Tạo động lực thông qua công cụ phi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy cán thép thái nguyên công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 68)

4.3.1. Tạo động lực thông qua vị trí công việc

Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên thông qua bố trí vị trí làm việc, bảng điều tra, khảo sát như sau:

Bảng 4.12. Đánh giá của người lao động về tạo động lực qua vị trí làm việc Chỉ tiêu Nhóm Mức độ hài lòng Hoàn toàn không hài lòng hài lòng (1) Không hài lòng (2) Bình thường (3) Hài lòng (4) Rất hài lòng (5) Điểm BQ Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Mức độ phù hợp giữa

công việc hiện tại với ngành nghề được đào tạo

Chung 17 11.3 24 16.0 55 36.7 31 20.7 23 15.3 3.1 Nhân viên văn phòng 3 2.0 9 6.0 10 6.7 7 4.7 1 0.7 2.8 Công nhân phân xưởng 14 9.3 15 10.0 45 30.0 24 16.0 22 14.7 3.2 Mức độ phù hợp của

công việc so với khả năng phát huy năng lực

Chung 13 8.7 31 20.7 59 39.3 27 18.0 20 13.3 3.1 Nhân viên văn phòng 3 2.0 8 5.3 11 7.3 6 4.0 2 1.3 2.9 Công nhân phân xưởng 10 6.7 23 15.3 48 32.0 21 14.0 18 12.0 3.1 Mức dộ đáp ứng của

công việc hiện tại mong muốn của bản thân (dựa trên năng lực)

Chung 19 12.7 38 25.3 58 38.7 19 12.7 16 10.67 2.8 Nhân viên văn phòng 3 2.0 7 4.7 10 6.7 7 4.7 3 2.00 3.0 Công nhân phân xưởng 16 10.7 31 20.7 48 32.0 12 8.0 13 8.7 2.8

Đánh giá chung

Chung 16 10.7 31 20.7 57 38.0 25 16.7 21 14.0 3.0 Nhân viên văn phòng 3 2.0 7 4.7 10 6.7 7 4.7 3 2.0 3.0 Công nhân phân xưởng 13 8.7 24 16.0 47 31.3 18 12.0 18 12.0 3.0

Dựa vào kết quả khảo sát thu được cho thấy tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với vị trí công việc của đội ngũ nhân viên văn phòng và công nhân phân xưởng. Trong khi nhân viên văn phòng không đánh giá cao mức độ phù hợp giữa công việc hiện tại với ngành nghề được đào tạo (số điểm bình quân của nhân viên văn phòng là 2,8 điểm – mức điểm rất thấp) thì đội ngũ công nhân phân xưởng lại đánh giá yếu tố này ở mức trung bình, 30% công nhân đánh giá mức 3.16% công nhân đánh giá mức 4 và 14.7% công nhân đánh giá mức 5, số điểm đánh giá bình quân của nhân viên phân xưởng là 3,1 điểm.

Tương tự, đối với nội dung mức độ phù hợp của công việc so với khả năng phát huy năng lực cũng vậy, đội ngũ công nhân phân xưởng tương đối hài lòng với sự sắp xếp công việc theo năng lực chuyên môn (điểm đánh giá đạt 3,1 điểm – mức trung bình) thì nhân viên văn phòng lại không hài lòng đối với sự sắp xếp công việc của ban lãnh đạo công ty. Hầu hết nhân viên văn phòng cho ở mức dưới 3 và mức điểm trung bình chung đạt 2,9 điểm.

Tuy nhiên, khi đánh giá mức độ đáp ứng của công việc hiện tại so với mong muốn của bản thân (dựa trên năng lực), tác giả nhận được kết quả ngược lại khi nhân viên văn phòng tương đối hài lòng về nội dung này (số điểm đạt 3,0 điểm) còn đội ngũ công nhân phân xưởng thì không, 47 công nhân cho mức dưới 3 chỉ có 27 công nhân đánh giá trên mức 3, số điểm đánh giá bình quân của đội ngũ nhân viên phân xưởng với nội dung này chỉ đạt 2,8 điểm.

Như vậy, công tác tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua bố trí lao động không thu được hiệu quả cao đối với nhân viên văn phòng từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại Nhà máy.

4.3.2. Tạo động lực thông qua môi trường làm việc Môi trường làm việc Môi trường làm việc

Tạo ra môi trường làm việc thoải mái sẽ giúp người lao động yên tâm và nhiệt tình khi làm việc. Hiểu được điều này, Ban lãnh đạo Nhà máy luôn không ngừng quan tâm đến việc xây dựng và nâng cấp môi trường làm việc cho người lao động.

