ty ở Việt Nam
Công ty Vinamilk: Vinamilk - Nền văn hóa tạo cảm hứng làm việc sáng tạo Giá trị và sự thành công của chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào tính sáng tạo và sự hứng thú trong công việc của bạn. Chính về thế chúng tôi luôn nổ lực tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng không kém phần thân thiện và cởi mở để mỗi cá nhân có thể tự do phát huy tính sáng tạo, giải phóng được tiềm năng của bản thân từ đó tạo ra sự khác biệt.
Tại Vinamilk, nhân viên luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ, mỗi nhân viên đều cảm nhận được mình là một mắt xích quan trọng trong một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Mọi nỗ lực và thành quả của các bạn đều được chúng tôi công nhận và khen thưởng kịp thời – đó là động lực lớn giúp bạn tìm thấy hứng khởi và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới trong công việc. Công ty Vinamilk, sau khi tổng kết doanh thu bán hàng, thưởng bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu cho những bộ phận đã hoàn thành kế hoạch và vượt kế hoạch định mức. Ngoài ra, công ty còn suy tôn những nhân viên có mức độ hòa nhập cao qua đánh giá bằng thang điểm trong chương trình quản lý bằng mục tiêu. Danh hiệu này được xem xét trên cơ sở bạn có thực sự là người được đồng nghiệp yêu mến không. Điều này đã giúp các nhân viên trong công ty hòa đồng, phát huy tinh thần làm việc nhóm hiệu quả.
Vinamilk cho rằng: Bạn dành hơn một phần ba thời gian của một ngày làm việc ở công ty, vì thế không có lý do gì chúng tôi lại không mang đến cho bạn sự thoải mái về tinh thần để bạn yên tâm làm việc. Các hoạt động thể thao, văn
nghệ, khiêu vũ và dã ngoại… được chúng tôi tổ chức thường xuyên giúp bạn có những khoảnh khắc vui vẻ và bổ ích, qua đó nhân viên cũng sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn và phát huy được tinh thần làm việc nhóm hiệu quả hơn.
Ngân hàng VietinBank
Liên tiếp nhiều năm liền, VietinBank nằm trong Top những ngân hàng có mức thu nhập bình quân cao nhất trong hệ thống các ngân hàng trong nước. VietinBank gắn chính sách tiền lương với chính sách quản lý lao động, đồng thời ban hành chính sách đãi ngộ người lao động có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, chú trọng công tác thi đua khen thưởng kịp thời, đa dạng hóa phúc lợi đối với người lao động như chế độ tham quan, nghỉ mát hàng năm, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao cho người lao động, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ thường xuyên đối với người lao động, hỗ trợ mua các gói bảo hiểm sức khỏe tại các bệnh viện uy tín của Việt Nam (ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc). VietinBank tài trợ cho từng cán bộ, được hưởng giá ưu đãi, hỗ trợ mua nhà tại các dự án do VietinBank làm chủ đầu tư hoặc tài trợ vốn, được mua cổ phiếu ưu đãi.
VietinBank khẳng định: “Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp, được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi”. VietinBank cũng đề cao văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới và ứng xử của cấp dưới đối với toàn thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động VietinBank: Lãnh đạo gương mẫu, chịu trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tạo dựng không khí làm việc thân thiện và đáng tin cậy, cấp dưới có trách nhiệm đối với công việc được giao, trung thực và chân thàh trong quan hệ đối với cấp trên, tin tưởng, tôn trọng vai trò lãnh đạo của cấp trên.
VietinBank luôn chú trọng đến công tác đào tạo và đẩy mạnh công tác thu hút phát triển nhân tài, phát hiện, xây dựng và có lộ trình công danh đối với từng cá nhân có triển vọng ở các vị trí hay các cấp quản lý khác nhau, quản lý rủi ro nhân sự và thực hiện nhất quán chính sách nhân sự, đặc biệt chú trọng việc xây dựng kế hoạch đồng bộ hóa về đào tạo, đào tạo lại và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp cơ cấu, số lượng mục tiêu phát triển. Tiến hành đào tạo toàn diện đối với mọi đối tượng cán bộ, người lao động từ cán bộ mới tuyển dụng đến các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ quản lý, cán bộ quy hoạch và cán bộ nguồn trong toàn hệ thống.
Kinh nghiệm tạo động lực của Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long là đơn vị xây dựng cầu đường hàng đầu của Việt Nam.
