Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, tiến hành thống kê, phân loại theo các tiêu thức phù hợp từ đấy tiến hành mô tả và phân tích ý nghĩa của các con số đó.
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng trong việc phân tích các số liệu về tình hình lao động, tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa các năm hoạt động của Nhà máy.
Thang đo Likert
Đề tài áp dụng thang đo Likert để đánh giá sự hài lòng về các tiêu chí tạo động lực mà Nhà máy đang thực hiện. Bao gồm:
1. Hoàn toàn không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3. Bình thường, 4. Hài lòng, 5. Rất hài lòng
Công thức tính điểm trung bình trung theo thang đo Lirket Điểm TBT = ∑ (a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a: là điểm theo thang điểm 5
b: là số ý kiến cho từng loại điểm
B: là tổng số ý kiến.
Kết quả tính điểm trung bình được căn cứ vào phạm vi và mức ý nghĩa như sau:
Bảng 3.5. Thang đo Likert
Thang đo Phạm vi Ý nghĩa
5 4,20-5,0 Tốt 4 3,20-4,19 Khá 3 2,60-3,19 Trung bình 2 1,80-2,59 Yếu 1 1,0-1,79 Kém 3.2.4. Các chỉ tiêu phân tích
- Xác định nhu cầu: Sử dụng một số chỉ tiêu sau để xác định nhu cầu và đánh giá mức độ quan trọng của người lao động đối với từng chỉ tiêu như thế nào: Thu nhập cao và thỏa đáng; công việc ổn định; điều kiện lao động tốt; mối quan hệ tập thể lao động tốt; ghi nhận thành tích trong công việc; tự chủ trong công việc; cơ hội học tập nâng cao trình độ; cơ hội thăng tiến nghề nghiệp; công việc thú vị, thách thức; công việc phù hợp với khả năng sở trường.
- Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về tiền lương: tiền lương bình quân; tiền lương nhận được đảm bảo công bằng; hình thức trả lương phù hợp; xét tăng lương đúng quy định; mức tăng lương hợp lý; các điều kiện xét tăng lương là phù hợp.
- Đánh giá của người lao động về công tác khen thưởng: Tiền thưởng và phúc lợi bình quân; hài lòng với tiền thưởng được nhận; hình thức thưởng; mức thưởng hợp lý và có tác dụng khuyến khích; điều kiện xét thưởng hợp lý; công tác đánh giá xét thưởng công bằng; Phúc lợi được hưởng vào các ngày lễ, tết.
- Đánh giá về nội dung công việc được giao: Xếp loại lao động: xuất sắc, A, B, C, D và kèm theo tiêu thức; Phương pháp đánh giá sử dụng phương pháp thang đo đồ họa, có các xếp loại cụ thể.
- Mức độ hài lòng đối với công tác đánh giá thực hiện công việc: Kết quả đánh giá phản ánh thực hiện công việc chưa;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG
Đặc điểm cơ bản của người lao động được điều tra được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 4.1. Đặc điểm của người lao động được điều tra
Phân loại Số người (Người) Tỷ lệ (%)
1. Theo giới tính - Nam 109 72,7
- Nữ 41 27,3
2. Theo độ tuổi
- Dưới 30 48 32,0
- Từ 30 đến 40 65 43,3
- Trên 40 tuổi 37 24,7
3. Theo thời gian công tác
- Dưới 1 năm 21 14,0
- Từ 1 đến 5 năm 33 22,0
- Từ 5 đến 10 năm 47 31,3
- Trên 10 năm 49 32,7
4. Theo trình độ chuyên môn
- Sau đại học 8 5,3
- Đại học, cao đẳng 18 12,0
- Trung cấp 43 28,7
- Sơ cấp nghề 31 20,7
- Lao động phổ thông 50 33,3 Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Nhận thấy, trong 150 lao động được khảo sát điều tra, lao động nam chiếm tỷ trọng chủ yếu với 72,7%. Lao động từ 30 – 40 tuổi là đối tượng khảo sát chính với 65 lao động chiếm 43,3% trong tổng số.
Bên cạnh đó, về thời gian công tác, lao động chủ yếu có thời gian công tác từ 5 năm trở lên, trong đó có 47 lao động công tác từ 5 đến 10 năm chiếm 31,3% và 49 lao động có thời gian làm việc trên 10 năm chiếm 32,7%.
