Những chủ trương chính sách về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Những chủ trương chính sách về phát triển nguồn nhân lực

Đảng và Nhà nước ta luôn nhận định đào tạo phát triển nguồn nhân lực là quốc sách hàng đầu; trong các văn kiện trình Đại hội, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.

Sau khi thực hiện đổi mới đất nước vào năm 1986, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách, văn kiện về định hướng phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo trong đó trọng tâm là phát triển, nâng cao chất lượng giảng viên cụ thể như sau:

- Các chủ trương chính sách của Đảng:

Nghị quyết số 02-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ngày 24/12/1996 quyết định định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội

tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. “Đây là giải pháp thứ hai trong bốn

giải pháp chủ yếu mà nghị quyết đề cập. Tại Hội nghị này Tổng Bí Thư Đỗ Mười nhấn mạnh: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ".

Kết luận Hội nghị Trung ương khóa IX nêu rõ: "Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý về mọi mặt, coi đây là một phần trọng tâm của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng

yêu cầu thời kỳ mới".

Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục đã chỉ rõ: "Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo. Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".Đồng thời chỉ thị cũng chỉ rõ: "Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo có những hạn chế, bất cập, số lượng giảng viên còn thiếu nhiều, cơ cấu giảng viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học…Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội,tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội

ngũ nhà giáo một cách toàn diện".

Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh thế thế giới với nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về tư tưởng, chủ trương hành động là coi “con người là vốn quý nhất”. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ được coi là “quốc sách hàng đầu”.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước:

Thể chế đường lối, chính sách của Đảng về định hướng phát triển giáo dục cũng như nâng cao chất lượng giảng viên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và toàn diện để điều chỉnh như:

- Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP góp phần quan trọng trong việc sắp xếp đội ngũ, giải quyết giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm

- Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về :"Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục";

- Quyết định số 579/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020” ngày 19 tháng 4 năm 2011;

- Quyết định số 641/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” ngày 28 tháng 4 năm 2011;

- Quyết định số 630/QĐ-TTg, của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 ngày 29 tháng 5 năm 2012

- Quyết định 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020

- Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, đưa ra hai tiêu chuẩn như sau: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, Trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

- Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn giảng viên dạy nghề, đưa ra ba tiêu chí như sau: Năng lực chuyên môn, Năng lực sư phạm dạy, Năng lực phát triển nghề nghiệp.

- Thông tư 36//2014/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy đưa ra 2 tiêu chuẩn: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, Trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề đã tổ chức nhiều hội thảo: Đảm bảo chất lượng các trường dạy nghề; Đào tạo giáo viên dạy nghề; Quản lý quá trình dạy nghề; Nâng cao năng lực cán bộ quản lý dạy nghề ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)