Môi trường nơi làm việc tốt sẽ kích thích sự hăng say, tinh thần sáng tạo của người lao động. Ban lãnh đạo Nhà máy đã xây dựng được không khí làm việc vui vẻ, thoải mái.

Để xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, thân thiện Ban lãnh đạo đã rất quan tâm đến việc ngăn chặn những biểu hiện xung đột, mâu thuẫn. Mỗi khi xuất hiện những vấn đề căng thẳng, có thể gây ra sự tranh cãi giữa các cá nhân hay là xuất phát từ việc ra quyết định của cấp trên. Ban lãnh đạo sẽ cố gắng lắng nghe, tìm ra phương hướng để giải quyết một cách nhanh chóng mà hiệu quả nhất. Tạo điều kiện để nhân viên trao đổi thẳng thắn về những suy nghĩ, ý kiến của mình tránh tình trạng “Bằng mặt nhưng không bằng lòng” diễn ra trong nội bộ Nhà máy. Chính nhờ sự cố gắng trao đổi, chia sẽ với nhau sẽ giúp nhân viên hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá không khí làm việc tại các phân xưởng cán thép của Nhà máy còn gây ra nhiều tiếng ồn, khiến người lao động không tập trung làm việc ảnh hưởng đến động lực và hiệu quả thực hiện công việc của nguồn lực tại Nhà máy.

Cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công việc tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên là những trang thiết bị để đảm bảo công việc được triển khai một cách liên tục. Những năm gần đây, tình hình đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công việc tại Nhà máy như sau:

Bảng 4.13. Chi đầu tư mua sắm thiết bị

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Chi mua sắm thiết bị cho các phòng ban 787 764 767

Máy tính 575 632 611

Máy fax. máy foto 212 132 156

2. Chi mua sắm thiết bị và máy móc cho các

phân xưởng 1.745 2.321 2.318

Thay mới máy móc cho các phân xưởng 1.420 2.011 2.089

Thay mới bảo hộ lao động 211 189 103

Mua điều hòa và quạt trần trang bị cho nơi nghỉ

trưa của công nhân 114 121 126

3. Chi mua sắm sửa chữa 1.627.120 712.757 1.078.373

Chi sữa chữa tài sản văn phòng 124 178 131

Chi chi sửa chữa trang thiết bị tại các phân

xưởng 320 407 513

Nhìn chung, chi phí đầu tư mua sắm các thiết bị văn phòng cũng như các thiết bị phục vụ sản xuất tại phân xưởng cán thép biến đổi rõ rệt qua các năm. Đồng thời, hàng năm Nhà máy luôn dành một nguồn kinh phí cho hoạt động sửa chửa, bảo dưỡng, thay mới bảo hộ lao động cũng như một vài máy móc phục vụ sản xuất. Điều này giúp hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục làm tăng năng suất lao động và phát huy tình thân cố gắng làm việc của người lao động tại Nhà máy.

Tuy nhiên, hiện tại Nhà máy vẫn còn những máy móc đã khấu hao hết giá trị sử dụng song chưa được đầu tư thay thế (do giá trị máy móc lớn). Điều này khiến đôi khi phát sinh sai sót trong quá trình sản xuất, phát sinh nhiều sản phẩm hỏng, sản phẩm lỗi. Từ đây, ảnh hưởng đến tình thân làm việc của người lao động và gây ra những tác động tiêu cực đến công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ lao động tại Nhà máy.

Bảng 4.14. Đánh giá của người lao động về tạo động lực qua môi trường làm việc

Chỉ tiêu Nhóm

Mức độ hài lòng

Điểm BQ Hoàn toàn không

hài lòng hài lòng (1)

Không hài lòng

(2) Bình thường (3) Hài lòng (4) Rất hài lòng (5) Số

người Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ % người Số Tỷ lệ % Mức độ trang bị

cơ sở vật chất

Chung 18 12.0 31 20.7 51 34.0 31 20.7 19 12.7 3.0 Nhân viên văn phòng 1 0.7 5 3.3 12 8.0 8 5.3 4 2.7 3.3 Công nhân phân xưởng 17 11.3 26 17.3 39 26.0 23 15.3 15 10.0 2.9 An toàn lao