Khi xét về trình độ chuyên môn nhận thấy số lượng lao động được khảo sát chủ yếu chưa qua đào tạo chuyên nghiệp chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông với 50 lao động chiếm 33,3%.
Như vậy, đối tượng khảo sát điều tra chủ yếu là lao động nam, độ tuổi trung niên, thời gian công tác nhiều song trình độ không cao.
Bảng 4.2. Nhu cầu làm việc của người lao động
Lý do làm việc tại Nhà máy
Nhân viên văn phòng
Công nhân phân xưởng
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
Thu nhập cao 6 20,0 10 8,3
Thu nhập ổn định 9 30,0 34 28,3
Công việc ổn định 6 20,0 45 37,5
Công việc phù hợp với khả năng
của bản thân 4 13,3 7 5,8
Môi trường làm việc tốt 3 10,0 16 13,3
Cơ hội thăng tiến 2 6,7 8 6,7
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu về nhu cầu, lý do làm việc tại nhà máy tác giả thu được kết quả như sau:
+ Đối với nhân viên văn phòng: có 20% số lao động làm việc tại Nhà máy vì thu nhập cao, 30% lao động làm việc do thu nhập ổn định, 20% lao động làm việc với lý do công việc ổn định. Tương tự, có 13,3% lao động được khảo sát gắn bó với nhà máy do công việc phù hợp với bản thân, 10% lao động làm việc do môi trường làm việc tốt và chỉ có 6,7% lao động gắn bó với nhà máy do cơ hội thăng tiến.
+ Đối với công nhân phân xưởng: có 8,3% lao động hài lòng về thu nhập và họ làm việc với lý do thu nhập cao, 28,3% lao động hài lòng do thu nhập ổn định, 37,5% lao động hài lòng do công việc ổn định, chỉ có 5,8% số lao động được phỏng vấn gắn bó với nhà máy với lý do công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Đồng thời, 13,3% số lao động đánh giá cao về môi trường làm việc và 6,7% lao động cảm thấy có cơ hội thăng tiến cao trong công việc.
Như vậy, cơ hội thăng tiến và sự bố trí công việc là hai yếu tố thỏa mãn thấp nhất nhu cầu của người lao động tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến công tác tạo động lực cho người lao động tại
4.2. TẠO ĐỘNG LỰC THÔNG QUA CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 4.2.1. Tạo động lực thông qua tiền lương và phụ cấp 4.2.1. Tạo động lực thông qua tiền lương và phụ cấp
4.2.1.1. Tiền lương
Nguồn hình thành quỹ lương
Quỹ lương được phân phối trực tiếp cho ngườilao động làm việc tại Nhà máy và không sử dụng vào mục đích khác. Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên xác định nguồn hình thành quỹ lương tương ứng để trả cho đội ngũ lao động tại Nhà máy như sau:
- Quỹ tiền lương còn lại từ kỳ trước chuyển sang - Quỹ lương tính theo đơn giá sản phẩm bao gồm: + Tiền lương từ nguồn sản xuất thép cán theo đơn giá + Tiền công dọn vệ sinh, thu gom vẩy cán, bùn cán. + Tiền công thu hồi vỏ thùng phi
+ Tiền công vận chuyển thép nội bộ.
- Quỹ lương từ các hoạt động SCL, XDCB, dịch vụ khác
- Tiền lương được Công ty bổ sung do tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Với quỹ lương đã được hình thành, Nhà máy sẽ sử dụng để trả trực tiếp cho người lao động với hai hình thức lương thời gian và lương khoán không kể khen thưởng. Lãnh đạo Nhà máy sẽ bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý quỹ lương chặt chẽ, đồng thời thực hiện kiểm tra, kiểm soát quỹ lương thường xuyên.
ĐVT: Triệu đồng
Biểu đồ 4.1. Tổng quỹ lương của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
Nguồn: Phòng Kế toán -Tài chính. Tổng quỹ lương của Nhà máy tăng dần qua các năm. Năm 2014, tổng quỹ lương của Nhà máy là 20.697 triệu đồng, năm 2015 là 21.897 triệu đồng và năm 2016 là 23.870 triệu đồng. Tổng quỹ lương tăng lên cho thấy ban lãnh đạo Nhà máy đã quan tâm hơn đến việc hình thành nguồn ngân sách chi trả lương cho người lao động. Điều này là cơ sở để tăng nguồn thu nhập hàng tháng của người lao động tại Nhà máy. Tạo thêm động lực để người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với Nhà máy.
