Phân tích một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 65 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.3.Phân tích một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm vi khuẩn

4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và Samonella trên thịt lợn tại cơ sở

4.2.3.Phân tích một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm vi khuẩn

E.coli và Salmonella trong thịt lợn

4.2.3.1. Phân tích một số yếu tố nguy cơ ảnh hướng đến tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli trong thịt lợn

Để đánh giá nguy cơ của các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất, thịt lợn và người bán hàng đối với sự ô nhiễm E.coli, chúng tôi tiến hành phân tích một số yếu tố và kết quả thu được trình bày ở Bảng 4.6.

Kết quả phân tích trong bảng này cho thấy, có 10 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm E.coli ở thịt lợn bán tại các chợ đó là vật liệu làm bàn bằng gỗ chiếm tỷ lệ 28,57%, những quầy bán thịt khơng có dụng cụ xua đuổi cơn trùng có 3 yếu tố chiếm tỷ lệ 8,57% và những quầy thịt người bán hàng không được tập huấn kiến thức về vệ sinh an tồn thực phẩm có 1 yếu tố chiếm tỷ lệ 2,85% . Ở những quầy bán thịt có các yếu tố này, thì nguy cơ nhiễm E.coli cao hơn những quầy khác.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích một số yếu tố nguy cơ dẫn đến thịt bị nhiễm E.coli

Điều kiện cơ sở vật chất Tiêu chí đánh giá Số mẫu phát hiện (n=35)

Tỷ lệ (%)

Chiều cao của quầy hàng < 60 cm 5 14,28

≥ 60 cm 1 2,85

Vật liệu làm mặt bàn

Kim loại 1 2,85

Gạch men 1 2,85

Gỗ 10 28,57

Dụng cụ xua đuổi cơn trùng Có 1 2,85

Không 3 8,57

Đeo tạp dề khi bán hàng Có 7 20

Khơng 3 8,57

Tập huấn kiến thức vệ sinh an tồn thực phẩm

Có 2 5,74

Khơng 1 2,85

Nguyên nhân do gỗ là vật liệu khó vệ sinh hơn so với những vật liệu bằng gạch men hay kim loại, dẫn đến sự lưu cữu của vi khuẩn E.coli trên mặt bàn và

lây nhiễm vào thịt lợn. Ngoài ra, thịt lợn nhiễm E.coli cịn do ơ nhiễm chéo từ các nguồn lây ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh hay phân gia súc, gia cầm do các loại côn trùng như ruồi, nhặng… đưa đến nếu khơng có dụng cụ xua đuổi hạn chế sự

tiếp xúc của chúng vào thịt. Ngoài ra, vi khuẩn E.coli có thể lây nhiễm vào thịt qua tạp dề hay quần áo của người bán hàng nếu người bán hàng không vệ sinh hàng ngày, khơng có ý thức đảm bảo vệ sinh các loại thực phẩm đang được bày bán.

Để ngăn chặn và hạn chế sự nhiễm E.coli vào thịt, tại các nơi bán thịt phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đồng thời thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc thú y trong q trình giết mổ và bán hàng, ngồi ra cần nâng cao ý thức người bán thịt bằng việc tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

4.2.3.2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ ảnh hướng đến tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thịt lợn.

Để đánh giá nguy cơ của các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất, thịt lợn và người bán hàng đối với sự ô nhiễm Salmonella, chúng tôi tiến hành phân tích một số yếu tố và kết quả thu được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số yếu tố nguy cơ dẫn đến thịt bị nhiễm

Salmonella

Điều kiện cơ sở vật chất Tiêu chí đánh giá Số mẫu phát hiện

(n=37) Tỷ lệ (%)

Chiều cao của quầy hàng < 60 cm 5 13,51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

≥ 60 cm 2 5,40

Vật liệu làm mặt bàn

Kim loại 1 2,70

Gạch men 1 2,70

Gỗ 12 32,43

Dụng cụ xua đuổi cơn trùng

Có 1 2,70

Khơng 2 5,40

Đeo tạp dề khi bán hàng Có 5 13,51

Khơng 5 13,51

Tập huấn kiến thức vệ sinh an tồn thực phẩm

Có 2 5,40

Khơng 1 2,70

Kết quả phân tích trong bảng này cho thấy, có 12 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm Salmonella ở thịt lợn bán tại các chợ đó là vật liệu làm bàn bằng gỗ chiếm tỷ lệ 32,43%, những quầy bán thịt khơng có dụng cụ xua đuổi cơn trùng có 2 yếu tố chiếm tỷ lệ 5,40%, những quầy thịt người bán hàng không được tập huấn kiến thức về vệ sinh an tồn thực phẩm có 1 yếu tố chiếm tỷ lệ 2,70%. Ở những quầy bán thịt có các yếu tố này, thì nguy cơ nhiễm Salmonella cao hơn những quầy khác.

Nguyên nhân do gỗ là vật liệu khó vệ sinh hơn so với những vật liệu bằng gạch men hay kim loại, dẫn đến sự lưu cữu của vi khuẩn Salmonella trên mặt bàn và lây nhiễm vào thịt lợn. Ngoài ra, thịt lợn nhiễm Salmonella cịn do ơ nhiễm chéo từ các

nguồn lây ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh hay phân gia súc, gia cầm do các loại côn trùng như ruồi, nhặn đưa đến nếu khơng có dụng cụ xua đuổi hạn chế sự tiếp xúc của chúng vào thịt. Ngồi ra, vi khuẩn Salmonella có thể lây nhiễm vào thịt qua tạp dề hay quần áo của người bán hàng nếu người bán hàng không vệ sinh hàng ngày, khơng có ý thức đảm bảo vệ sinh các loại thực phẩm đang được bày bán.

Để ngăn chặn và hạn chế sự nhiễm Salmonella vào thịt, tại các nơi bán thịt

phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đồng thời thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc thú y trong q trình giết mổ và bán hàng, ngồi ra cần nâng cao ý thức người bán thịt bằng việc tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 65 - 67)