Nhóm yếu tố bên trong:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 100 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy

4.2.1. Nhóm yếu tố bên trong:

- Tuổi tác và số năm kinh nghiệm làm việc. Giảng viên dạy nghề đóng vai

trò trọng tâm, độc quyền trong việc truyền đạt tri thức. Nhưng cái khó ở đây là ngoài việc giảng dạy những kiến thức người thầy phải có kỹ năng thực hành tốt, tức là nói phải đi đôi với làm. Hơn nữa giáo viên dạy nghề ngoài truyền đạt kỹ năng, kiến thức lại phải kiêm luôn nhà tâm lý, giải thích cho sinh viên về nghề nghiệp và tìm hiểu xem mong muốn của sinh viên là gì. Do vậy hàng ngày ngoài kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng sư phạm để ứng xử cho phù hợp. Thực tế cho thấy đội ngũ nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề trên địa bàn có độ tuổi trẻ điều này cho thấy đội ngũ có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng chưa cao.

- Sức khỏe, giới tính. Về giới tính thực tế tại địa bàn Đông Anh có sự

không tương đối về giới tính trong đội ngũ nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề, chủ yếu lao động là nữ, điều này là một bất lợi cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực do nữ giới thường khó tập trung và không chủ động về thời gian cũng như đi lại khi tham gia các chương tình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Tinh thần học và tự học. Phát triển kinh tế- xã hội là cả một quá trình

trong một bối cảnh xã hội luôn biến động, đòi hỏi mỗi người lao động cần luôn tự học, tự rèn luyện để đáp ứng với đòi hỏi của sự phát triển. Đặc biệt theo yêu cầu của giáo trường nghề vì là đào tạo nghề cho đối tượng mà doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng nên khả năng của giáo viên cũng như chương trình đào tạo của nhà trường phải luôn cập nhât công nghệ mới, tiêu chuẩn kỹ thuật mới. Do vậy phải tích cực tham gia ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức, nguồn nhân lực còn nên tự học và học hỏi từ kinh nghiệm thực tế của đồng nghiệp.

trường CĐN Kỹ thuật công nghệ qua hộp 4.1 khi được phỏng vấn về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trường trong các trường dạy nghề trên địa bàn huyện:

Hộp 4.1. Bất lợi trong đào tạo do tuổi tác, kinh nghiệm nghề nghiệp của nguồn nhân lực

CBVC của các trường dạy nghề, toàn đội ngũ tuổi tác vẫn còn trẻ nên có ít kinh nghiệm nghề nghiệp trong công việc. Hơn nữa, tuy đội ngũ cán bộ trẻ ở các trường dạy nghề có tỷ lệ cao nhưng chủ yếu là nữ đang trong giai đoạn sinh đẻ với con nhỏ nên thường an phận, chưa chịu tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

Nguồn: PV Ông Lê Đức Thọ- Hiệu trưởng trường CĐNKT- Công nghệ ngày 20/3/2017 tại Trường CĐN Kỹ thuật-Công nghệ

- Sự yêu nghề và gắn bó với nghề. Yêu nghề là yếu tố hàng đầu gắn bó

người cán bộ công chức cấp xã với công việc của họ, và là một trong những động lực quan trọng nhất giúp người cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên học hỏi và tự đổi mới, nâng cao năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)