Với tổng quỹ lương đã được hình thành như trên, 92% tổng quỹ lương sẽ được chi trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm và lương thời gian hàng tháng. Tổng mức lương của người lao động sẽ được tính dựa trên đơn giá sản xuất thép cán, vận chuyển thép nội bộ, tiền lương từ các hoạt động SCL, XDCB và lương từ các dịch vụ khác. Theo đó, mức lương bình quân của người lao động tại Nhà máy được tổng hợp cụ thể như sau:
Bảng 4.3. Mức lương bình quân của người lao động tại Nhà máy Mức lương bình quân hàng tháng Số lượng (người) So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Dưới 3 triệu 39 25 14 86,2 56,0 59,9 3-5 triệu 248 230 232 92,7 100,9 96,7 5-8 triệu 32 40 43 125,0 107,5 115,9 8-10 triệu 4 5 6 125,0 120,0 122,5 Trên 10 triệu 2 4 5 200,0 125,0 158,1
Nguồn: Phòng kế toán tài chính. Mức lương bình quân của người lao động tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên tăng dần. Điều này được thể hiện khi số lao động có mức lương dưới 3 triệu giảm dần và số lượng lao động có mức lương cao từ 5 triệu trở lên tăng dần. Theo kết quả thống kê, mức lương phổ biến của người lao động tại Nhà máy dao động từ 3-5 triệu. Năm 2014 có tất cả 248 lao động của Nhà máy nhận mức lương 3-5 triệu, năm 2016 số lao động này còn 232 lao động tăng 0,9 % so với năm 2015 và năm 2015 giảm 7,3% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2014- 2016 giảm 3,3%. Mức lương cao nhất mà người lao động tại Nhà máy nhận được dao động từ 8-10 triệu với 5 lao động nhận được trong năm 2016 tăng 1 lao động so với năm 2015 tương ứng tăng 25% và năm 2015 tăng 100% so với năm 2014, mức tăng bình quân cả giai đoạn là 58,1%.
Như vậy, tổng quỹ lương trích lập hàng năm tại Nhà máy tăng đã khiến mức lương bình quân mà người lao đông nhận được tăng. Điều này tạo ra những lợi ích tích cực trong công tác tạo đông lực làm việc cho người lao động. Từ đây, người lao động sẽ phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn với mong muốn nhận được mức lương cao hơn.
4.1.1.2. Chế độ phụ cấp
Hiện nay, việc thực hiện các chế độ phụ cấp tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên tuân thủ theo các quy định và quyết định mà Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên ban hành. Dựa trên cơ sở này, các hình thức, đối tượng và mức phục cấp tại Nhà máy được thực hiện như sau:
Bảng 4.4. Hình thức, đối tượng và mức phụ cấp tại Nhà máy
STT Hình thức
phụ cấp Đối tượng lao động Mức phụ cấp
1 Phụ cấp làm đêm
(ca 3) Nhân viên Nhà máy
Bằng 30% x tiền lương giờ x số giờ thực tế làm đêm ( Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng)
2 Phụ cấp kiêm nhiệm
Cán bộ kiêm nhiệm công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Dân quân tự vệ, An toàn viên
Theo quyết định của Công ty thực hiện theo QĐ số 784/QĐ-DTTN ngày 26/03.2014 của Tổng Giám đốc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động. Nhà máy Cán thép Thái Nguyên hiện áp dụng phụ cấp đối với hai hình thức là phụ cấp ca đêm và phụ cấp kiêm nhiệm. Trong đó, phụ cấp ca đêm được áp dụng đối với người lao động thực hiện sản xuất cán thép từ 18h đến 6h ngày hôm sau.
