếm tỷ lệ cao so với tổng số HTX NN hoạt động. Tuy nhiên, số lượng loại hình HTX này cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể theo bảng 4.1 ta có thể thấy, số lượng HTX NN tổng hợp năm 2016 là 852 HTX, chiếm 92,4% tổng số HTX NN đang hoạt động; năm 2017 là 799 HTX, chiếm 91,9%; năm 2018 là 655 HTX, chiếm 64,4%. Ngược lại, các HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi lại có xu hướng tăng. Như đối với HTX trồng trọt năm 2017 chỉ có 30 HTX, nhưng đến năm 2018, tăng lên 290 HTX (tăng 866,7% so với năm 2017). Việc tăng, giảm các loại hình HTX là do trước đây các HTX được phân loại dựa theo thông tư 01/2006/TT-BKH về hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại HTX. Đây là thông tư hướng dẫn chung cho tất cả các HTX nên chỉ phân loại theo nhóm ngành nghề trong đó có nhóm HTX nông, lâm nghiệp và làm muối; nhóm HTX thủy sản...., nên việc phân theo loại hình HTX không được rõ ràng. Sau khi có Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu lực thi hành thì việc phân loại theo loại hình HTXNN được cụ thể và rõ ràng, giúp cho các HTX tự phân loại theo đúng loại hình mà HTX đang hoạt động.
b) Phân loại HTX NN
Dựa trên báo cáo kết quả phân loại HTX NN hàng năm theo các tiêu chí hướng dẫn của Thông tư 01/2006/TT-BKH ngày 19/1/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo 2 thông tư này HTX sẽ được xếp loại theo 4 mức: “Tốt”, “khá”, “Trung bình”, “yếu” dựa trên 6 tiêu chí đánh giá. Ngoài ra, đối với các HTX mới thành lập thì không tiến hành xếp loại do chưa đủ thời gian để tổ chức xếp loại.
* HTX NN xếp loại tốt, khá
Các HTX NN xếp loại tốt, khá trong những năm gần đây có xu hướng tăng từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể theo Bảng 4.1. cho thấy số lượng HTX NN xếp loại tốt, khá năm 2016 là 167 HTX NN (chiếm 17,6% tổng số HTX NN), đến năm 2018 là 560 HTXNN (chiếm 52,7% tổng số HTX NN), tăng trưởng bình quân trong 3 năm đạt 72,6% . Đây chính là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua.
* Các HTX NN xếp loại trung bình, yếu
Sau những năm mới chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, các HTX còn chưa bắt kịp trước những quy định mới nên số lượng HTX NN hoạt động trung bình, yếu chiếm tỷ lệ lớn, cụ thể năm 2016, số lượng HTX trung bình, yếu là 735 HTX (chiếm 72,8% tổng số HTX NN). Tuy nhiên, đến năm 2018, số lượng HTX NN trung bình, yếu giảm xuống còn 410 HTX NN, giảm 32,2% so với năm 2016, bình quân 3 năm, số lượng HTX NN trung bình giảm 23,9%, HTX NN yếu giảm 27,2%. Có thể thấy, năm 2018 với những hành lang pháp lý rõ ràng những chính sách mới dành riêng cho phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là cho các HTXNN như Quyết định 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX NN hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”; Nghị định 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt, riêng Thành phố Hà Nội, năm 2018 là năm triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong HTX NN trên địa bàn Thành phố đến năm 2020” được phê duyệt theo Quyết định 8450/QĐ- UBND ngày 05/12/2017. Từ những chính sách mới này đã góp phần thúc đẩy các
HTX tăng cường các hoạt động, nhất là các hoạt động dịch vụ của HTX, giúp cho HTX NN dần chuyển từ HTX trung bình, yếu sang HTX NN khá, tốt.
