Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa

4.1.1. Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển

TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực

Đảng và Nhà nước ta luôn nhận định đào tạo phát triển nguồn nhân lực là quốc sách hàng đầu; trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.

Xuất phát từ những nhận định đó, Nhà nước ta luôn tăng cường phát triển giáo dục đào tạo, mở rộng và xây mới nhiều trường học từ cấp cơ sở tới Đại học, mặt khác còn không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ giáo dục và đào tạo, hàng năm nguồn Ngân sách chi cho giáo dục luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Theo Luật giáo dục nghề nghiệp đã xác định “giáo dục nghề nghiệp” là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đã quy định những điều khoản rất cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quan hệ giáo dục -đào tạo nghề nghiệp (người học, người đào tạo, người sử dụng…).

Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng viên chức dạy nghề, cơ chế chính sách có thể khuyến khích hay kìm hãm việc bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc có thể làm thay đổi thái độ nghề nghiệp của viên chức. Cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước bao gồm: chính sách về đào tạo, bồi dưỡng viên chức, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đảm bảo về chất lượng đủ về số lượng, chính sách tiền lương, phụ cấp đứng lớp, thâm niên giảng dạy, chính sách về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, chuyên môn nghề, kỹ năng nghề, lý luận chính trị.

Chính sách quy định chế độ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp điều này được thể hiện qua Thông tư 07/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động Thương Binh và xã hội.

Tóm lại, thực trạng về cơ chế và chính sách hiện nay đã tác động sâu sắc đến việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề, đòi hỏi phải có những đổi mới về cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng viên chức dạy nghề, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực, góp phần phát triển KT -XH và sự nghiệp CNHHĐH đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)