3.1.1. Giới thiệu về Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có trụ sở đặt tại phường Cam Giá – Thành phố Thái Nguyên thuộc khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên. Phía tây nam Nhà máy cách khoảng 3km là quốc lộ 3, bên cạch là Nhà máy Cán Thép Lưu Xá và là nơi cung cấp phôi chủ yếu cho các Nhà máy cán thép.
Những năm 90 của thế kỷ XX, công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên đã gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển đổi nền kinh tế, giá nguyên vật liệu thay đổi thất thường. Trước tình hình đó Công ty đã đưa ra chiến lược chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và định hướng phát triển lâu dài.
Nằm trong chiến lược đó, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng ngày 28/11/2002 với tổng giá trị đầu tư gần 469 tỷ đồng với trang thiết bị hiện đại, lò nung đáy di động, quy trình tôi bề mặt và Block cán tinh tốc độ 77,8 m/s, công suất 300.000 tấn/năm. Ngày 03/03/2003 Nhà máy Cán thép Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 379/QĐ –TC của HĐQT công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, giấy đăng ký kinh doanh số 317045 do Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên cấp ngày 11/03/2003 với ngành nghề kinh doanh là sản xuất kinh doanh thép các loại và vận tải hàng hóa đường bộ. Sau khi mới thành lập Nhà máy gặp không ít khó khăn nhưng đã nhanh chóng đi vào ổn định bộ máy quản lý, sắp xếp lao động và lực lượng sản xuất. Nhà máy chú trọng đào tạo cán bộ công nhân viên tiếp cận và vận hành trang thiết bị hiện đại và mở 5 lớp đào tạo về công nghệ cán, thiết bị cơ điện và tự động hóa. Nhà máy đào tạo thực tập cho hơn 80 công nhân và đào tạo 30 cán bộ công nhân viên kỹ thuật ở nước ngoài. Nhà máy đã ban hành các quy định, quy chế nhằm nâng cao kỷ cương, kỷ luật lao động để cán bộ công nhân viên sản xuất an toàn, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Dưới sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty và Nhà máy, cùng với sự đoàn kết của toàn bộ cán bộ công nhân viên Cán Thép Thái Nguyên từng bước vượt qua những khó khăn và từng bước phát triển vững mạnh. Quá trình xây dựng và lắp đặt chạy thử Nhà máy bắt đầu sản xuất vào 02/2005.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thép Thái Nguyên - Thực hiện sản xuất kinh doanh lĩnh vực thép cán nóng.
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh do Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giao, có con dấu riêng, có tài khoản riêng.
- Vận chuyển tiêu thụ thép cán nóng trên thị trường toàn quốc.
- Sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển nguồn lực mà công ty giao cho Nhà máy.
- Thực hiện các hợp đồng kinh tế với các bên đối tác theo quy định phân cấp. - Đổi mới hiện đại hóa thiết bị công nghệ và tổ chức sản xuất.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động.
- Thực hiện các báo cáo thống kê- kế toán, báo cáo định kì theo qui định của công ty, tổng công ty và Nhà nước.
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy tổ chức quản lý theo cơ cấu chức năng trực tuyến, phân bổ theo 2 cấp. Mô hình này khắc phục được nhược điểm thông tin và các quy định trực tiếp từ trung tâm cao cấp đến các bộ phận bị sai lệch, phát huy được độ phân giải quyền lực cho các bộ phận chức năng, tạo điều kiện cho các bộ phận phát huy tốt chuyên môn
Căn cứ vào quy trình công nghệ, quy trình quy mô sản xuất và năng lực quản lý của cán bộ Nhà máy xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cán thép Phòng tổ chức, lao động Phòng hành chính quản trị Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng cơ điện Phòng kỹ thuật công nghệ Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Giám đốc Nhà máy: Điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo có hiệu quả theo quy trình phân cấp của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất
+ Đại diện lãnh đạo Nhà máy, điều hành những công việc được giám đốc phân công về kỹ thuật, công nghê, sản xuất và đảm bảo công tác an toàn, bảo hộ lao động, phụ trách hệ thống chất lượng.
+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc Nhà máy về việc tổ chức, xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000.
+ Điều hành công việc của Nhà máy, phân công về quản lý, sửa chữa thiết bị.
- Phòng Tổ chức – Lao động: Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý, điều hành của Nhà máy cán thép. Có chức năng biên định mức lao động, các quy chế trả lương, xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên.
- Phòng hành chính quản trị: Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý, điều hành của Nhà máy cán thép. Có chức năng quản lý hành chính và công tác văn phòng.
- Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có chức năng tổ chức đôn đốc các bộ phận chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thu hàng hóa và công tác khác.
+ Cung ứng, quản lý vật tư trong toàn Nhà máy, quản lý toàn bộ hệ thống kho bãi, vận chuyển vật tư đến chỗ cần thiết.
