Nội dung tạo động lực làm việc cho ngườilao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy cán thép thái nguyên công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 25 - 30)

2.1.4.1. Xác định nhu cầu của người lao động

Lý do bắt đầu một công việc của mỗi cá nhân là khác nhau, tuy nhiên tất cả đều làm việc để có thể đạt được điều mình cần từ công việc. Những thứ người lao động nhận được từ công việc sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, động lực và chất lượng

cuộc sống. Bởi vậy, xác định nhu cầu thực tế của cá nhân người lao động chính là vấn đề quan trọng đầu tiên cần làm trong công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu của người lao động chính là tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng, động cơ làm việc của họ. Doanh nghiệp sẽ hiểu, biết được người lao động cần gì, từ đó đưa ra cách tác động phù hợp tạo cho người lao động cảm giác được quan tâm giúp họ yên tâm làm việc. Việc đáp ứng được nhu cầu của người lao động sẽ góp phần tích cực trong việc thu hút và giữu chân người tài.

2.1.4.2. Động lực từ vật chất  Tiền lương

Tiền lương chính là khoản tiền cố định hàng tháng mà doanh nghiệp trả cho người lao động dựa trên kết quả hoàn thành công việc của người đó, vị trí công tác, mức độ phức tạp của công việc, trình độ và thâm niên của người lao động. Tiền lương phải phù hợp với luật lao động.

Tiền lương có một vai trò rất lớn không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với nền kinh tế của đất nước.

Tiền lương là nguồn sống của người lao động và gia đình của họ, tiền lương chính là động lực cơ bản thúc đẩy con người làm việc, kích thích nhân viên nâng cao năng lực làm việc của mình tạo ra năng suất lao động cao hơn.

Trong quá trình lao động con người bị tiêu hao sức lao động, muốn duy trì khả năng làm việc lâu dài cho người lao động thì cần phải bù đắp lại sức lao động đã bị hao phí dưới dạng vất chất thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động tức là, tiền lương phải trang trải được cuộc sống của họ và gia đình. Có như vậy mới đảm bảo điều kiện giúp nhân viên tạo ra sự hăng hái cho chính họ trong công việc.

Tiền lương phải gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động mà nhân viên đã cống hiến, có như vậy mới đảm bảo được sự công bằng, để từ đó sinh ra lòng tin và sự cố gắng từ nhân viên vì họ thấy được những gì họ nhận được phù hợp với những gì họ đã đóng góp vào cho doanh nghiệp.

 Tiền thưởng

Tiền thưởng chính là một loại thù lao bổ sung cho lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động, kích thích

người lao động nỗ lực thường xuyên, là một hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng tích cực.

Tất cả nhân viên đều muốn nhận được phần thưởng cho những cống hiền hay đóng góp của họ cho doanh nghiệp theo những cách nhất định. Tiền thưởng chỉ áp dụng khi nhân viên tận tâm với công việc, có sự sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Khi lựa chọn chế độ thưởng phải xác định các chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, phải có quy chế thưởng. Mức thưởng phụ thuộc vào mức độ thành tích và hiệu quả kinh tế, phù hợp với khả năng tài chính đồng thời phải tạo được động lực khuyến khích. Trong thưởng phải đảm bảo được mối quan hệ hợp lý về mức thưởng trong cùng một đơn vị.

 Các chế độ phụ cấp

Phụ cấp là khoản tiền bổ sung khi xác định lương cấp bậc, lương chức vụ chưa tính hết các yếu tố không ổn định so với điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt bình thường.

Phụ cấp nhằm đãi ngộ cho nhân viên phải làm việc trong chế độ không bình thường, điều kiện sinh hoạt không ổn định, có nhiều khó khăn từ đó nâng cao trách nhiệm trong lao động, khuyến khích nhân viên khi làm việc.

 Các khoản phúc lợi

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của chính phủ, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có các khoản phúc lợi khác nhau. Phúc lợi chính là thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của nhân viên, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Phúc lợi doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm y tế xã hội, hưu trí, nghỉ phép,... 2.1.4.3. Tạo động lực thông qua công cụ phi tài chính

 Tạo động lực thông qua công việc

Công việc gắn liền với mục đích và động cơ làm việc của họ. Tạo động lực thông qua bố trí, sử dụng hợp lý lao động vàcải thiện điều kiện làm việc. Trong một doanh nghiệp ai cũng hiểu rằng nếu mỗi người lao động đều được bố trí, và được sử dụng hợp lýs ẽ đem lại hiệu quả lao động rất cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có biện pháp bố trí và sử dụng lao động hiệu

quả, đặc biệt ở Việt Nam thì vấn đề này còn nhiều bức bối. Tình trạng bố trí lao động làm việc trái ngành, trái nghề diễn ra phổ biến không chỉ ở lao động phổ thông mà cả những lao động có trình độ chuyên môn cao.

