Mục tiêu và phương hướng phát triển Nhà máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy cán thép thái nguyên công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 92 - 93)

Mục tiêu

Đối với một tổ chức thì mục tiêu chất lượng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu vì khi thực hiện được điều đó, tổ chức mới có thể thu hút được nhiều khách hàng, tạo việc làm cho người lao động, thu hút lao động giỏi vào làm việc, cải thiện được chính sách giành cho người lao động, đồng thời nâng cao vị thế, khẳng định thương hiệu cho mình. Sau đây là các mục tiêu nhằm tạo động lực lao động lực tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên trong thời gian tới.

- Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ sản xuất của Nhà máy

- Tập trung đưa ra giải pháp và thực hiện các giải pháp thúc đẩy động lực lao động tại Nhà máy.

- Chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng liên kết với các tổ chức cùng nghành nhằm đưa ra các phương án kinh doanh linh hoạt và hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất của Nhà máy.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, mở rộng quy mô, tăng số lượng lao động, cải tiến cơ sở vật chất.

Phương hướng

+ Phương hướng phát triển chung

Trên tinh thần không ngừng cải tiến, đầu tư các thiết bị công nghệ tiên tiến, cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao trong vận hành công nghệ cán thép. Nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng.

Cam kết về chất lượng và nỗ lực về giá thành để đáp ứng thị trường, trở thành một trong những tổ chức sản xuất những sản phẩm thép cán có thị phần lớn trên thị trường khu vực và cả nước.

Đa dạng hóa các sản phẩm trên cơ sở chọn lọc nguyên liệu, hóa chất, chất xúc tiến để sản xuất sản phẩm theo định hướng giảm độc hại cho môi trường.

Như vậy, định hướng phát triển của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên sẽ trở thành đơn vị phát triển bền vững trên những ngành kinh doanh sản xuất hiện có

của Nhà máy, ngoài ra còn vươn thêm các lĩnh vực hoạt động mới mang nhiều thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội phát triển lâu dài.

+ Phương hướng tạo động lực lao động

Đầu tư thiết bị dạy và học, mua sắm máy chiếu phục vụ cho công tác đào tạo nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy.

Mua máy tính. phần mềm quản lý phục vụ cho các hoạt động cả về quản lý. kỹ thuật. giúp cho Nhà máy lưu trữ số liệu và quản lý số liệu một cách khoa học giản thiểu sự quản lý cồng kềnh trước đây.

Tạo điều kiện cho người lao động tại Nhà máy được tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các bộ phận được cấp chứng chỉ đầy đủ đảm bảo theo đúng yêu cầu. quy định của Nhà nước về kinh doanh hoạt động các ngành nghề có điều kiện.

Hướng đến năm 2020 Nhà máy có một đội ngũ lao động chất lượng cao. đáp ứng yêu cầu về trình độ. khả năng thực hiện các công việc khó đòi hỏi kỹ thuật cao trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy cán thép thái nguyên công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)