LAO ĐỘNG
2.2.1.Thực tiễn tạo động lực làm việc của người lao động tại một số công ty trên thế giới
2.2.1.1 . Kinh nghiệm tập đoàn First Horizon
Tập đào First Horizon luôn nổ lực tìm kiếm nhiều thách thức khác nhau để nhằm tăng lợi ích cho các nhân viên trong công ty. Một trong những cách thức đã mang lại hiệu quả cao đó là chương trình làm việc bán thời gian Prime Time được thực hiện với sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản trị cấp cao và có đến 90% nhân viên của hãng có thể tham gia chương trình này. Với chương trình này, người lao động có thể làm việc bốn ngày trong một tuần, mỗi ngày làm việc bảy tiếng và có thể làm việc tại nhà khi cần thiết nhưng vẫn được giữ nguyên khoản trợ cấp hưu trí, bảo hiểm y tế, thậm chí còn được hưởng chế độ nghỉ phép trong năm như những nhân viên bình thường khác. Ngoài ra, công ty còn đưa ra các chính sách trợ giúp việc nhận nuôi con và điều này đã khiến cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi làm việc ở đây ngay cả khi họ không có kế hoạch này.
John Makerte và “Câu lạc bộ các siêu sao”
“Hãy tạo ra những siêu sao trong công ty của bạn” – đó là lời khuyên của John Makerte, chủ tịch tập đoàn nước giải khát Allied Brweris, một ông chủ rất thành công với nghệ thuật khích lệ nhân viên dưới quyền.
Chương trình “Câu lạc bộ siêu sao” được lập ra tại Allied Brewries chính là một trong những cách để John tạo nên động lực làm việc và niềm tin của nhân viên đối với công ty. Để được ghi danh vào “Câu lạc bộ siêu sao”, các nhân viên phải nhớ tên các khách hàng thường xuyên và các đồ uống của họ. Bất cứ nhân viên quầy rượu nào đạt được tiêu chuẩn nhớ tên 100 khách hàng và đồ uống của họ sẽ được thưởng một chiếc huy hiệu kèm theo một số tiền thưởng. Cấp độ cao nhất mà chương trình này đặt ra cho nhân viên là gia nhập “Câu lạc bộ các siêu sao”.
Ban đầu, ít ai có thể thực hiện được, vậy mà một số người đã được công nhận là thành viên của “Câu lạc bộ siêu sao” và sau đó rất nhiều nhân viên đã nỗ lực gia nhập câu lạc bộ, bởi vì đối với họ thì chỉ riêng việc có tên trong câu lạc bộ đã là một phần thưởng cao quý. “Câu lạc bộ các siêu sao” của John đã khích lệ tinh thần làm việc của các nhân viên. John cho biết: “Tinh thần làm việc của nhân viên quyết định sự thành công của mỗi công ty. Để có một đội ngũ nhân
viên năng động, làm việc hết mình thì mỗi công ty ngoài việc đòi hỏi các chính sách đãi ngộ hợp lý cần có những biện pháp động viên khả năng của các nhân viên. Và tôi lập ra “Câu lạc bộ các siêu sao” là để thực hiện hóa mục đích đó. Có lẽ lúc đầu nhiều người chưa tin tưởng lắm vào hiệu quả của câu lạc bộ nhưng rồi thời gian và kết quả làm việc của các nhân viên đã chứng minh cách làm của tôi là hoàn toàn đúng”.
Động viên nhân viên – Bài học từ Ritz – Carlton
Chủ tịch tập đoàn Ritz – Carlton, tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới, ông Simon Cooper đã được tạp chí FEER bầu chọn vào danh sách “Những ông chủ tốt nhất châu Á” năm 2003 vì ông đã tạo dựng được tại Ritz – Carlton một môi trường văn hóa doanh nghiệp mà ở đó, nhân viên được tôn trọng, động viên để làm tốt công việc phục vụ khách hàng và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Nghệ thuật tạo dựng niềm tin, sự chung thành của nhân viên đối với công ty của Ritz – Carlton đến từ nghệ thuật tạo cơ hội để nhân viên chia sẽ những câu chuyện có ý nghĩa, nghệ thuật thể hiện niềm đam mê công việc từ các nhà quản lý đã truyền cảm hứng lây lan tới từng nhân viên, nghệ thuật khen thưởng, phê bình nhân viên rất “tâm lý”…
Mỗi buổi sáng các nhân viên từ tất cả các phòng ban thuộc bất kỳ khách sạn RitzCarlton nào trên thế giới cũng đều họp mặt 15 phút để kể cho nhau nghe những câu chuyện có thật về những nhân viên điển hình đã có hành động khiến cho khách hàng phải ngạc nhiên, thán phục về chất lượng dịch vụ khi đến lưu trú. Câu chuyện về một người đầu bếp của khách sạn tìm ra công thức chế biến món ăn cho người bị dị ứng thức ăn về trứng và sữa hay chuyện một quản lý khách sạn đích thân đến nhận lỗi với khách vì sai lầm nhỏ của nhân viên cấp dưới… nhanh chóng được truyền tai tới từng nhân viên làm việc tại Ritz – Carlton. Hiệu ứng của từng câu chuyện đã thôi thúc, khuyến khích các nhân viên củng cố kỹ năng phục vụ khách hàng và quan trọng hơn hết là đã tạo cơ hội cho các nhân viên được trở thành người nổi tiếng trong nội bộ. Các nhân viên muốn được công nhận trước các đồng nghiệp của mình và việc công nhận họ trước tập thể đã phát huy hiệu quả không ngờ. Và khi đến với Ritz – Carlton, bạn có thể thấy các nhân viên ở đây luôn tỏ ra hạnh phúc hơn những nhân viên được trả lương cao ở các ngành nghề khác. Ở họ luôn toát lên nhiệt huyết và sự đam mê với công việc. Có được đội ngũ nhân viên “đẹp” như thế chính là nhờ vào nghệ thuật lãnh đạo của
các nhà quản lý cấp cao. Sáng sáng, các nhà quản lý của Ritz – Carlton thường đi vòng quanh khách sạn với một nụ cười rạng rỡ trên mặt, thể hiện niềm đam mê công việc và đã truyền cảm hứng lây lan tới từng nhân viên trong khách sạn…
Một điều đặc biệt nữa trong nghệ thuật động viên nhân viên của Ritz – Carton chính là nghệ thuật khen ngợi nhân viên một cách hiệu quả. Các nhà quản lý của Ritz – Carlton không chú trọng vào những việc làm sai. Thay vào đó, họ giúp các nhân viên của mình hoàn thiện nhiệm vụ được giao và thường sử dụng các cuộc họp để khen ngợi nhân viên. Việc phê bình chỉ được thực hiện một cách riêng tự. Họ cũng vận dụng công thức phê bình “bánh sandwich”, tức là “khen – chê khen”.