động. vệ sinh lao động

Chung 8 5.3 27 18.0 61 40.7 33 22.0 21 14.0 3.2 Nhân viên văn phòng 0 0.0 4 2.7 12 8.0 8 5.3 6 4.0 3.5 Công nhân phân xưởng 8 5.3 23 15.3 49 32.7 25 16.7 15 10.0 3.1 Không gian làm

việc

Chung 12 8.0 38 25.3 49 32.7 27 18.0 24 16.0 3.1 Nhân viên văn phòng 1 0.7 6 4.0 13 8.7 7 4.7 3 2.0 3.2 Công nhân phân xưởng 11 7.3 32 21.3 36 24.0 20 13.3 21 14.0 3.1 Văn hóa giao

tiếp. ứng xử nơi làm việc

Chung 10 6.7 27 18.0 57 38.0 34 22.7 22 14.7 3.2 Nhân viên văn phòng 2 1.3 7 4.7 12 8.0 6 4.0 3 2.0 3.0 Công nhân phân xưởng 8 5.3 20 13.3 45 30.0 28 18.7 19 12.7 3.3 Tính kỷ luật

Chung 6 4.0 19 12.7 69 46.0 39 26.0 17 11.3 3.3 Nhân viên văn phòng 1 0.7 6 4.0 12 8.0 8 5.3 3 2.0 3.2 Công nhân phân xưởng 5 3.3 13 8.7 57 38.0 31 20.7 14 9.3 3.3 Đánh giá chung

Chung 10 6.7 28 18.7 57 38.0 32 21.3 23 15.3 3.2 Nhân viên văn phòng 1 0.7 6 4.0 12 8.0 8 5.3 3 2.0 3.2 Công nhân phân xưởng 9 6.0 22 14.7 45 30.0 24 16. 20 13.3 3.2

Kết quả khảo sát trình bày trong bảng trên cho thấy, mặc dù Nhà máy đã tạo được sự hài lòng đối với đội ngũ nhân viên văn phòng trong việc bố trí môi trường làm việc thuận lợi về cơ sở vật chất, không gian làm việc, an toàn lao động song đội ngũ công nhân phân xưởng lại chưa hài lòng đối với những yếu tố này. Điều này được lý giải là do lao động tại Nhà máy trong các phân xưởng cán thép nên phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây bất lợi đến sức khỏe. Do đó mức độ hài lòng với điều kiện, không gian làm việc thấp 21,3% lao động đánh giá mức 2, số điểm bình quân mà công nhân phân xưởng đánh giá là 3,1 điểm. Hiện nay, Nhà máy đã trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc như máy vi tính, điều hoà, máy phô tô… phục vụ công tác chuyên môn của các phòng ban. Văn phòng được sạch sẽ. thông thoáng nên nhân viên văn phòng rất hài lòng về điều kiện làm việc. Trong những năm qua, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cải tiến máy móc thiết bị, thực hiện các quy định, nội quy an toàn lao động theo tiêu chuẩn quy định làm việc. Tuy nhiên, lao động tại Nhà máy vẫn chưa được trang bị bảo hộ chống ồn, chống nhiệt độ cao. Do đó, các chỉ tiêu khảo sát về an toàn lao động. vệ sinh lao động không được công nhân phân xưởng đánh giá cao (số điểm bình quân của công nhân phân xưởng đạt 3,1 điểm).

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người lao động cả nhân viên văn phòng và công nhân phân xưởng đều đánh giá cao tính kỷ luật tại Nhà máy, điều này khiến người lao động luôn tuân thủ đúng các quy định đặt ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động (số điểm đánh giá chung đạt 3,3 điểm).

4.3.3. Tạo động lực thông qua quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Hiện tại, để tạo động lực làm việc cho người lao động. Nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã áp dụng chế độ và thời gian làm việc hợp lý cho người lao động. Nhằm mục đích cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngời cho người lao động. Các quy định về chế độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi tại Nhà máy.

Nhà máy tuân thủ đúng quy định của nhà nước về giờ làm việc cho người lao động. Theo đó, thời gian làm việc tại Nhà máy là 8h/ngày, đội ngũ nhân viên văn phòng được nghỉ 2 ngày/tuần và người lao động trực tiếp được nghỉ 1 ngày/tuần.

Bên cạnh đó, với đội ngũ lao động ký hợp đồng chính thức làm việc đủ 12 tháng sẽ được tính 12 ngày phép/năm. Đồng thời, vào những ngày lễ, ngày kỷ niệm như: 30/4, 1/5, 2/9... người lao động cũng được nghỉ theo quy định. Ngoài ra, còn nhều chế độ khác cho người lao động nghỉ kết hôn, nghỉ khi nhà có việc hiếu, nghỉ thai sản...