Tạo động lực thông qua đào tạo và thăng tiến: Việc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, không những có ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động đó mà còn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những người lao động khác. Nếu doanh nghiệp chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo, để tăng khả năng thăng tiến cho họ không nhữngsẽ mang lại lợi ích lớn cho công ty mà còn tạo cho người lao động đó một động lực làm việc rất lớn. Không những thế những người lao động khác cũng sẽ nỗ lực phấn đấu theo gương người đó để đạt được kết quả lao động tốt hơn.

Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng, càng hấpdẫn càng kích thích được người lao động làm việc hiệu quả, năng cao năng suất lao động. Vì thế, để hiệu quả tạo động lực cho người lao động cao nhất các doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo, thăng tiến với các hình thứckhác. Chỉ khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thoả mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.

Mang lại thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.

Có một vị trí vai trò nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp Không gây nhàm chán, trùng lặp gây ức chế, kích thích lòng say mê sáng tạo. Không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đảm bảo sự an toàn tính mạng trong khi thực hiện công việc.

Kết quả công việc phải được đánh giá rõ ràng, mang tính thực tiễn.  Tạo động lực thông qua môi trường làm việc

Tạo động lực thông qua bầu không khí làm việc: Trong một tổ chức thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên chắc chắn rằng hiệu quả làm việc của tổ chức sẽ không cao. Thông thường người lao động phải giành khoảng một phần tư thời gian trong ngày cho nơi làm việc. Do vậy, không khí nơi làm việc có ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm lý của người lao động và hiệu quả làm việc của họ. Tạo động lực cho người lao động thông qua bầu không khí làm việc là một biện pháp rất quan trọng trong hệ thống biện pháp tạo động lực cho người lao động.

Quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các nhân viên trong nhóm. Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.

Tổ chức các phong trào văn hoá văn nghệ. Quy định thời gian giờ giấc làm việc linh hoạt.

Bằng cách áp dụng các hình thức tạo động lực nói trên các thành viên trong doanh nghiệp thông cảm, hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, sẽ góp phần quan trọng tạo ra tinh thần làm việc tự giác, thoải mái cho người lao động, giúp họ sẵn sàng mang hết khả năng và công sức để làm việc và cống hiến.

Ngoài các hình thức tạo động lực nói trên, thái độ ứng xử của các nhà quản trị đối với nhân viên thuộc cấp là một trong những nội dung quan trọng của tạo động lực phi tài chính và có tác dụng rất mạnh đến tinh thần làm việc của nhân viên và tập thể lao động. Cần phải nhấn mạnh đến sự quan tâm của nhà quản trị đối với đời sống tinh thần của người lao động như một hình thức tạo động lực phi tài chính, biểu dương, khen ngợi, thăng chức, quan tâm thông cảm, phê bình giúp đỡ. Một lời khen đúng lúc, một món quà nhỏ hay đơn giản là lời chúc mừng, động viên... sẽ được nhân viên cảm kích, đón nhận.

 Tạo động lực làm việc bằng công tác thiđua

Công tác thi đua ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý. Làm tốt công tác thi đua không những góp phần tạo ra động lực trong phong trào của người lao động mà qua đó sẽ tác động rất lớn đến việc động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của họ, giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần gia tăng của cải vật chất cho xã hội.

Một doanh nghiệp nếu biết quan tâm, chú trọng đến công tác thi đua một cách đúng mức sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc thúc đẩy nhân viên hăng say làm việc, cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

 Tạo động lực làm việc bằng sự thăng tiến hợplý

Thăng tiến được hiểu là đạt được một vị trí cao hơn trong tập thể. Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng sự thăng tiến hợp lýlà việc dùng sự thăng tiến để kích thích, thúc đẩy, nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động.

được các nhà quản trị thực hiện bằng cách vạch ra những nấc thang, vị trí kế tiếp cho họ phấn đấu, đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để người lao động biết và phấn đấu.

 Tạo động lực làm việc bằng đánh giá thànhtích

Đánh giá thành tích là tiến trình đánh giá những đóng góp của nhân viên cho tổ chức trong một giai đoạn.

Khi thực hiện công tác đánh giá thành tích, doanh nghiệp có nhiều mục đích khác nhau như: để nâng cao hiệu quả công việc trong tương lai, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên, xác định mức lương, khen thưởng, kỷ luật…

Tùy thuộc vào mục đích đánh giá, có thể lựa chọn các phương pháp thích hợp như: phương pháp thang đo, phương pháp viết bản nhận xét, phương pháp danh mục kiểm tra, phương pháp so sánh, phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO (Management By Objects)…

 Tạo động lực làm việc bằng công tác đàotạo

Đào tạo là tiến trình nỗ lực cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức công việc trong tổ chức cũng như mục tiêu. Công tác đào tạo để trở thành động lực:

- Doanh nghiệp luôn chú ý, coi trọng việc đào tạo.

- Đào tạo phải gắn liền giữa việc xác định nhu cầu đào tạo vàm chú ý đến yêu cầu của người được đào tạo.

- Doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý trong đào tạo về mặt thời gian cũng như kinh phí.

- Có chính sách hợp lý trong việc sử dụng lao động sau đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy cán thép thái nguyên công ty cổ phần gang thép thái nguyên (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)