+ Tổ chức công tác bán hàng, mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Phòng có chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. Là đơn vị tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy về các nhiệm vụ sau :
+ Công tác chất lượng sản phẩm. + Công tác sáng kiến tiết kiệm. + Công tác ISO 9001-2000.
+ Công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Phòng cơ điện: Phòng có chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, là đơn vị tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt: Công tác quản lý thiết bị cơ điện, năng lược công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phòng Kế toán - tài chính: Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, có chức năng hạch toán kế toán tài chính quản lý tài sản của Nhà máy. Đảm bảo tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác tài chính trước giám đốc hà máy và cơ quan quản lý cấp trên.
- Phân xưởng cán thép: Phân xưởng sản xuất chính trong Nhà máy có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác sản xuất thép cán theo kế hoạch tác nghiệp của Nhà máy, cùng các cơ quan chuyên môn thực hiện việc sử dụng thanh kết toán các vật tư, nguyên liệu, vật liệu trong kỳ kế hoạch.
- Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng thực hiện công tác vận hành thiết bị, sửa chữa thiết bị và gia công chi tiết phục vụ sản xuất sản phẩm để phân loại, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cân và nhập kho, còn những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn sẽ được xếp riêng.
3.1.3. Lao động của Nhà máy
Lao động có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để có thể đứng vững được trên thương trương đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự đổi mới không ngừng trong công tác đào tạo lao động, nâng cao năng lực lao động, tạo ra được khoảng cách về nguồn lực với các doanh nghiệp khác. Hiểu được điều đó, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên rất coi trọng công tác đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu nâng cao chất lượng lao động.
Bảng 3.1. Lao động nhà máy giai đoạn 2014 – 2016 Năm Chỉ tiêu Số lượng 2014 2015 2016 So sánh (%) (người) Số lượng (người) Số lượng (người) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Phân loại theo tính chất công việc 325 304 300 93,5 98,7 96,1
Lao động trực tiếp 205 185 193 90,2 104,3 97,0
Lao động gián tiếp 120 119 107 99,2 89,9 94,4
Phân loại theo phòng ban 325 304 300 93,5 98,7 96,1
Ban giám đốc 03 03 03 100,0 100,0 100,0 P. Tổ chức – lao động 04 04 04 100,0 100,0 100,0 P. Hành chính quản trị 25 24 22 96,0 91,7 93,8 P. Kế toán – tài chính 07 07 07 100,0 100,0 100,0 P. Cơ điện 08 08 07 100,0 87,5 93,5 P. Kỹ thuật công nghệ 16 14 14 87,5 100,0 93,5
P. Kế hoạch kinh doanh 40 44 42 110,0 95,5 102,5
Đội bảo vệ 17 15 15 88,2 100,0 93,9
PX. Cơ điện 65 92 92 141,5 100,0 119,0
PX. Cán thép 140 93 94 66,4 101,1 81,9
Phân loại theo trình độ chuyên môn 325 304 300 93,5 98,7 96,1
- Sau đại học 11 13 14 118,2 107,7 112,8
- Đại học, cao đẳng 163 152 153 93,3 100,7 96,9
- Trung cấp 48 42 34 87,5 80,9 84,2
- Sơ cấp nghề 88 85 86 96,6 101,2 98,9
Chủ trương của Công ty giao cho Nhà máy hạn chế tăng về số lượng lao động nên tình hình lao động của 03 năm qua không có nhiều biến động. Tuy nhiên, Công ty vẫn đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng thêm một số cán bộ, chuyên gia thực sự có năng lực, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là cán bộ kinh doanh và cán bộ quản lý cho Nhà máy. Bộ phận cán bộ các phòng ban tại Nhà máy đều có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên có nhiều kinh nghiệm làm việc và hàng năm đều được công ty tạo điều kiện đi học tập bổ sung, nâng cao kiến thức để thích ứng kịp quá trình biến đổi.
Với đặc thù là ngành sản xuất nên lao động tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên chủ yếu là lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Theo kết quả thông kê, năm 2016, số lượng lao động trực tiếp tại Nhà máy là 193 lao động tăng 8 lao động so với năm 2015và giảm 12 lao độngso với năm 2014. Bên cạnh đó, số lượng lao động gián tiếp tại Nhà máy năm 2016 là 107 lao động giảm 12 lao động so với năm 2015 và giảm 13 lao động so với năm 2014. Như vậy, không có sự thay đổi nhiều về số lương lao động gián tiếp và lao động trực tiếp tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của Nhà máy giai đoạn 2014-2016 khá ổn định, đây cũng là thực trạng chung của ngành gang thép nước ta thời gian qua.