Bảng 4.15. Quy định về thời gian làm việc và các thời gian được nghỉ

Thời gian làm việc 8h/ngày công. Văn phòng Nhà máy được nghỉ thứ 7 và CN

Thời gian nghỉ phép

+ Ít nhất 1 ngày/ tuần và 4 ngày/ tháng

NLĐ công tác tại Nhà máy trên 12 tháng được nghỉ 12 ngày/năm

+ Cứ 05 năm làm việc cho đơn vị được cộng thêm 01 ngày

Tết dương lịch Nghỉ 1 ngày

Tết âm lịch Bốn ngày

Ngày giải phóng Miền Nam Nghỉ 1 ngày Ngày Quốc tế lao động Nghỉ 1 ngày Ngày Giỗ tổ Hùng Vương Nghỉ 1 ngày

Ngày Quốc khánh Nghỉ 1 ngày

Lao động nữ Nghỉ thai sản theo quy định hiện hành

Kết hôn Nghỉ 3 ngày

Bố mẹ (cả hai bên vợ và chồng mất) Nghỉ 3 ngày

Con kết hôn Nghỉ 3 ngày

Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động. Như vậy, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên hiện rất chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công tác bố trí hợp lý giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động tại Nhà máy. Từ đây, giúp người lao động hài lòng hơn với công việc và tạo ra động lực thúc đẩy người lao động gắn bó lâu dài với Nhà máy.

Bảng 4.16. Đánh giá của người lao động về tạo động lực qua thời gian làm việc. nghỉ ngơi Chỉ tiêu Nhóm Mức độ hài lòng Hoàn toàn không hài lòng hài lòng (1) Không hài lòng

(2) Bình thường (3) Hài lòng (4) Rất hài lòng (5) Điểm BQ Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Quy định thời gian làm việc Chung 6 4.0 13 8.7 75 50.0 31 20.7 25 16.7 3.4 Nhân viên văn phòng 1 0.7 2 1.3 12 8.0 9 6.0 6 4.0 3.6 Công nhân phân xưởng 5 3.3 11 7.3 63 42.0 22 14.7 19 12.7 3.3 Quy định

thời gian nghỉ phép

Chung 3 2.0 11 7.3 71 47.3 39 26.0 26 17.3 3.5 Nhân viên văn phòng 0 0.0 3 2.0 12 8.0 10 6.7 5 3.3 3.6 Công nhân phân xưởng 3 2.0 8 5.3 59 39.3 29 19.3 21 14.0 3.5 Quy định về chế độ nghỉ phép theo luật định Chung 3 2.0 9 6.0 79 52.7 44 29.3 15 10.0 3.4 Nhân viên văn phòng 1 0.7 2 1.3 12 8.0 10 6.7 5 3.3 3.5 Công nhân phân xưởng 2 1.3 7 4.7 67 44.7 34 22.7 10 6.7 3.4

Đánh giá chung

Chung 5 3.3 11 7.3 75 50.0 37 24.7 22 1467 3.4 Nhân viên văn phòng 1 0.7 2 1.3 12 8.0 11 7.3 4 2.7 3.5 Công nhân phân xưởng 4 2.7 9 6.0 63 42.0 26 17.3 18 12.0 3.4

Hiện tại, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi giống nhau giữa bộ phận văn phòng và bộ phận sản xuất do đó gần như không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của hai bộ phận này với công cụ tạo động lực làm việc thông qua chế độ làm việc, nghỉ ngơi của nhà máy, cụ thể như sau:

Cả nhân viên văn phòng và công nhân phân xưởng tại nhà máy đều hài lòng với thời gian làm việc và nghỉ ngơi do nhà máy quy định. Các chỉ tiêu về quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ phép, chế độ nghỉ phép đều nhận được sự đánh giá khá cao. Trong đó, số lao động đánh mức 1 dao động từ 2% - 4%, số lao động đánh giá mức 2 dao đông từ 6% - 9%, tỷ lệ lao động đánh giá mức 3 dao động từ 48% - 53%, tương tự lao động đánh giá mức 4 dao động từ 26% - 30% và 10% - 18% lao động đánh giá các chỉ tiêu đạt ngưỡng mức 5, Số điểm đánh giá trung bình chung đạt 3,4 điểm (công nhân phân xưởng đánh giá 3,4 điểm và nhân viên văn phòng đánh giá 3,5 điểm). Đều là những số điểm ở mức khá.

4.3.4. Tạo động lực làm việc bằng sự thăng tiến

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có lực lượng lao động lớn, nhưng sự biến động về lao động tại Nhà máy lại ít. Sự thăng tiến tại Nhà máy thường rất chậm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích cho sự ra đi của những lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy cán thép thái nguyên công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)