Công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51)

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về phát triển NNL nói chung và nâng cao chất lượng NNL nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về phát triển NNL thường đề cập đến phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô, cho tỉnh, quốc gia, có một số đề tài đã đề cập tới nâng cao chất lượng cao nguồn nhân lực ở một số tỉnh, thành phố trong nước. Về phát triển NNLCLC cũng được nghiên cứu nhiều trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam đó vẫn là đề tài nghiên cứu khá mới mẻ. Trong các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, nổi bật có một số công trình nghiên cứu sau:

- Phát triển nguồn nhân lực- kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm làm chủ biên (1996). Cuốn sách giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới.

Minh Cương, Mạc Văn Tiến chủ biên (2004). Bên cạnh việc đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các khái niệm nguồn nhân lực ở phạm vi vĩ mô và vi mô, kinh nghiệm đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật ở một số nước như Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật, Mỹ.

- Luận án Tiến sỹ: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường Đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế” của Phan Thuỷ Chi, 2008. Các vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được hệ thống trong luận văn là nguồn tham khảo cho tác giả.

Như vậy, trong các nghiên cứu trong nước tuy đã có một số nghiên cứu đề cập đến đào tạo và phát triển NNL, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhưng chưa có một nghiên cứu nào xem xét một cách hệ thống về vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức rõ điều đó, luận văn kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã đạt được đồng thời luận giải chuyên sâu về phát triển NNL trong quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu của luận văn khác với các nghiên cứu trên ở chỗ luận văn nghiên cứu sâu về phát triển NNL tại các trường dạy nghề ở huyện Đông Anh thành phố Hà Nội có gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Hà Nội – Đông Anh

Theo Địa chí Đông Anh (2017) Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2). Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội. + Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.

+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.

Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa.(Địa chí Đông Anh, 2017).

Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược trong định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. Vị trí và vai trò chiến lược của Đông Anh thể hiện ở những điểm sau:

-Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc. Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.

- Vị trí chiến lược về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị dọc hai bờ sông Hồng thì Đông Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểm phát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới. Lợi thế của Đông Anh là quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự án đô thị lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển

mới ở phía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai.

- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: Với vị trí chiến lược trên và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn để Đông Anh phát triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội.

Trong lịch sử, vùng đất Đông Anh đã hai lần được chọn làm kinh đô đất nước (dưới thời An Dương Vương và thời Ngô Quyền). Hiện nay, Đông Anh lại đang là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị của Hà Nội những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Đó vừa là niềm tự hào, vừa khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Đông Anh trong lòng Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Đông Anh ngày nay với 24 xã, thị trấn; 156 thôn (làng); 62 tổ dân phố;với diện tích 183km2; dân số trên 380.000 người. Tổng diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha; trong đó: đất nông nghiệp 9.785 ha; có hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối quan trọng giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài và thành phố Hà Nội. Có hệ thống sông Hồng và sông Đuống chạy dọc theo hướng Tây Nam của huyện.

Các tuyến đường bộ: đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 3, đường 23B, tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Anh - Lào Cai, Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên chạy qua địa bàn huyện và hiện nay nhiều cây cầu, tuyến đường đã xây dựng và đưa vào hoạt động: cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, tuyến đường quốc lộ 3 mới chạy qua địa bàn, do đó Đông Anh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt và giao lưu kinh tế với các vùng khác.

3.1.1.2. Đất đai

Theo Quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh (2017). Tài nguyên lớn nhất của huyện Đông Anh hiện nay là đất đai với quỹ đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị hiện còn rất lớn.

Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹ đất có thể sử dụng

để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào loại lớn nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.

Hiện nay Đông Anh có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 184,3 km2 (diện tích theo số liệu thống kê năm 2017 qua vệ tinh). Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 50% và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,29%.

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm, bình quân 1 năm tăng khoảng 9,23%; điều này cho thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tại huyện Đông Anh, các hộ sản xuất nông nghiệp đã mạnh dạn đầu tư phát triển theo hướng trang trại, đào ao thả cá theo mô hình vườn – ao – chuồng, có điều này là do cán bộ địa phương, đặc biệt là cán bộ các xã tạo thuận lợi trong việc giải quyết chính sách phân chia lại ruộng đất và chuyển đổi mục đích, thời hạn sử dụng đất.

Diện tích đất phi NN chủ yếu là đất các khu công nghiệp, chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện, diện tích đất này có xu hướng ít biến đổi qua các năm 2015 – 2017 do các khu Công nghiệp đã được quy hoạch cho kế hoạch phát triển theo chiến lược 10 năm 2010-2020.

Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện Đông Anh theo số liệu thống kê năm 2017 là hơn 19 ha chiếm khoảng 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, đây là một tỷ lệ khá cao so với các địa bàn khác trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Như vậy, có thể thấy tiềm năng quỹ đất của huyện còn khá lớn. Cuộc khảo sát đối với cán bộ chủ chốt của huyện Đông Anh trong khuôn khổ Dự án quy hoạch này đã cho kết quả là 80% số ý kiến đánh giá rằng quỹ đất là tiềm năng lớn nhất của huyện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến năm 2020.

