Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại một số chợ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2.Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại một số chợ thuộc

4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và Samonella trên thịt lợn tại cơ sở

4.2.2.Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại một số chợ thuộc

thuộc huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào.

Mức độ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên các mẫu thịt lợn bày bán tại một số chợ trên địa bàn huyện huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào được tổng hợp trình bày ở Bảng 4.5, Hình 4.4.

Bảng 4.5. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu thịt

Địa điểm mẫu Số kiểm tra Số mẫu nhiễm

Salmonella Tỷ lệ (%)

Chợ Phô Sy 15 4 26,66

Chợ NA Viêng Kham 15 2 13,33

Chợ Bến Thuyền 15 2 13,33

Hình 4.4. Tỷ lệ mẫu thịt lợn nhiễm vi khuẩn Salmonella tại một số chợ trên địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào

Salmonella là loại vi khuẩn được xếp vào nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

nguy hiểm nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt với thịt tươi sống, thịt bảo quản lạnh. Theo quy định tại TCVN 7046 : 2009, đối với thịt tươi, Salmonella khơng được phép có mặt trong 25g sản phẩm.

Kết quả bảng 4.5 và hình 4.4 cho thấy: trong tổng số 45 mẫu thu thập được tại các chợ bán trên địa bàn huyện Luangprabang, có 8 mẫu nhiễm vi khuẩn

Salmonella không đạt theo tiêu chuẩn TCVN 7046: 2002, chiếm tỷ lệ 17,77%

(8/45) và có 37 mẫu đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, chiếm 82,22% (37/45).

Trong số 3 chợ chúng tơi lấy mẫu kiểm tra thì chợ Phơ Sy có tỷ lệ mẫu nhiễm vi khuẩn Salmonella cao nhất, chiếm 26,66% (4/15). Tiếp đến là chợ Na Viêng

Kham, trong 15 mẫu theo dõi, có 2 mẫu nhiễm Salmonella khơng đạt u cầu theo quy định, chiếm tỷ lệ là 13,33% (2/15). Còn chợ Bến Thuyền thịt được bày bán trên chợ này cũng là địa điểm có tỷ lệ mẫu nhiễm Salmonella khơng đạt yêu cầu tương đối khá cao bằng chọ Na Viêng Kham (13,33%).

Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đây tại Thành phố Hà Nội, theo Cam Thị Thu Hà (2013), cho biết: tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt lợn tại một số chợ thuộc huyện Gia Lâm là 27,50%.

Đối chiếu với nghiên cứu của Cam Thị Thu Hà và Phạm Hồng Ngân (2016), cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn bán tại một số chợ thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 34,4%, Lưu Quốc Toản và cs. (2013), nghiên cứu đánh giá nguy cơ thịt lợn nhiễm Salmonella tại Hà Nội, tỷ lệ nhiễm

Salmonella 25% và tỷ lệ nhiễm Salmonella tại một số chợ trên huyện Hoài Đức

là 16,67% cho thấy sự chênh lệch giữa tỷ lệ nhiễm giữa các quận huyện khác nhau trên cùng thành phố có sự chênh lệch khá lớn, có thể sự chênh lệch này phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu trong năm.

Trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mẫu thịt lợn bị nhiễm

Salmonella tuy nhiên tỷ lệ này có sự khác nhau ở các quốc gia. Ở Thái Lan, tỷ lệ thịt

lợn nhiễm Salmonella tương đối cao, theo Pulsrikarn. et al. (2012), chiếm 96,00%;

theo Angkititrakul. et al. (2005), 65,00%. Theo Nowak. et al. (2007), ở Hà Lan là

23%, ở Đức 7%, theo Kim . et al. (2011) ở Hàn Quốc là 2,7%.

Nguyên nhân của tình trạng các mẫu thịt tươi nhiễm Salmonella có thể là do điều kiện vệ sinh trong quá trình giết mổ kém và đặc biệt là quy trình giết mổ khơng được tn thủ nghiêm túc. Thao tác mổ của công nhân đã làm vỡ chất chứa trong hệ tiêu hóa của gia súc là nguyên nhân chính dẫn đến việc lây nhiễm

Salmonella và thực phẩm. Thực phẩm ô nhiễm Salmonella về mặt cảm quan

thường không phát hiện được, chỉ với một lượng rất ít vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính cho người tiêu dùng.

Phản ánh một số điểm giết mổ trong quá trình giết mổ chưa đảm bảo các quy đinh về vệ sinh thú y như: khơng tắm rửa lợn trước khi giết mổ, lấy lịng và phủ tạng chưa đúng quy cách, dụng cụ giết mổ, bày bán thịt không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, ngoài ra cịn có thể do các loại côn trùng như ruồi, nhặng, quá trình vận chuyển, gia súc ốm hay gia súc mang trùng tiếp súc với gia súc khỏe trong quá trình giết mổ cũng là nguyên nhân làm nhiễm khuẩn vào thịt.

Để ngăn chặn và hạn chế quá trình nhiễm Salmonella vào thịt lợn tại các cơ sở sản xuất, nơi bán thịt phải có sự đầu tư cần thiết về cơng nghệ, đồng thời thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh khử trùng, tiêu độc thú y trong q trình giết mổ và bán hàng, ngồi ra cần nâng cao ý thức người bán thịt và những người làm cơng tác giết mổ tại các lị mổ bằng việc tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Như vậy mới ngăn chặn được các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn nói chung và hạn chế được khả năng nhiễm Salmonella vào thịt.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 62 - 65)