Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 56 - 57)

4.1.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào

Kết quả điều tra tình hình sử dụng các loại kháng sinh trên địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng các loại kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào.

TT Tên kháng sinh Số Hộ/Gia/Trang trại

(n=259) Tỷ lệ (%) 1 Amoxicilin 40 15,44 2 Ampicillin 45 17,37 3 Doxycycline 20 7,72 4 Kanamycin 28 10,81 5 Gentamycin 33 12,74 6 Streptomycin 55 21,23 7 Tetracycline 38 14,67

Phần lớn các cơ sở chăn nuôi đều biết hoặc nghe thấy khái niệm “Nhờn thuốc” trong chăn nuôi. Nhưng, theo các chủ hộ trong quá trình điều trị con vật bị bệnh, nếu dùng thuốc này không khỏi thì họ tự động thay đổi thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo tư vấn từ các bác sĩ thú y, thú y viên hoặc theo các công ty về thuốc tư vấn mà không hiểu về cơ chế và tác hại của nó. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng lan rộng.

Kết quả điều tra cũng cho thấy: tại các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ tại địa phương thì khi con vật bị bệnh thường tự ý dùng kháng sinh để điều trị chứ không lấy mẫu gửi về các phòng thí nghiệm để xét nghiệm và tìm ra kháng sinh còn mẫn cảm với mầm bệnh để có phác đồ điều trị hiệu quả. Chỉ có một số trang trại vừa và nhỏ, do có sự hỗ trợ của các công ty thuốc hoặc cám nên khi con vật bị bệnh họ có lấy mẫu

gửi đi xét nghiệm nhưng thời gian chờ đợi lâu nên họ sử dụng các loại kháng sinh hiện có để điều trị tạm thời.

Như vậy, với việc sử dụng kháng sinh tràn lan như hiện nay cùng với sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chính là nguyên nhân dẫn đến các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Theo báo cáo của một số nước, 50% lượng kháng sinh của họ được sử dụng trong nông nghiệp, phần lớn là dùng để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Brody (2001), đã thống kê 26,6 triệu tấn kháng sinh dùng cho động vật của nước Anh thì có 2 triệu tấn dùng trong điều trị, lượng còn lại được dùng bổ sung vào thức ăn như chất kích thích tăng trưởng và phòng bệnh.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của Cam Thị Thu Hà (2013), trên địa bàn thành phố Hà Nội khi cho rằng: các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện: Amoxicilin, Ampicillin, Doxycucline, Gentamycin, Kanamycin, Tetracycline, Streptomycin. Để tăng tác dụng điều trị của kháng sinh, các hộ chăn nuôi hiện nay thường sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau như phối hợp tiêm và trộn thức ăn hai loại kháng sinh khác nhau, tiêm hai loại kháng sinh cùng nhóm tác dụng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)