Phương pháp kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 53 - 55)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5.4.Phương pháp kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.4.Phương pháp kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng

E.coli và Salmonella phân lập được

Phương pháp Bauer - Kirby dùng để đánh giá tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn mô tả bởi Carter và Cole năm 1990 được sử dụng trong thí nghiệm này. Đánh giá kết quả thử khả năng mẫn cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh dựa vào bảng đánh giá kết quả của M100-S24 theo Wayne P. (2014),. Vi

khuẩn phân lập được từ các mẫu phân tích cấy sang mơi trường thạch nghiêng NA (Nutrient agar), để 37ºC/24 giờ. Lấy sinh khối vi khuẩn cho vào 9 ml dung dịch NaCl 0,9% vô trùng, lắc đều và điều chỉnh để có độ đục Mc Farland 0,5. Sau đó chuyển canh khuẩn dàn đều trên bề mặt đĩa thạch Muller – Hinton (MH). Đặt đĩa giấy tẩm kháng sinh lên bề mặt đĩa thạch, mỗi đĩa thạch đặt 5 – 6 khoanh giấy tẩm kháng sinh. Nuôi ở nhiệt độ 37ºC trong khoảng thời gian 18 – 24 giờ.

Các bước tiến hành như sau:

+ Bước 1: chuẩn bị môi trường thạch Muller – Hinton.

+ Bước 2: các chủng vi khuẩn ni cấy trong mơi trường thích hợp được dàn đều lên môi trường thạch đĩa Muller – Hinton.

+ Bước 3: giấy tẩm kháng sinh được đặt khoảng cách đều nhau trong đĩa. + Bước 4: nuôi dưỡng ở 37ºC trong 18 – 24 giờ, đo đường kính vịng vơ khuẩn để đánh giá mức độ nhảy cảm hay kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Kết quả được đọc bằng cách đo đường kính vịng vơ khuẩn để xác định tính mẫn cảm hay đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh tương ứng tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm với một số loại kháng sinh của vi khuẩn loại kháng sinh của vi khuẩn

STT Tên kháng sinh Ký hiệu mã hóa Lượng kháng sinh (µg) Đường kính vịng vơ khuẩn (mm) R () I H (≥) 1 Amoxicilin Am 10 13 14-16 17 2 Ampicillin Am 10 13 14-16 17 3 Doxycycline Dx 30 10 11-13 14 4 Gentamycin Ge 10 12 13-14 15 5 Kanamycin Kn 30 13 14-17 18 6 Streptomycin Sm 10 11 12-14 15 7 Tetracycline Te 30 11 12-14 15

Ghi chú: H (high): mẫn cảm cao I (Intermediate): mẫn cảm trung bình

R (Resistant): Kháng (M100-S24: Tiêu chuẩn thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh tiêu chuẩn)

Các loại kháng sinh được chọn để kiểm tra khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E.coli và Salmonella trong nghiên cứu này dựa theo tiêu chuẩn của Quốc

tế về danh mục kháng sinh cần kiểm soát đối với vi khuẩn kháng thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 53 - 55)