Bảng 4.1. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: HTX Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 2017 /2016 2018 /2017 Bình quân 1. Số lượng HTX NN 1.009 922 1.062 91,4 115,2 103,3 * HTX ngừng hoạt động 87 53 45 60,9 84,9 72,9 * HTX đang hoạt động 922 869 1.017 94,3 117 105,6 - HTX NN tổng hợp 852 799 655 93,8 81,9 87,9 - HTX chăn nuôi 21 21 62 100 295,2 197,6 - HTX thủy sản 19 19 7 100 36,8 68,4 - HTX lâm nghiệp 0 0 2 0 0 0 - HTX nước sạch NT 0 0 1 0 0 0 - HTX trồng trọt 30 30 290 100 966,7 533,3 3. Phân loại HTX NN - Tốt 78 82 197 105,1 240,2 172,7 - Khá 89 118 363 132,6 307,6 220,1 - Trung bình 626 547 355 87,4 64,9 76,1 - Yếu 109 97 55 88,9 56,7 72,8
- Chưa đủ thời gian phân loại 20 25 47 125 188 156,5 Nguồn: Phòng KTHT, kinh tế hộ và trang trại – Chi cục PTNT Hà Nội (2018)
* Tóm lại
Số lượng HTX NN trên địa bàn thành phố Hà Nội cao nhất cả nước và có xu hướng tăng dần qua các năm, trong đó, số lượng HTX NN tổng hợp chiếm tỷ lệ cao nhất. Do nhu cầu liên kết giữa các hộ nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp ngày càng cao và để đáp ứng được yêu cầu của thị trường là hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn, hướng tới nâng cao sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp cho người dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, số HTX NN hoạt động trung bình, yếu đã giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 42,3%). Đây là những HTX NN sau khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 vẫn chưa thay đổi được bản chất hoạt động cũ là trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ
của Nhà nước, với đặc trưng phục vụ thành viên là chính, mà chưa thể mang tính tự chủ, tự nguyện, bình đẳng và tương trợ.
4.1.2.2. Quy mô, số lượng thành viên Hợp tác xã nông nghiệp
Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Đối với các HTX NN vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ kinh tế hộ thành viên (TV) đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố Hà
Nội còn phát triển chậm cả về quy mô và chất lượng: quy mô HTX còn nhỏ lẻ,
chủ yếu quy mô thôn; Số lượng thành viên ít, cụ thể tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Quy mô, Số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1 Quy mô HTX đang hoạt động HTX 922 869 1.017 94,25 117,03 105,64 1.1 Xã HTX 271 311 334 114,76 107,39 111,08 1.2 Liên xã HTX 0 8 8 0 100 50 1.3 Thôn HTX 581 488 601 83,99 123,15 103,57 1.4 Liên Thôn HTX 70 62 74 88,57 119,35 103,96 2 Tổng TV TV 713.284 431.269 416.561 60,46 96,59 78,53 2.1 TV là người lao động (cá nhân) TV 175.210 173.398 176.826 98,97 101,98 100,47 2.2 TV đại diện hộ TV 538.074 257.871 239.734 47,92 92,97 70,45 2.3 TV là đại diện pháp nhân TV 0 1 1 0 100 50
Nguồn: Phòng KTHT, kinh tế hộ và trang trại – Chi cục PTNT Hà Nội (2018) * Về quy mô
Số lượng HTX quy mô thôn luôn chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên số lượng này có sự tăng, giảm không đều qua các năm. Theo bảng 4.2. ta thấy, số lượng HTX quy mô thôn năm 2016 là 581 HTX (chiếm 63%), năm 2017 giảm xuống còn 488 HTX (chiếm 56,1%), giảm 16,01% so với năm 2016. Đến năm 2018, số lượng
HTX quy mô thôn lại tăng lên 601 HTX (chiếm 59,1%), tăng 23,15% so với năm 2017, mức tăng bình quân 3 năm từ 2016 – 2018 của HTX quy mô thôn là 3,57%.
Số lượng HTX quy mô xã tăng đều qua các năm, như năm 2017, số lượng HTX quy mô xã là 311 HTX (chiếm 35,8%), tăng 14,76% so với năm 2016; năm 2018 HTX quy mô xã tăng lên 334 HTX (chiếm 32,8%), tăng 7,39% so với năm 2017, bình quân 3 năm số lượng HTX quy mô xã tăng 11,08%. Còn lại, số lượng HTX quy mô liên thôn và liên xã chiếm tỷ lệ thấp so với tổng HTX qua các năm.