Mức phụ cấp = 30% x Tiền lương giờ x Số giờ thực tế làm đêm
Đối với hình thức phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng lao động kiêm nhiệm công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Dân quân tự vệ, An toàn viên, mức phụ cấp được áp dụng theo quyết định số 784/QĐ-DTTN ngày 26/03/2014 của Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Bảng 4.5.Đánh giá của người lao động về tạo động lực qua tiền lương và phụ cấp
Chỉ tiêu Nhóm
Mức độ hài lòng Hoàn toàn không
hài lòng (1) Không hài lòng (2) Bình thường (3) Hài lòng (4) Rất hài lòng (5)
Điểm BQ Số
người Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ %
Tiền lương dựa trên kết quả thực hiện công việc
Chung 12 8.0 36 24.0 58 38.7 25 16.7 19 12.7 3.0
Nhân viên văn phòng 3 2.0 7 4.67 11 7.3 7 4.7 2 1.3 2.9
Công nhân phân xưởng 9 6.0 29 19.3 47 31.3 18 12.0 17 11.3 3.0
Tiền lương phân chia theo từng vị trí công việc
Chung 3 2.0 15 10.0 63 42.0 39 26.0 30 20.0 3.5
Nhân viên văn phòng 0 0.0 3 2.0 14 9.3 8 5.3 5 3.3 3.5
Công nhân phân xưởng 3 2.0 12 8.0 49 32.7 31 20.7 25 16.7 3.5
Tính hợp lý của căn cứ xét tăng lương
Chung 16 10.7 31 20.7 59 39.3 25 16.7 19 12.7 3.0
Nhân viên văn phòng 3 2.0 7 4.7 12 8.0 6 4.0 2 1.3 2.9
Công nhân phân xưởng 13 8.7 24 16.0 47 31.3 19 12.7 17 11.3 3.0
Sự công bằng
Chung 15 10.0 28 18.7 51 34.0 34 22.7 22 14.7 3.1
Nhân viên văn phòng 2 1.3 6 4.0 13 8.7 6 4.0 3 2.0 3.1
Công nhân phân xưởng 13 8.7 22 14.7 38 25.3 28 18.7 19 12.7 3.2
Tính minh bạch của các chỉ tiêu
Chung 9 6.0 12 8.0 69 46.0 33 22.0 27 18.0 3.4
Nhân viên văn phòng 1 0.7 3 2.0 13 8.7 8 5.3 5 3.3 3.4
Công nhân phân xưởng 8 5.3 9 6.0 56 37.3 25 16.7 22 14.7 3.4
Mức độ hợp lý của cách tính lương
Chung 5 3.3 9 6.0 71 47.3 43 28.7 22 14.7 3.5
Nhân viên văn phòng 0 0.0 1 0.7 14 9.3 11 7.3 4 2.7 3.6
Công nhân phân xưởng 5 3.3 8 5.3 57 38.0 32 21.3 18 12.0 3.4
Mức độ phụ cấp
Chung 13 8.7 33 22.0 66 44.0 21 14.0 17 11.3 3.0
Nhân viên văn phòng 1 0.7 5 3.3 12 8.0 7 4.7 5 3.3 3.3
Công nhân phân xưởng 12 8.0 28 18.7 54 36.0 14 9.3 12 8.0 2.9
Đánh giá chung
Chung 9 6.0 21 14.0 64 42.7 32 21.3 24 16.0 3.3
Theo kết quả khảo sát, đánh giá người lao động về công cụ tạo động lực thông qua tiền lương cho thấy người lao động chưa hài lòng về sự phù hợp của kết quả thực hiện công việc với tiền lương được trả có 58 lao động (11 nhân viên văn phòng và 47 công nhân phân xưởng) chiếm 38,7% lao động đánh giá chỉ tiêu này đạt mức 3. Số điểm bình quân đạt được chỉ ở mức 3,0 điểm (dưới mức trung bình).
Tương tự như vậy, có 63 lao động (14 nhân viên văn phòng và 49 công nhân phân xưởng) đánh giá chỉ tiêu tiền lương phân chia theo từng vị trí công việc đạt mức 3 chiếm 42% (tỷ lệ cao nhất). Mức điểm bình quân mà nội dung kháo sát này đạt được cũng ở mức cao với 3,5 điểm.
Bên cạnh đó, cả nhân viên văn phòng và công nhân phân xưởng đều không hài lòng với căn cứ xét tăng lương của nhà máy (39,3% lao đông đánh giá mức 3). Số điểm bình quân đạt được chỉ ở mức 3,0 điểm. Số lượng lao động đánh giá mức lương đảm bảo công bằng ở mức trung bình với 34% lao động đánh giá mức 3, số điểm bình quân đạt 3,1 điểm.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các chỉ tiêu trong tính lương tại Nhà máy cũng khá minh bạch và rõ ràng, số lượng lao động đánh giá sự hợp lý của phương thức tính lương khá cao 47,3% lao động đánh giá mức 3, số điểm bình quân chung đều ở mức 3,4 - 3,5 điểm.