Trong quá trình phát triển theo hướng đô thị hóa tới đây, với diện tích đất chưa sử dụng còn lại và gần 46 ha đất nông nghiệp mà phần lớn có thể chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, Đông Anh có thuận lợi lớn. Vấn đề đặt ra là phải quy hoạch và sử dụng thật hữu hiệu nguồn lực quan trọng này phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đông Anh giai đoạn 2015-2017

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2014/

2013 2015/ 2014 Bình quân Tổng diện tích đất 18.435,52 100,00 18.435,52 100,00 18.213,90 100,00 100,00 98,80 99,40 1 Đất nông nghiệp 9.336,45 50,64 9.336,45 50,64 9.282,90 51,00 100,00 99,43 99,71 2 Đất nuôi trồng TS 417,07 2,26 417,07 2,26 497,61 2,7 100,00 119,31 109,23 3 Đất phi NN 8.656,36 47,00 8.656,36 47,00 8.387,34 46,1 100,00 96,89 98,43 4 Đất chưa sử dụng 25,63 0.10 25,63 0,10 46,04 0.2 100,00 179,60 134,02

Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Đông Anh (2015, 2016,2017)

3.1.1.3. Dân số và lao động

Đông Anh là huyện có dân số đông nhất trong các huyện ngoại thành và đứng thứ 2 trong toàn bộ quận huyện Hà Nội (sau quận Đống Đa). Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, là huyện đất chật người đông, theo số liệu thống kê đến cuối năm 2016 tổng số dân trên địa bàn Huyện là 382.806 người (chiếm khoản 5,31% số dân Hà Nội), trong đó nữ là 196.174 người mật độ dân số trung bình là 2.070 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Đông Anh năm 2016 đạt 1,29%o tăng 1,2% so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 0,13%o. Chỉ tính riêng năm 2016 có đến hơn 2.000 người chuyển đến sinh sống tại Đông Anh. Quy mô dân số lớn và tốc độ tăng nhanh có thể góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, nhưng cũng là khó khăn không thể lường hết nếu không có những giải pháp và chính sách phù hợp (UBND huyện Đông Anh, 2017).

Theo số liệu của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Đông Anh thì năm 2017 cả huyện có 200.100 lao động (chiếm 58,24% số dân), trong đó lao động nông nghiệp là 118.000 người (chiếm 59%), lao động công nghiệp là 58.100 người (chiếm 29%) và lao động dịch vụ là 24.000 người (chiếm 12%) tổng số lao động của huyện. Cơ cấu lao động theo con số thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nông nghiệp trên tổng số lao động giảm mạnh (từ 65% xuống còn 59%), tỷ lệ lao động công nghiệp duy trì (ở mức 29% đến 30%), trong khi đó, tỷ lệ lao động dịch vụ tăng nhanh (từ 4,6% lên 12%).

Chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng từng bước được nâng lên, tuy còn chậm. Số lao động không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giảm dần và số lao động là công nhân kỹ thuật, lao động trung học chuyên nghiệp, lao động trình độ cao đẳng và đại học tăng đáng kể so với trước. Tổng số lao động được dự báo có thể giảm nhẹ, nhưng chắc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nguồn lao động đông đảo là nguồn lực quan trọng nhất để thực hiện chiến lược tăng tốc (UBND huyện Đông Anh, 2017).

Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế chiếm khoảng 98% trong tổng số lao động trên trên địa bàn. Về cơ bản, huyện Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua. Lao động nhóm ngành nghề công nghiệp, thương mại

dịch vụ tăng dần qua các năm, giảm lao động ngành nông nghiệp do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, quá trình chuyên môn hóa lao động trong các ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng lao động là yếu tốt quyết định vị trí, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm mà số lao động trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật tăng nhanh do nhu cầu làm việc của các khu công nghiệp trên địa bàn.

Bảng 3.2: Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn (2015- 2017)

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân Tổng dân số Người 377.579 382.009 382.806 101,17 100,21 100,19 Tổng số lao động Người 191.700 198.623 200.100 103,61 100,74 102,16 1. Lao động nông nghiệp Người 116.300 117.628 118.000 101,14 100,31 100,72 2. Lao động công nghiệp Người 55.453 57.345 58.100 103,41 101,32 102,36 -Tỷ lệ lao động CN/ Tổng lao động. % 28,93 28,87 29,04 99,79 100,58 100,18 3. Lao động dịch vụ Người 19.947 23.650 24.000 118,56 101,48 109,67 - Tỷ lệ lao động dịch vụ/Tổng lao động % 10,41 11,91 11,99 114,41 100,67 107,32 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đông Anh (2015,2016,2017)

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Huyện Đông Anh là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, là huyện phát triển nhất của Thành phố Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, diện tích nông nghiệp bị thu hồi để đầu tư các khu công nghiệp cụ thể như xã: Võng La, Nguyên Khê, Hải Bối,Thị trấn Đông Anh. Xu hướng phát triển nông nghiệp chủ yếu là manh mún nhỏ lẻ, không có sự tập trung hóa trong chuyên môn sản xuất, hoạt động nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Theo đó cơ cấu các ngành kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ thể hiện bảng số liệu 3.3:

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) 2016/2015 2017/2016 BQ

Tổng giá trị sản xuất 69.975,169 100,00 76.990,778 100,00 86.067,440 100,00 113,26 111,78 112,52

Ngành nông nghiệp 1.816,302 2,68 1.822,409 2,36 1.827,630 2,12 100,33 100,28 100,30

1. Ngành trồng trọt 829.251 45,65 801,172 43,96 779,540 42,65 96,61 97,30 96,95

2. Ngành chăn nuôi - thủy sản 966,989 53,23 999,416 54,93 1.025,400 56,10 103,53 102,60 103,06

3. Ngành lâm nghiệp 20,062 1,12 21,821 1,11 22,690 1,25 108,76 104,00 106,35

Ngành công nghiệp XDCB 63.638,549 93,62 72.388,014 94,02 81.038,200 94,15 113,74 111,94 112,84

1. Ngành công nghiệp 63.197,025 99,30 71.983,689 99,44 80.621,750 99,48 113,90 111,99 112,94

2. Ngành xây dựng cơ bản 441,525 0,70 404,325 0,56 416,450 0,52 91,57 103,00 97,12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)