Các hình thức liên kết trong hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 64 - 65)

ĐVT: HTX

TT Huyện Số HTX điều tra

Các hình thức liên kết trong HTX nông nghiệp ND - ND ND – HTX ND - DN HTX – DN ND – HTX DN 1 Mỹ Đức 10 5 9 0 2 2 2 Phúc Thọ 10 7 9 0 2 1 3 Gia Lâm 10 8 10 0 3 2 Cộng 30 20 28 0 7 5

Nguồn: Kết quả khảo sát các HTX NN (2018) Theo bảng 4.3 cho thấy, trong số 30 HTX điều tra trên địa bàn Thành phố, tồn tại 2 hình thức liên kết chủ yếu, một là liên kết giữa nông dân và nông dân có 20 HTX, chiếm 66,7% so với tổng số HTX điều tra; hai là, liên kết giữa nông dân và HTX có 28 HTX, chiếm 93,3% so với tổng số HTX điều tra. Bởi đơn thuần các HTX nông nghiệp trên địa bàn hoạt động ngoài các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra mà còn có các dịch vụ mang tính phục vụ hơn là kinh doanh ở nông thôn như: Thủy lợi nội đồng, bảo vệ đồng ruộng, môi trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật,....

Bên cạnh đó, trong số 30 HTX điều tra, không có HTX nông nghiệp nào có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Điều này cho thấy, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh thì nông dân cá thể không thể làm được điều này. Nông dân phải liên kết với nhau bằng cách vào HTX, và HTX chính là cầu nối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng HTX có liên kết giữa HTX với doanh nghiệp và liên kết theo

chuỗi nông dân - HTX - doanh nghiệp còn hạn chế và chưa bền chặt. Chỉ có 07 HTX có liên kết giữa HTX - doanh nghiệp, chiếm 23,3% và 05 HTX có liên kết nông dân – HTX – doanh nghiệp, chiếm 16,7%. Nguyên nhân thứ nhất, số lượng nông dân được tham gia vào liên kết ít, do việc sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thị sản phẩm của các doanh nghiệp; Thứ hai, số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp thấp chỉ chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp vì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; lợi nhuận thấp; khó áp dụng khoa học kỹ thuật; rào cản về cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp cũng còn những bất cập; Thứ ba, năng lực quản lý, tổ chức sản xuất trong sản xuất quy mô lớn của cán bộ HTX NN còn hạn chế,....

4.1.3. Bộ máy tổ chức – quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội

Bộ máy tổ chức, quản lý HTX nông nghiệp ngày càng được tinh giảm gọn nhẹ hơn, bình quân có từ 5 – 7 người/HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)