Tính kháng thuốc của vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 41 - 43)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn e.coli và Salmonella

2.6.1. Tính kháng thuốc của vi khuẩn

2.6.1.1. Lịch sử

Ngày 3/9/1928, Alexander Fleming là thầy thuốc xứ Scotland phát hiện ra kháng sinh Penicillin từ nấm Penicillinum Notatum. Năm 1941, kháng sinh này xuất hiện trên thị trường Mỹ nhưng chỉ ít lâu sau y giới đã quan sát thấy các ca đầu tiên vi khuẩn kháng lại kháng sinh.

Năm 1943, nhà khoa học Mỹ gốc Nga S.Waksman tìm ra Streptomycin, một loại kháng sinh mới. Đáng buồn là đến năm 1944 chính Fleming lên tiếng cảnh báo về hiện tượng kháng thuốc kháng sinh. Năm 1947, ở Pháp đã có mạng lưới chính thức giám sát thuốc kháng sinh bị kháng.

Ngày 12/6/2000, một báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tình: Trong vịng 20 năm, bệnh lao có thể trở thành bệnh nan y do thuốc kháng sinh khơng cịn hiệu lực. Cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân hiện nay khơng cịn ai giữ được niềm phấn khởi như Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ tuyên bố năm 1969 là nhân loại đã gần đi tới việc “đóng lại cuốn sách về các bệnh nhiễm khuẩn”. Đã 20 năm nay, các hiệp hội thầy thuốc tổ chức mạng lưới phát hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, hầu hết các nước châu Âu có mạng lưới này ở cấp quốc gia.

Như vậy, vi khuẩn kháng thuốc đã được quan tâm từ rất sớm.

2.6.1.2. Khái niệm

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1976), một cá thể hoặc một loài vi khuẩn thuộc một loài nhất định được gọi là kháng thuốc nếu có thể sống và sinh sản trong mơi trường có nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế sự sinh sản của phần lớn những cá thể khác trong cùng một canh khuẩn hoặc những nịi khác cùng lồi.

2.6.1.3. Phân loại

Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn được chia thành 2 loại

+ Kháng thuốc tự nhiên: Bản thân vi khuẩn bình thường đã có sẵn những men hay một chất nào đó có khả năng chống lại tác dụng của kháng sinh, hoặc có thể loại vi khuẩn đó khơng có vị trí cơng kích, điểm tác dụng của kháng sinh.

+ Kháng thuốc thu được: Là hiện tượng kháng thuốc phát sinh do sự tiếp xúc nhiều lần với chất kháng sinh hoặc lây truyền từ vi khuẩn đề kháng sang vi khuẩn mẫn cảm. Bao gồm: đột kháng và kháng thuốc lây lan.

Cũng như mọi sinh vật trên trái đất, vi sinh vật cũng có q trình đấu tranh, sinh tồn và phát triển. Trong quá trình đấu tranh giữa con người và bệnh tật, lồi người đã tìm được vũ khí sắc bén là kháng sinh và các thuốc hóa học trị liệu để khống chế đi đến tiêu diệt các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng sự thật, bệnh này bị đẩy lui, bệnh khác lại xuất hiện, nhiều khi có phần nguy kịch hơn vì lúc này căn bệnh - vi khuẩn gây bệnh đã xuất hiện thêm vũ khí bảo vệ mới.

Luca Guardabassi et al. (2004), cho biết: các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vi khuẩn phân lập từ lợn xuất hiện sự đa kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng (như: E.coli, Staphylococcus intermedius, Enterococci, Salmonella

typhimurium). Nhóm Flour quinolon mới được sử dụng rộng rãi những năm gần

đây nhưng cũng xuất hiện nhiều vi khuẩn có khả năng kháng với thuốc:

Pseudomonas, Staphylococcus intermedius, E.coli, Streptococcus phân lập từ lợn bị viêm đường tiết niệu và bị viêm ruột. Nghiên cứu tính kháng thuốc của 752 chủng E.coli được phân lập ở người và động vật, cho thấy: với các chủng

phân lập ở người có 56% chủng kháng với Ampicillin, 38% kháng với SXT, 34% kháng với Chloramphenicol, 34% kháng với AMC. Với các chủng phân lập từ gia súc gia cầm có 71% là chủng kháng với Streptomycin, 63% chủng kháng với Tetracycline, 20% kháng với Gentamycin, 16% kháng với SXT và Ampicillin. Cịn các chủng phân lập từ lợn, mèo thì thấy tỉ lệ kháng thuốc cao, có 82% chủng kháng với Sulphamethoxazole/Trimethoprime, 76% chủng kháng với Streptomycin, 76% chủng kháng với Tetracyclin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)