Do đội ngũ lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng chủ yếu nên trình độ học vấn của đội ngũ lao động tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên không cao. Tuy nhiên, qua các năm trình độ học vấn của người lao động đã được nâng lên, cụ thể như sau:
Lao động trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu lao động tại Nhà máy chiếm khoảng 50% tổng số lao động toàn nhà máy. Năm 2016, số lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng là 153 lao động tăng 1 lao động so với năm 2015. Đội ngũ lao động trình độ sau đại học tăng lên nhanh chóng với 14 lao động năm 2016 tăng 1 lao độngso với năm 2015 và tăng 3 lao động so với năm 2014.
Bên cạnh đó, lao động trình độ trung cấp giảm đi rõ rệt, năm 2014 số lượng lao động trình độ trung cấp là 48 lao động đến năm 2016 giảm còn 34 lao động. Đồng thời, lao động trình độ phổ thông chưa qua đào tạo còn tồn tại song chiếm tỷ lệ thấp.
Như vậy với đặc thù là ngành sản xuấtkhông yêu cầu quá cao về trình độ học vấn của người lao động. Đội ngũ ban quản lý Nhà máy chú trọng kinh
nghiệm, tay nghề lao động nhiều hơn trình độ học vấn thì với cơ cấu trình độ học vấn của người lao động như trên đã đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Điều này góp phần tích cực tạo ra lợi nhuận kinh doanh của Nhà máy thời gian qua.
3.1.4. Tài sản và nguồn vốn Nhà máy
Tàì sản và nguồn vốn là hai chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn trong đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu hai chỉ tiêu này tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, tác giả nhận thấy chỉ tiêu có xu hướng giảm dần qua các năm thể hiện quy mô của Nhà máy biến động giảm. Tình hình tăng, giảm cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Tài sản và nguồn vốn của Nhà máy
Chỉ tiêu Giá trị ( triệu đồng) So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Tài sản ngắn hạn 346.911 331.620 394.377 95,6 118,9 106,6 Tài sản dài hạn 248.578 213.147 171.667 85,8 80,5 83,1 Tổng tài sản 595.489 544.767 566.044 91,5 103,9 97,5 Nợ phải trả 306.689 302.558 210.119 98,7 69,5 82,8 Vốn chủ sở hữu 288.800 242.209 355.925 83,9 146,9 111,0 Tổng nguồn vốn 595.489 544.767 566.044 91,5 103,9 97,5 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính. Qua bảng số liệu trên nhận thấy, tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Nhà máy trong 3 năm 2014 – 2016 có cả biến động tăng và giảm, cụ thể: Tổng tài sản và nguồn vốn của Nhà máy năm 2015 là 544.767 triệu đồng so với 2014 giảm 8,5%. Đến năm 2016, chỉ tiêu này của Nhà máy đạt 566.044 triệu đồng tăng 3,9% so với năm 2015.
+ Tài sản ngắn hạn của Nhà máy chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản và có xu hướng tăng dần. Việc gia tăng tài sản ngắn hạn là do những năm gần đây công tác quản lý thu hồi nợ của Nhà máy không hiệu quả. Để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, Nhà máy áp dụng chính sách bán chịu đối với một vài đối tác quen thuộc. Tuy nhiên, đến thời hạn thanh toán nhân viên Nhà máy không tiến hành đôn dốc khách hàng trả nợ dẫn đến nợ phải thu ngắn hạn ngày càng gia tăng, đỉnh điểm đến năm 2016 tăng 18,9% so với năm 2015. Đồng thời, việc gia tăng
nhập khẩu nguyên vật liệu khiến lượng hàng tồn kho nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến tài sản ngắn hạn của Nhà máy tăng lên nhanh chóng.
Bên cạnh đó, đối với tài sản dài hạn nhận thấy chỉ tiêu này tại Nhà máy có xu hướng giảm rõ rệt trong năm 2016. Nguyên nhân là do một vài máy móc thiết bị được đầu tư từ khi bắt đầu xây dựng Nhà máy đến nay đã hết thời gian khấu hao song Nhà máy chưa thực hiện thanh lý, đầu tư máy móc công nghệ mới, điển hình là máy ép nón HPT, máy ép hàm PE, máy hình rung... Như vậy, sự giảm nhanh về giá trị tài sản cố định, máy móc thiết bị đã khiến tổng giá trị tài sản dài hạn của Nhà máy giảm nhanh chóng (năm 2016 giảm 19,5% so với năm 2015).
+ Nguồn vốn của Nhà máy: Qua bảng số liệu cho thấy, những năm gần đây Nhà mày thực hiện chiến lược sử dụng chủ yếu nguồn vốn tự có để phát triển kinh doanh, giảm nguồn vốn vay để giảm sự phụ thuộc tài chính. Điều này được thể hiện khi chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của Nhà máy chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng