Kết quả điều tra tình trạng sử dụng kháng sinh, phương thức giết mổ, vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 56 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.Kết quả điều tra tình trạng sử dụng kháng sinh, phương thức giết mổ, vận

PHƯƠNG THỨC GIẾT MỔ, VẬN CHUYỂN VÀ BÀY BÁN THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LUANGPRABANG,TỈNH LUANGPRABANG, LÀO

4.1.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn ni lợn trên địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào

Kết quả điều tra tình hình sử dụng các loại kháng sinh trên địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng các loại kháng sinh trong chăn ni lợn tại địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào.

TT Tên kháng sinh Số Hộ/Gia/Trang trại

(n=259) Tỷ lệ (%) 1 Amoxicilin 40 15,44 2 Ampicillin 45 17,37 3 Doxycycline 20 7,72 4 Kanamycin 28 10,81 5 Gentamycin 33 12,74 6 Streptomycin 55 21,23 7 Tetracycline 38 14,67

Phần lớn các cơ sở chăn nuôi đều biết hoặc nghe thấy khái niệm “Nhờn thuốc” trong chăn nuôi. Nhưng, theo các chủ hộ trong quá trình điều trị con vật bị bệnh, nếu dùng thuốc này khơng khỏi thì họ tự động thay đổi thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo tư vấn từ các bác sĩ thú y, thú y viên hoặc theo các công ty về thuốc tư vấn mà không hiểu về cơ chế và tác hại của nó. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng lan rộng.

Kết quả điều tra cũng cho thấy: tại các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ tại địa phương thì khi con vật bị bệnh thường tự ý dùng kháng sinh để điều trị chứ không lấy mẫu gửi về các phịng thí nghiệm để xét nghiệm và tìm ra kháng sinh cịn mẫn cảm với mầm bệnh để có phác đồ điều trị hiệu quả. Chỉ có một số trang trại vừa và nhỏ, do có sự hỗ trợ của các công ty thuốc hoặc cám nên khi con vật bị bệnh họ có lấy mẫu

gửi đi xét nghiệm nhưng thời gian chờ đợi lâu nên họ sử dụng các loại kháng sinh hiện có để điều trị tạm thời.

Như vậy, với việc sử dụng kháng sinh tràn lan như hiện nay cùng với sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chính là nguyên nhân dẫn đến các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Theo báo cáo của một số nước, 50% lượng kháng sinh của họ được sử dụng trong nông nghiệp, phần lớn là dùng để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Brody (2001), đã thống kê 26,6 triệu tấn kháng sinh dùng cho động vật của nước Anh thì có 2 triệu tấn dùng trong điều trị, lượng còn lại được dùng bổ sung vào thức ăn như chất kích thích tăng trưởng và phịng bệnh.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của Cam Thị Thu Hà (2013), trên địa bàn thành phố Hà Nội khi cho rằng: các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện: Amoxicilin, Ampicillin, Doxycucline, Gentamycin, Kanamycin, Tetracycline, Streptomycin. Để tăng tác dụng điều trị của kháng sinh, các hộ chăn nuôi hiện nay thường sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau như phối hợp tiêm và trộn thức ăn hai loại kháng sinh khác nhau, tiêm hai loại kháng sinh cùng nhóm tác dụng…

4.1.2. Thực trạng giết mổ và vận chuyển thịt đến bán tại một số chợ thuộc huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào

Kết quả thu thập mẫu được tổng hợp và trình bày ở Bảng 4.2, Hình 4.1, hình 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả điều tra phương thức giết mổ và vận chuyển thịt lợn tại các chợ trên địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào

Địa điểm mẫu

Số lượng

mẫu

Phương thức giết mổ Phương thức vận chuyển Tự mổ Tỷ lệ (%) Lấy từ lò mổ Tỷ lệ (%) Xe tuk tuk Tỷ lệ (%) Ơ Tỷ lệ (%) Chợ Phơ Sy 15 2 13,33 13 86,66 9 60 6 40 Chợ Na Viêng Kham 15 2 13,33 13 86,66 8 53,33 7 46,66 Chợ Bến Thuyền 15 1 6,66 14 93,33 5 33,33 10 66,66 Tổng 45 5 11,11 40 88,89 22 48,88 23 51,11

Hình 4.1. Tỷ lệ phương thức giết mổ lợn cung cấp cho một số chợ thuộc huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào

Hình 4.2. Tỷ lệ phương thức vận chuyển thịt lợn đến một số chợ thuộc huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: trong tổng số 45 mẫu thu thập được tại các chợ thuộc địa bàn huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào, có 5 mẫu thu thập được bày bán bằng phương thức tự giết mổ, chiếm 11,11% (5/45). Trong khi đó, số mẫu thu thập được bày bán với phương thức giết mổ tại lò mổ chiếm tỷ lệ 88,89% (40/45). Đây là mối nguy dẫn đến tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình giết mổ do điều kiện giết mổ tại các hộ gia đình khơng đảm bảo như: phương tiện, nguồn nước giết mổ không đảm bảo, không được kiểm soát từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Tại chợ Phô Sy và chợ Na Viêng Kham là hai chợ có tỷ lệ thịt được bày bán tại chợ được giết mổ từ các hộ gia đình (tự giết mổ) chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 13.33% (4/30). Nguồn lợn được giết mổ chủ yếu được thu thập từ các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ trong huyện. Tiếp đến là chợ Bến Thuyền, có 6.66% thịt lợn được bày bán tại chợ là do tự giết mổ.

Qua kết quả trên cho thấy, mặc dù tỷ lệ người dân tự giết mổ đem bán rất cao; nhưng phương thức vận chuyển từ nơi giết mổ đến nơi bán cũng không đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong tổng số 45 mẫu được thu thập, có 22 mẫu thịt được vận chuyển bằng phương tiện tuk tuk, chiếm 48,88% (22/45). Trong khi đó số lượng được vẩn chuyển bằng ơ tơ chỉ chiếm khoảng 51,11% (23/45).

Tại chợ Phô Sy, thịt bày bán là do tự giết mổ thì 60% lượng thịt trên cũng được vận chuyển bằng xe tuk tuk, không được che chắn, không đảm bảo vệ sinh. Tiếp đến là thịt bán tại chợ Na Viêng Kham 53,33% và chợ Bến thuyền có 33,33% thịt được vận chuyển bằng xe tuk tuk từ nơi giết mổ đến nơi bán.

Vì vậy, hiện nay tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn nạn ở huyện Luangprabang nói riêng và trên tồn quốc nói chung do chúng ta phương thức giết mổ chưa quy hoạch được khu giết mổ tập trung mà chủ yếu các tiểu thương tự giết mổ, tự vận chuyển đến nơi bán. Mặt khác, cơ chế quản lý nhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến mất kiểm soát trong khâu giết mổ, vận chuyển và kiểm dịch.

4.1.3. Kết quả điều tra thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy thịt lợn trên địa bàn huyện thịt lợn trên địa bàn huyện

Kết quả điều tra về điều kiện vệ sinh an tồn thực phẩm được chúng tơi tổng hợp và trình bày ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả điều tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại các quầy thịt lợn (n=55) thịt lợn (n=55)

Điều kiện cơ sở vật chất Tiêu chí đánh giá Số quầy (n = 55)

Tỷ lệ (%)

Chiều cao của quầy hàng ≥ 60 cm 50 90,90 ≤ 60 cm 5 9,09 Vật liệu làm mặt bàn Kim loại 10 18,18 Gạch men 5 9,09 Gỗ 30 54,54 Dụng cụ xua đuổi cơn trùng Có 40 72,72 Không 15 27,27 Đeo tạp dề khi bán hàng Có 50 90,90 Không 5 9,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập huấn kiến thức vệ sinh an tồn thực phẩm

Có 10 18,18

Không 45 81,81

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: 91% quầy bán thịt lợn tại huyện Luangpabang đạt tiêu chuẩn về chiều cao theo quy định của Bộ Y Tế (≥ 60 cm). Trong số các quầy thịt điều tra chỉ có 10 (18,18%) quầy có mặt bàn làm bằng kim loại, 5 (9,09%) số quầy có mặt bàn làm bằng gạch men, còn lại 54,54% số quầy hàng sử dụng vật liệu làm mặt bàn khó vệ sinh là gỗ.

Dụng cụ xua đuổi côn trùng là một cơng cụ hữu ích giúp hạn chế phát tán vi khuẩn từ côn trùng vào thịt. Khi thịt bị nhiễm khuẩn, từ bề mặt thịt vi sinh vật sẽ phát triển ngấm sâu vào bên trong làm hư hỏng thịt. Nhưng không phải người bán nào cũng ý thức được vấn đề này, trong số 55 quầy điều tra có 40 quầy (72,72%) có dụng cụ xua đuổi cơn trùng, cịn lại khơng sử dụng.

Qua quan sát trực tiếp của chúng tơi, có 90,90% người bán thịt lợn đeo tạp dề khi bán hàng. Phỏng vấn trực tiếp 55 người bán thịt lợn, chỉ có 10/55 người (18,18%) đã từng tham gia các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không ai trong số này giữ lại giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn.

Điều này phản ánh thực trạng là vẫn còn rất nhiều người bán hàng không được tập huấn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nếu được tập huấn thì cũng khơng thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn e coli và salmonella phân lập từ thịt lợn tại huyện luangprabang, tỉnh luangprabang, lào (Trang 56 - 61)