Nguyên nhân của sự tăng, giảm số lượng HTX quy mô thôn và quy mô xã là do trong năm 2017, một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội như huyện Ứng Hòa, Phúc Thọ, Mê Linh đã tiến hành hợp nhất, sáp nhập hai hay nhiều HTX quy mô thôn thành một HTX quy mô toàn xã nên số lượng HTX quy mô thôn giảm đáng kể và tổng số HTX NN trên địa bàn cũng giảm. Tuy nhiên, đến năm 2018, các HTX thành lập mới chủ yếu là các HTX chuyên ngành hoặc các HTX DVNN tổng hợp nên hoạt động theo hướng phát triển các đặc sản vùng miền, hoặc có sự liên kết giữa các thành viên thuộc các thôn, các xã khác nhau để cùng hỗ trợ nhau phát triển. Do đó, số lượng các HTX thuộc quy mô thôn, xã, liên thôn tăng lên.
* Về số lượng thành viên HTX
Tổng số thành viên HTX năm 2018 là 416.561 thành viên, bình quân 1 HTX có 394,47 thành viên. Số lượng thành viên năm 2018 giảm 3,41% so với năm 2017, bình quân 3 năm từ 2016 – 2018, số lượng thành viên HTX giảm 21,48%. Trong đó, tổng số thành viên là cá nhân tăng bình quân 0,47%, còn thành viên đại diện hộ lại có xu hướng giảm dần, bình quân 3 năm giảm 29,55%.
Điều này được giải thích, các thành viên rời khỏi HTX đều là các thành viên của các HTX giải thể hoặc ngừng hoạt động, chờ giải thể và đa số là các thành viên HTX nông nghiệp là đại hiện hộ gia đình. Tổng số thành viên rời khỏi HTX năm 2018 là 14.708 thành viên, số lượng thành viên mới năm 2018 là 5.531 thành viên (Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội). Còn số lượng thành viên là cá nhân tăng, chủ yếu là ở các HTX mới thành lập, thường là các HTX chuyên ngành có số thành viên ít (chỉ từ 7 – 30 thành viên) nhưng đều là những người lao động trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX. Cơ bản các thành viên của HTX đều là người có kinh nghiệm và được chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,... vào sản xuất.
4.1.2.3. Các hình thức liên kết trong hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong các HTX nông nghiệp đều có nhiều hình thức liên kết đa dạng gồm liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với HTX, nông dân với doanh nghiệp, HTX với doanh nghiệp,.... Liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, HTX với doanh nghiệp.
Tuy nhiên các hình thức liên kết này chủ yếu là các liên kết chưa chặt chẽ, hoặc đơn thuần chỉ là sự trao đổi, thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.
Bảng 4.3. Các hình thức liên kết trong hợp tác xã nông nghiệp
ĐVT: HTX
TT Huyện Số HTX điều tra
Các hình thức liên kết trong HTX nông nghiệp ND - ND ND – HTX ND - DN HTX – DN ND – HTX DN 1 Mỹ Đức 10 5 9 0 2 2 2 Phúc Thọ 10 7 9 0 2 1 3 Gia Lâm 10 8 10 0 3 2 Cộng 30 20 28 0 7 5
Nguồn: Kết quả khảo sát các HTX NN (2018) Theo bảng 4.3 cho thấy, trong số 30 HTX điều tra trên địa bàn Thành phố, tồn tại 2 hình thức liên kết chủ yếu, một là liên kết giữa nông dân và nông dân có 20 HTX, chiếm 66,7% so với tổng số HTX điều tra; hai là, liên kết giữa nông dân và HTX có 28 HTX, chiếm 93,3% so với tổng số HTX điều tra. Bởi đơn thuần các HTX nông nghiệp trên địa bàn hoạt động ngoài các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra mà còn có các dịch vụ mang tính phục vụ hơn là kinh doanh ở nông thôn như: Thủy lợi nội đồng, bảo vệ đồng ruộng, môi trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật,....
Bên cạnh đó, trong số 30 HTX điều tra, không có HTX nông nghiệp nào có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Điều này cho thấy, trong nền kinh tế