- Chính sách lương, thưởng: Chính sách lương thưởng của Công ty được xây dựng nhằm đảm bảo tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc, cạnh tranh theo thị trường, công bằng và minh bạch. Công ty áp dụng chế độ trả lương một phần theo sản phẩm làm cho người lao động vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động. Đồng thời khuyến khích công nhân viên quan tâm đến nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật. Đồng thời, có nhiều hình thức thưởng khác nhau, không những đáp ứng được nhu cầu của nhân viên về ổn định thu nhập mà còn kịp thời động viên kích thích họ làm việc hăng say, cống hiến hết mình vì doanh nghiệp.
- Chính sách thăng tiến: Công ty luôn có chính sách tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và các chế độ cho các nhân viên tiềm năng. Trong đó có các chính sách quy hoạch cán bộ nguồn, chính sách luân chuyển cán bộ, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, Công ty luôn có chính sách thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.
- Chính sách đào tạo: Công ty khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi nhân viên phát triển toàn diện về cả năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm không chỉ thông qua công việc, mà còn qua đào tạo, tự đào tạo và trao đổi kiến thức.
Trên đây là những thành tựu của công tác tạo động lực trong người lao động của một số nhà quản lý. Từ đấy chúng ta có thể thấy rằng: Tinh thần làm việc của nhân viên quyết định đến sự thành công của mỗi công ty. Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc hết mình thì mỗi công ty phải có chính sách đãi ngộ hợp lý, ngoài ra, còn cần có những biện pháp động viên tinh thần của nhân viên.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về tạo động lực làm việc rút ra cho Nhà máy Cán thép Thái Nguyên – Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên
Quan tâm đến nhu cầu vật chất (lương, thưởng,…) là điều quan trọng hơn hết. Nâng cao thu nhập cho người lao động phải được coi là mục tiêu hàng đầu của Nhà máy.
Cần gắn trách nhiệm và thu nhập thực tế của người lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành. Phần thù lao không cố định mà thay đổi tùy theo tình hình thực hiện công việc của người lao động. Như vậy, người lao động sẽ nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thù lao mà họ nhận được với kết quả thực hiện công việc của bản thân, từ đó kích thích họ làm việc tốt hơn.
Tạo ra môi trường làm việc tốt, công bằng cho tất cả thành viên trong Nhà máy sẽ làm cho người lao động phấn đấu làm việc để có cơ hội thăng tiến, nâng cao trình độ chuyên môn.
Nhà máy cần quan tâm đến các chương trình phúc lợi cho người lao động hăng say làm việc. Nhà máy cần tăng quyền tự chủ của người lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào các quá trình ra quyết định. Điều này sẽ giúp người lao động làm việc có trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả hơn, làm tăng sự thỏa mãn với công việc.
Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu vật chất, Nhà máy cần chú ý đến các nhu cầu tinh thần của người lao động như tạo điều kiện cho người lao động được giao lưu, học tập, phát huy khả năng của mỗi người. Từ đó người lao động sẽ cống hiến hết mình cho Nhà máy.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CÁN THÉP THÁI NGUYÊN 3.1.1. Giới thiệu về Nhà máy Cán thép Thái Nguyên 3.1.1. Giới thiệu về Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có trụ sở đặt tại phường Cam Giá – Thành phố Thái Nguyên thuộc khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên. Phía tây nam Nhà máy cách khoảng 3km là quốc lộ 3, bên cạch là Nhà máy Cán Thép Lưu Xá và là nơi cung cấp phôi chủ yếu cho các Nhà máy cán thép.
Những năm 90 của thế kỷ XX, công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên đã gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển đổi nền kinh tế, giá nguyên vật liệu thay đổi thất thường. Trước tình hình đó Công ty đã đưa ra chiến lược chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và định hướng phát triển lâu dài.
Nằm trong chiến lược đó, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng ngày 28/11/2002 với tổng giá trị đầu tư gần 469 tỷ đồng với trang thiết bị hiện đại, lò nung đáy di động, quy trình tôi bề mặt và Block cán tinh tốc độ 77,8 m/s, công suất 300.000 tấn/năm. Ngày 03/03/2003 Nhà máy Cán thép Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 379/QĐ –TC của HĐQT công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, giấy đăng ký kinh doanh số 317045 do Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên cấp ngày 11/03/2003 với ngành nghề kinh doanh là sản xuất kinh doanh thép các loại và vận tải hàng hóa đường bộ. Sau khi mới thành lập Nhà máy gặp không ít khó khăn nhưng đã nhanh chóng đi vào ổn định bộ máy quản lý, sắp xếp lao động và lực lượng sản xuất. Nhà máy chú trọng đào tạo cán bộ công nhân viên tiếp cận và vận hành trang thiết bị hiện đại và mở 5 lớp đào tạo về công nghệ cán, thiết bị cơ điện và tự động hóa. Nhà máy đào tạo thực tập cho hơn 80 công nhân và đào tạo 30 cán bộ công nhân viên kỹ thuật ở nước ngoài. Nhà máy đã ban hành các quy định, quy chế nhằm nâng cao kỷ cương, kỷ luật lao động để cán bộ công nhân viên sản xuất an toàn, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Dưới sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty và Nhà máy, cùng với sự đoàn kết của toàn bộ cán bộ công nhân viên Cán Thép Thái Nguyên từng bước vượt qua những khó khăn và từng bước phát triển vững mạnh. Quá trình xây dựng và lắp đặt chạy thử Nhà máy bắt đầu sản xuất vào 02/2005.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thép Thái Nguyên - Thực hiện sản xuất kinh doanh lĩnh vực thép cán nóng.
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh do Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giao, có con dấu riêng, có tài khoản riêng.
- Vận chuyển tiêu thụ thép cán nóng trên thị trường toàn quốc.
- Sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển nguồn lực mà công ty giao cho Nhà máy.
- Thực hiện các hợp đồng kinh tế với các bên đối tác theo quy định phân cấp. - Đổi mới hiện đại hóa thiết bị công nghệ và tổ chức sản xuất.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động.
- Thực hiện các báo cáo thống kê- kế toán, báo cáo định kì theo qui định của công ty, tổng công ty và Nhà nước.
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy tổ chức quản lý theo cơ cấu chức năng trực tuyến, phân bổ theo 2 cấp. Mô hình này khắc phục được nhược điểm thông tin và các quy định trực tiếp từ trung tâm cao cấp đến các bộ phận bị sai lệch, phát huy được độ phân giải quyền lực cho các bộ phận chức năng, tạo điều kiện cho các bộ phận phát huy tốt chuyên môn
Căn cứ vào quy trình công nghệ, quy trình quy mô sản xuất và năng lực quản lý của cán bộ Nhà máy xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cán thép Phòng tổ chức, lao động Phòng hành chính quản trị Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng cơ điện Phòng kỹ thuật công nghệ Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Giám đốc Nhà máy: Điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo có hiệu quả theo quy trình phân cấp của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất
+ Đại diện lãnh đạo Nhà máy, điều hành những công việc được giám đốc phân công về kỹ thuật, công nghê, sản xuất và đảm bảo công tác an toàn, bảo hộ lao động, phụ trách hệ thống chất lượng.
+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc Nhà máy về việc tổ chức, xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000.
+ Điều hành công việc của Nhà máy, phân công về quản lý, sửa chữa thiết bị.
- Phòng Tổ chức – Lao động: Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý, điều hành của Nhà máy cán thép. Có chức năng biên định mức lao động, các quy chế trả lương, xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên.
- Phòng hành chính quản trị: Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý, điều hành của Nhà máy cán thép. Có chức năng quản lý hành chính và công tác văn phòng.
- Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có chức năng tổ chức đôn đốc các bộ phận chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thu hàng hóa và công tác khác.
+ Cung ứng, quản lý vật tư trong toàn Nhà máy, quản lý toàn bộ hệ thống kho bãi, vận chuyển vật tư đến chỗ cần thiết.
+ Tổ chức công tác bán hàng, mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Phòng có chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. Là đơn vị tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy về các nhiệm vụ sau :
+ Công tác chất lượng sản phẩm. + Công tác sáng kiến tiết kiệm. + Công tác ISO 9001-2000.
+ Công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Phòng cơ điện: Phòng có chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, là đơn vị tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt: Công tác quản lý thiết bị cơ điện, năng lược công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phòng Kế toán - tài chính: Phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, có chức năng hạch toán kế toán tài chính quản lý tài sản của Nhà máy. Đảm bảo tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác tài chính trước giám đốc hà máy và cơ quan quản lý cấp trên.
- Phân xưởng cán thép: Phân xưởng sản xuất chính trong Nhà máy có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác sản xuất thép cán theo kế hoạch tác nghiệp của Nhà máy, cùng các cơ quan chuyên môn thực hiện việc sử dụng thanh kết toán các vật tư, nguyên liệu, vật liệu trong kỳ kế hoạch.
- Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng thực hiện công tác vận hành thiết bị,